Triết lý kinh doanh bền vững, nghĩa tình của bà chủ Ba Huân

[ad_1]

Phải ở nhà khi dịch bùng phát, song hai điện thoại của bà Phạm Thị Huân, Chủ tịch HĐQT Công ty Ba Huân vẫn hoạt động liên tục để giữ cho chuỗi sản xuất không bị đứt gãy.

Trong talkshow Nguy – Cơ số 14 mùa 2, bà Ba Huân chia sẻ, bà “lập nghiệp” với một gánh trứng từ năm 16 tuổi. Hơn 50 năm lăn lộn thương trường của bà luôn gắn với sản phẩm trứng. Để Ba Huân là thương hiệu nông nghiệp nổi tiếng tại phía Nam, thì con đường kinh doanh của bà không phải lúc nào cũng trải hoa hồng.

Thách thức lớn nhất là năm 2003, khi dịch cúm gia cầm xảy ra, bà mất 6 tỷ đồng, số tiền rất lớn với bà Ba Huân của thời điểm đó. “Lúc đó ai cũng nghĩ tôi phải bỏ ngành trứng. Nhưng thấy bà con nông dân, tôi không bỏ nghề này được”, bà tâm sự.

Thách thức trong Covid-19

Khi làn sóng Covid-19 thứ 4 xảy ra, nhà máy và trang trại trứng của Ba Huân đều nằm ở vùng dịch. Giải pháp của người đứng đầu doanh nghiệp là làm sao cho người tiêu dùng có sản phẩm an toàn, không đứt gãy chuỗi sản xuất. “Bằng mọi cách, tôi động viên anh em thực hiện ‘3 tại chỗ’. Tôi tính toán chỗ ăn, chỗ ở tại nhà xưởng cho nhân viên; họp livestream rất nhiều để chia sẻ với mọi người”, bà Huân nói.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng gặp khó do thiếu bao bì đóng gói. Do Ba Huân thuộc ngành thực phẩm thiết yếu nên được mở cửa, nhưng ngành bao bì sản xuất bị xếp là ngành không thiết yếu. Nhiều đơn vị phải áp dụng “3 tại chỗ” tốn kém quá, nên họ không làm.

Bà Phạm Thị Huân (trái) và host Nguyễn Phi Vân trong talk Nguy - Cơ số 14 mùa 2

Bà Phạm Thị Huân (trái) và host Nguyễn Phi Vân trong talk Nguy – Cơ số 14 mùa 2

“Chúng tôi phải điện năn nỉ các nhà sản xuất bao bì sản xuất giúp để mình cùng với TP HCM thực hiện bình ổn giá. Vì mình ký trách nhiệm với thành phố rồi mà mình không làm tròn thì mình mất uy tín. Đấy là một sự nỗ lực rất lớn”, bà Huân nói.

Những ngày dịch bệnh bùng phát, phải ở nhà 24/7, nhưng tâm trí của bà chủ Ba Huân ở nơi sản xuất. Trong quá trình thực hiện “3 tại chỗ”, nhiều công nhân uể oải, nên bà Huân áp dụng chế độ nhân sự luân phiên. Một tháng hoặc nửa tháng, bà cho nhóm bạn này về, nhóm kia vào thay. Các công nhân được thực hiện xét nghiệm 3 ngày 1 lần, lo cơm nước ngày 3-4 cữ. “Đôi khi có 1-2 bạn nhớ nhà, chồng bệnh con đau, hoặc họ đi làm nhưng gia đình họ ở nhà bị Covid-19 thì buộc phải cho họ về. Tôi lại động viên những anh em còn lại gánh việc cho những anh em mà gia đình có hoàn cảnh khó khăn”, bà Huân nói.

Trong dịch Covid-19, nhân viên nào gặp khó khăn thì hỗ trợ bằng vật chất để anh em có niềm tin đi cùng mình. Nói thiệt, các doanh nghiệp phải ứng dụng “3 tại chỗ” thì không có doanh nghiệp nào có lãi, mà cũng không có doanh nghiệp nào muốn “3 tại chỗ”.

Nỗ lực bình ổn giá

Trước ngày giãn cách, Sở Công Thương TP HCM có đề xuất doanh nghiệp bà Ba Huân tăng giá lên 2.000 đồng một chục trứng, nhưng bà Huân đều từ chối. “Tôi thấy nhiều doanh nghiệp ủng hộ mua vaccine, mua khẩu trang với hàng tỷ tỷ đồng. Còn doanh nghiệp tôi nằm trong ngành nông nghiệp, tôi hỗ trợ người tiêu dùng. Vì dân nghèo thì mới xài trứng nhiều, đi từ thiện mới mua trứng nhiều nên tôi hỗ trợ bán giá bình ổn”.

Một ngày, công ty đưa ra thị trường hơn 1 triệu trứng. Mỗi hộp được giảm 2.000 đồng. Theo tính toán, một ngày bà Huân cũng giảm 200 triệu đồng. Số tiền đó tích lũy từ từ, đến nay cũng là 6-7 tỷ đồng. Đó là tấm lòng của “bà chủ trứng sạch” đối với người dân TP HCM, với bà con nghèo.

Bà Huân quan niệm, mình làm nghề này hơn nửa thế kỷ, kinh doanh cả đời chứ không phải 1-2 tháng dịch. Thành phố đang khó khăn, nếu mình cũng “té nước theo mưa” thì không phải là một doanh nghiệp bình ổn giá hoặc là doanh nghiệp được thành phố và các sở ngành tin tưởng.

“Mấy bữa cao trào lúc mới ra Chỉ thị 16, xe cộ đi lại khó khăn nhưng hễ chị bị rối ở đâu, chị gọi điện cho các Bộ, ngành là được giải quyết tới đó. Điều đó có tiền cũng không mua được. Chị nghĩ như vậy mà chị cống hiến cùng thành phố”, bà Huân tâm sự.

Chia sẻ về kênh phân phối, Chủ tịch Ba Huân cho biết, ngay khi những kênh thương mại đóng cửa, doanh nghiệp lại có các kênh đoàn thể, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tìm đến đặt hàng để mua tặng các khu cách ly. Kênh này vừa đóng thì kênh khác cũng mở ra, nên bà cũng tiêu thụ được hết trứng.

Doanh nghiệp bán giá bình ổn, người ta thấy dễ mua nên bà Ba Huân rất đắt khách. Bình thường công ty đi giao cho hệ thống phân phối, còn khi cao trào thì hệ thống xuống tận nhà máy, đem xe xuống xếp hàng để chở đi phân phối.

Hành trình “từ trang trại đến bàn ăn”

Ý tưởng “từ trang trại đến bàn ăn” được Ba Huân tư duy từ năm 2003, khi dịch cúm gia cầm xảy ra. Tất cả trứng của các nước khác đều bán được, còn trứng của nước mình phải hủy bỏ. “Trong khi người Việt khi đó con vịt, con gà là vật nuôi giúp xóa đói giảm nghèo, nên tôi rất thương nông dân. Họ đội tấm tơi cao su giữa trời mưa, chèo ghe ra lấy trứng, đếm trứng để bán lấy tiền về. Chân tay họ ướt át hết. Những hình ảnh đó theo tôi tới ngày hôm nay”.

Gần đây, bà Ba Huân mới chính thức xây dựng mô hình “từ trang trại đến bàn ăn”, lập những trại gà giống như các tập đoàn nước ngoài để chăn nuôi khép kín. Bà Phạm Thị Huân đi các nước để học hỏi mô hình, đổi mới công nghệ, hướng tới sản phẩm xanh, an toàn.

Từ năm 2005 tới nay, Công ty Ba Huân có 5 máy nhập từ Hà Lan, máy làm xúc xích từ Tây Đức; máy xử lý, máy đập trứng muối… Ba Huân áp dụng quy trình chăn nuôi của Hà Lan, giúp giảm áp lực về nhân công rất lớn. Những sản phẩm trứng muối của Ba Huân nhờ vậy bước chân được vào các thị trường như Singapore và Australia…

Bà Phạm Thị Huân - Chủ tịch Công ty Ba Huân.

Bà Phạm Thị Huân – Chủ tịch Công ty Ba Huân.

Chia sẻ về thực trạng của ngành nông nghiệp trong nước, bà Huân nhận thấy hiện Việt Nam đã xuất khẩu nhiều sản phẩm từ gạo, trái cây, xuất cà phê… Nông dân cũng đổi mới, đi theo khoa học công nghệ và gắn kết với nhau. Bà Huân cũng có kiến nghị với Bộ Nông nghiệp là nên có nhiều “nhạc trưởng” đứng ra chỉ dạy cho nông dân biết các nước người ta cần mình xuất qua họ cái gì, rồi người ta cần xuất về mình cái gì thì cân đối với nhau, rồi tư vấn và tập huấn cho nông dân sản xuất theo nhu cầu đó.

Người nông dân gần đây cũng đã liên kết, làm ra nhiều chuỗi sản xuất có giá trị. Ví dụ với con cá thát lát, dù xuất khẩu lẻ nhưng cũng biết cách chế biến làm sao để xuất được đi Australia, Nhật. Rồi khô cá lóc, hay thậm chí cả muối ớt họ cũng xuất đi được. Theo bà Huân, nhu cầu sử dụng sản phẩm nông nghiệp Việt Nam của người nước ngoài vẫn còn rất lớn, do đó những mặt hàng xuất khẩu nên được chú trọng.

“Với điều kiện mình phải có vaccine để chích, để rồi người công nhân được đến nhà máy, đến với thị trường, rồi tất cả người dân, học sinh đều mạnh mẽ trở lại, thì mình khôi phục không mấy hồi. Tôi tự tin điều đó”, “nữ hoàng trứng sạch” nói.

Hoài Phong

[ad_2]