Có bao nhiêu hạt photon trong toàn bộ vũ trụ? Câu trả lời hẳn sẽ khiến bạn kinh ngạc! – Chuyện lạ

Các nhà khoa học đã tính toán được số photon trong vũ trụ và con số này sẽ khiến bạn phải ngạc nhiên vì nằm ngoài dự đoán thông thường.

Lý thuyết Big Bang (Vụ Nổ Lớn) được xem là lời lý giải đúng đắn nhất cho đến nay để chúng ta có thể hiểu được sự hình thành và phát triển của vũ trụ. Theo đó, vũ trụ của chúng ta được bắt đầu từ điểm kỳ dị không – thời gian (có thể xem là “khởi sinh” của vũ trụ).

Đó là điểm mà mật độ vật chất cũng như độ cong của không – thời gian là vô cùng. Sau Vụ Nổ Lớn thì không – thời gian cũng như vật chất sẽ được hình thành, trong đó giai đoạn lạm phát (vũ trụ ở vào trạng thái cực nóng, đặc và bắt đầu giãn nở nhanh chóng) sẽ xuất hiện các hạt cơ bản.

Có bao nhiêu hạt photon trong toàn bộ vũ trụ? Câu trả lời hẳn sẽ khiến bạn kinh ngạc! - Hình 1

Vũ trụ tiến hóa sau vụ nổ Big Bang. Ảnh: Forbes

Vũ trụ lúc này sẽ lạnh hơn và các hạt nặng lượng bức xạ (photon) chuyển đổi thành nhiều hạt hạ nguyên tử (như proton, neutron và electron). Do đó sẽ không có gì đáng ngạc nhiên nếu như chúng ta cho rằng số lượng các hạt photon là vô hạn.

Thế nhưng bạn sẽ phải ngạc nhiên trước công bố mới của một nhóm các nhà khoa học khi chỉ ra rằng tổng số photon sản xuất bởi vũ trụ lại là một con số hữu hạn mà bạn hoàn toàn có thể viết chúng ra trên một tờ giấy.

Nói cách khác chúng ta hoàn toàn có thể đếm được chúng! Đó là những gì mà các nhà thiên văn học của trường khoa học cao đẳng Clemson (Clemson College of Science), Nam Carolina, Mỹ công bố trên tạp chí khoa học Science.

Có bao nhiêu hạt photon trong toàn bộ vũ trụ? Câu trả lời hẳn sẽ khiến bạn kinh ngạc! - Hình 2
Ảnh: EurekAlert!

Nhà vật lý thiên văn Marco Ajello (ngoài cùng tính từ bên trái qua phải) đã dẫn đầu nhóm nghiên cứu tại trường khoa học cao đẳng Clemson để tìm kiếm câu trả lời về photon.

Nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà vật lý thiên văn Marco Ajello – người có đam mê đặc biệt với vũ trụ học và vật lý hạt thiên văn, cho biết tổng số hạ photon được vũ trụ sản sinh ra 13,7 tỷ năm trước là 4×1084 hạt.

Nếu viết ra một tờ giấy để dễ hình dung hơn thì con số đó sẽ là:

4,000,000,000,000,000,000,000,000,000,000,000,000,000,000,000,000,000,000,000,000,000,000,000,000,000,000,000,000 hạt photon.

Làm thế nào để tính toán số photon được hình thành sau vụ nổ Big Bang?

Ánh sáng mà chúng ta nhìn thấy được tạo ra bởi các hạt photon, sóng radio, tia X cũng được tạo ra từ photon, do đó để tính toán số photon trong vũ trụ thì việc nghiên cứu ánh sáng là điều không thể thiếu được.

Nếu chỉ xét ánh sáng phát ra của một chiếc bóng đèn mỗi giây thì đã có tới 10^20 hạt photon trong đó, còn ánh sáng Mặt Trời là 10^45 photon/giây. Như vậy rất khó để sử dụng phương pháp trực tiếp là đếm từng hạt photon có trong mỗi chùm sáng.

Chúng ta không thể đếm từng photon vì chúng là hạt cơ bản nhất không thể phân chia và hơn nữa chúng là một con số quá lớn. Tuy nhiên chúng ta hoàn toàn có thể tính ra số hạt photon nếu biết năng lượng của một chùm sáng.

Điều này cũng giống như thay vì đếm có bao nhiều trang giấy trong một cuốn sách dày cộm, chúng ta chỉ việc đo độ dày của cuốn sách rồi chia cho độ dày của một trang giấy vậy!

Để có thể có được con số cụ thể này thì nhóm nghiên cứu của Ajello đã sử dụng các dữ liệu từ Kính thiên văn Vũ trụ tia Gamma Fermi (FGST) của NASA được phóng lên quỹ đạo vào ngày 11 tháng 6 năm 2008.

Kính Fermi có thể đo các tia gamma và sự tương tác của chúng với các đám bụi vũ trụ và tất cả các tia tử ngoại, ánh sáng nhìn được hay ánh sáng hồng ngoại phát ra từ các ngôi sao.

Điểm thú vị trong nghiên cứu là các nhà khoa học đã ghi nhận dấu hiệu tia gamma phát ra từ 739 thiên hà bao gồm cả hố đen siêu lớn và các blazar (luồng tia vật chất bắn ra từ các lỗ đen về phía Trái Đất với tốc độ ánh sáng).

Có bao nhiêu hạt photon trong toàn bộ vũ trụ? Câu trả lời hẳn sẽ khiến bạn kinh ngạc! - Hình 3

Chùm tia blazar hướng tới Trái Đất. Ảnh: KM3NeT

Bằng cách đo mức độ photon tia gamma chứa trong các luồng tia blazar có tốc độ siêu nhanh này có thể giúp các nhà khoa học không chỉ ước tính mật độ vết mờ vũ trụ (cosmic fog) bao quanh bất cứ nơi nào trong vũ trụ mà còn giúp tính toán các thời điểm trong lịch sử vũ trụ.

“Các photon tia gamma đi xuyên qua lớp bụi sương mù của ánh sáng sao có xác suất rất lớn bị hấp thụ” – Ajello giải thích.

“Bằng cách đo xem có bao nhiêu photon đã bị hấp thụ, chúng ta có thể đo độ dày của đám bụi sương mù cũng như hàm số thời gian, có bao nhiêu tia sáng có trong toàn bộ các phổ điện từ”.

Các phổ điện từ là một dãy các bước sóng có tần số khác nhau bao gồm các tia gamma – được xem là ánh sáng nền ngoài thiên hà (EBL) mà đến ngày nay, mật độ của chúng có thể ước tính một cách gần chính xác nhờ Kính thiên văn Fermi.

Việc đo lường ánh sáng nền ngoài thiên hà (EBL) sẽ giúp cho chúng ta hiểu rõ hơn về sự tiến hóa của các thiên hà, quá trình hình thành các ngôi sao và thậm chí là cả cách thức vũ trụ sẽ phát triển.

“Ánh sáng nền ngoài thiên hà (EBL) có thể xem như một cuốn sách ghi lại hoạt động của các ngôi sao cũng như sự tiến hóa của các thiên hà trong vũ trụ”, Ajello cho biết.

Mặc dù vậy, cho đến ngày nay thì việc đo lường các EBL vẫn là điều vô cùng khó khăn với các nhà khoa học vì chúng rất mờ so với độ sáng của Ngân Hà hay các ánh sáng khác trong bầu trời đêm.

Nói cách khác, việc quan sát các thiên hà khác ngoài Ngân Hà của chúng ta cũng rất khó khăn vì chúng quá tối so với ánh sáng nền quá sáng. Để giải quyết bài toán này thì việc sử dụng phương pháp gián tiếp thay vì trực tiếp là một bước đột phá mới.

Khảo sát luồng tia blazar để gián tiếp tìm ra số photon có trong toàn bộ vũ trụ

“Bằng cách khảo sát các luồng tia blazar tại các khoảng cách khác nhau so với chúng ta, chúng tôi đã đo được tổng số các ánh sáng ngôi sao tại các thời kỳ thời gian khác nhau” , tiến sĩ Vaidehi Paliya – đồng tác giả nghiên cứu cho hay.

Có bao nhiêu hạt photon trong toàn bộ vũ trụ? Câu trả lời hẳn sẽ khiến bạn kinh ngạc! - Hình 4

Tiến sĩ Vaidehi Paliya – đồng tác giả nghiên cứu (người đang đứng). Ảnh: Clemson University

“Chúng tôi đo tổng số ánh sáng sao của mỗi thời kỳ – một tỷ năm trước, hai tỷ năm trước, sáu tỷ năm trước và cứ thế – kết quả sẽ đưa về khoảng thời gian khi những ngôi sao vừa mới định hình lần đầu tiên”.

“Điều này cho phép chúng tôi tái tạo lại cấu trúc của ánh sáng nền ngoài thiên hà và xác định lịch sử hình thành các ngôi sao của vũ trụ theo một cách thức hiệu quả hơn những gì đạt được trước kia”.

Kết quả không chỉ cung cấp một ước lượng chính xác nhất về ánh sáng nền ngoài thiên hà EBL mà còn tiết lộ lịch sử vũ trụ một cách chi tiết nhất chưa từng thấy trước đây. Đồng tác giả Dieter Hartmann – giáo sư vật lý và thiên văn gọi nó là một bước đột phá lớn, ông nói:

“Sự hình thành các ngôi sao là một chu kỳ vòng tròn lặp đi lặp lại cũng như tái tuần hoàn năng lượng của vũ trụ và vật chất. Nó như một động cơ của vũ trụ, nếu không có sự tiến hóa của các ngôi sao, chúng ta sẽ không có các nguyên tố cơ bản cần thiết cho sự sống”.

Tin mới nhất

Lão nông biến thành tỷ phú chỉ sau 1 đêm nhờ “hốt” được “sinh vật” bầy nhầy quái dị

22:12:09 24/07/2020

Sợ hãi nhưng vẫn cứu giúp sinh vật bầy nhầy đầy quái dị ở công trường, sau 1 đêm, lão nông trở thành tỷ phú, có trong tay hàng chục tỷ đồng.

Hoàng đế nhà Thanh tiêu tốn “núi vàng” cho ngự thiện, 120 món chỉ nấu bằng nguồn nước quý giá này

21:53:26 24/07/2020

Hoàng đế nhà Thanh mỗi bữa dùng 120 món, dùng bát bạc thìa ngọc tiêu tốn cả núi tiền. Nguồn nước nấu ăn chỉ dùng nước nằm ở núi Ngọc Tuyền.

Phát hiện trung tâm lưu trữ 2.700 năm tuổi

20:29:46 24/07/2020

Bộ Cổ vật Israel (IAA) hôm 22/7 công bố phát hiện một trung tâm lưu trữ lớn có niên đại từ thời kỳ Vương quốc Judah ở Jerusalem.

Bất ngờ với nguồn gốc châu Phi của cá sấu Mỹ

20:26:10 24/07/2020

Các cấu trúc xương mới được tìm thấy trên hộp sọ của Crocodylus checchiai – một loại cá sấu châu Phi đã tuyệt chủng cho thấy cá sấu Mỹ có nguồn gốc ở châu Phi.

Rùng mình những truyền thuyết về ma cà rồng

20:23:05 24/07/2020

Ma cà rồng có cơ thể mềm, không xương, đôi mắt phát sáng. Nếu nó có thể sống sót sau 40 ngày ma cà rồng sẽ phát triển và rất khó bị tiêu diệt.

Gấu trúc lần đầu sinh sản ở Hàn Quốc

18:47:07 24/07/2020

Gấu trúc mẹ tên Ai Bao tại công viên chủ đề Everland hôm 20/7 đã sinh thành công một con non sau 4 tháng mang thai.

Hubble chụp ảnh mùa hè trên sao Thổ

18:43:07 24/07/2020

NASA công bố ảnh chụp mới nhất của sao Thổ khi hành tinh khí khổng lồ nằm ở cận điểm quỹ đạo, cách Trái Đất hơn 1,35 tỷ km.

Phát hiện hai loài cá mập tiền sử mới

18:40:16 24/07/2020

Răng hóa thạch được tìm thấy ở vùng đông nam nước Mỹ tiết lộ hai loài cá mập cổ đại sống cách đây hàng chục triệu năm.

Phát hiện nhiều ngôi mộ cổ từ đời nhà Nguyên ở Trung Quốc

18:36:07 24/07/2020

Khoảng 20 ngôi mộ cổ được cho là có từ đời nhà Nguyên (1271-1368) vừa được phát hiện ở tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc.

Phát hiện 28 hài cốt trong mộ tập thể

18:19:38 24/07/2020

Thi thể của hàng chục sĩ quan quân đội liên quan đến cuộc đảo chính chống cựu tổng thống Omar al-Bashir vào năm 1990 được tìm thấy ở Sudan.

Bí ẩn nhà hát Hy Lạp cổ có khả năng chữa lành bệnh tật

11:24:29 24/07/2020

Cách đây hàng nghìn năm, người Hy Lạp cổ đại xây dựng nhiều nhà hát khổng lồ. Trong số này, nổi bật là nhà hát Epidaurus. Tương truyền, nhà hát Hy Lạp này có khả năng chữa lành bệnh tật.

Cận cảnh bọ sát thủ hạ gục con mồi bằng chất độc chết người

09:51:07 24/07/2020

Không phải ngẫu nhiên những con côn trùng bé nhỏ này được đặt tên là bọ sát thủ. Tất cả là nhờ kỹ thuật săn mồi bằng nọc độc điêu luyện của nó, nổi tiếng với biệt danh Nụ hôn của thần chết.

Cuộc sống hàng ngày của những con chim cánh cụt ở Nam Cực

09:00:24 24/07/2020

Nhiếp ảnh gia người Hà Lan Albert Dros nổi tiếng với tác phẩm về phong cảnh tự nhiên. Trong chuyến đi tới Nam Cực gần đây, anh bị ấn tượng bởi cuộc sống của loài chim cánh cụt.

Người xưa biết phẫu thuật thẩm mỹ nâng mũi từ bao giờ?

08:59:11 24/07/2020

Cuốn sách Sushruta Samhita có niên đại khoảng thế kỷ thứ 6 trước Công nguyên được xem là tài liệu phẫu thuật thẩm mỹ đầu tiên trong lịch sử nhân loại.

Cây cối gửi tín hiệu ngầm dưới đất

08:50:40 24/07/2020

Dưới chân chúng ta có một mạng lưới ngầm mà cây cối sử dụng để gửi các tín hiệu cho nhau.

Đơn độc khiêu chiến voi, hà mã nhận kết bẽ bàng

08:41:17 24/07/2020

Hà mã tiến lên bờ xua đuổi voi khi thấy lãnh thổ của mình bị xâm phạm.

Tái phát hiện hành tinh ‘mất tích’ cách 620 năm ánh sáng

20:48:36 23/07/2020

Các nhà khoa học sử dụng phương pháp mới để tìm lại NGTS-11b, hành tinh có mức nhiệt lên đến 160 độ C.

Phát hiện bơ 2.500 năm tuổi trên đĩa gỗ

20:30:42 23/07/2020

Môi trường ít ánh sáng, oxy và vi khuẩn phân giải chất hữu cơ dưới đáy hồ giúp bảo quản chiếc đĩa và vết bơ từ thời Đồ Sắt.

Lửa thiêu trụi hàng triệu hecta rừng Siberia

19:24:41 23/07/2020

Các nhà khoa học cảnh báo loạt vụ cháy rừng quy mô lớn liên tiếp ở vùng Siberia rộng lớn của nước Nga có thể gây ra thảm họa thiên nhiên chưa từng có, làm trầm trọng quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu.

Hầm chống tận thế lưu trữ dữ liệu ở Bắc Cực

19:21:57 23/07/2020

21 nghìn tỷ byte mã nguồn lưu trong hầm chống tận thế nằm dưới lớp đất đóng băng vĩnh cửu ở Bắc Cực, đề phòng nền văn minh nhân loại sụp đổ.

Chó mặt xếch vừa thương vừa buồn cười trở thành bác sĩ tâm lý cho động vật khuyết tật

17:53:46 23/07/2020

Câu chuyện về Brodie cho thấy tình yêu có thể hiện hữu dưới bất kỳ dạng thức nào.

Phát hiện mới cho thấy loài người xuất hiện ở châu Mỹ 30.000 năm trước

17:48:15 23/07/2020

Nhà khảo cổ học tại Đại học Autonoma de Zacatecas, ông Ciprian Ardelean cho biết các đồ tạo tác khai quật từ hang động ở Mexico có niên đại từ 31.000 năm đến 12.500 năm trước.

Khủng khiếp mộ tập thể của 227 đứa trẻ bị hiến tế

16:53:25 23/07/2020

Bị giết hại một cách dã man theo nghi thức hiến tế có quy mô lớn từ 1.400 năm trước, hài cốt của 227 đứa trẻ từ 4 đến 14 tuổi được các nhà khoa học tìm thấy trong một ngôi mộ tập thể ở Pampa La Cruz, Peru.

Ấu trùng tí hon của loài cá nặng 2 tấn

15:49:21 23/07/2020

Ấu trùng của cá mặt trăng phương nam khổng lồ trông giống một bông tuyết tròn nhỏ, hoàn toàn khác hình dạng trưởng thành.

Mời bạn tham gia ‘tour’ ngắm bình minh trên… các hành tinh khác

15:45:51 23/07/2020

Bạn có thể rất thích ngắm bình minh trên Trái Đất, nhưng bạn đã bao giờ thử tưởng tượng ra rằng khung cảnh đó sẽ như thế nào ở những hành tinh khác chưa?

Đi tìm dấu vân tay xác ướp 2300 năm đau đớn dưới đầm lầy Bắc Âu

15:41:41 23/07/2020

Khi một đội công nhân đang xúc than bùn trong bãi khai thác, họ đã chạm vào một trong những điều lạ lùng nhất nhân loại – xác ướp bí ẩn nhất lịch sử khảo cổ thế giới.

Những loài chim bay cao không tưởng khiến con người phải kinh ngạc

15:34:52 23/07/2020

Thần ưng Andes, quạ mỏ vàng, kền kền Ruppell, ngỗng đầu sọc, vịt cổ xanh hay sếu gáy trắng… khiến con người vô cùng kinh ngạc khi chúng có khả năng bay đến độ cao không tưởng.

Cây sồi 1.000 tuổi bị phá hoại

15:28:01 23/07/2020

Mảnh vỏ dài khoảng một mét và rộng 0,3 mét bong khỏi thân cây sồi cổ thụ, nhiều khả năng do người leo trèo trái phép.

Những cuốn sách quý, ảnh hưởng tới lịch sử thế giới

12:47:08 23/07/2020

Dưới đây là những cuốn sách được liệt vào hàng quý, có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của nền văn học, văn hóa thế giới.

Những bài học thú vị từ cuộc đời của Albert Einstein

12:39:54 23/07/2020

Albert Einstein, nhà vật lý học huyền thoại, gây ấn tượng không chỉ vì ông có trí tuệ siêu phàm, mà còn vì sự hài hước đầy lôi cuốn của ông.

Những địa điểm gây mất tích bí ẩn không kém ‘tam giác quỷ’ Bermuda

12:29:50 23/07/2020

Một số địa điểm bí ẩn trên thế giới gắn liền với nhiều hiện tượng sự việc kỳ bí, khó lý giải. Thậm chí, các chuyên gia nhận định những nơi này gây tò mò không kém gì tam giác quỷ Bermuda.

Kim tự tháp bí ẩn lớn gấp 2 lần Giza được người khổng lồ cao 3m xây dựng?

12:25:05 23/07/2020

Nằm trên ngọn núi Puela, kim tự tháp bí ẩn mở ra những câu chuyện về kỹ thuật xây dựng các công trình khổng lồ chưa từng được công bố.

Tranh thủ ngắm sao chổi Neowise trước khi biến mất

12:23:48 23/07/2020

Sao chổi Neowise đã thu hút sự chú ý của nhiều người yêu bầu trời trên khắp thế giới trong những tuần gần đây, và nó đã tiến gần nhất tới Trái đất vào sáng nay, 23-7 theo giờ Việt Nam.

Nguồn