Thiên đường nghỉ dưỡng thành hoang đảo vì Covid-19

[ad_1]

IndonesiaDân trên quần đảo Gili và những người kinh doanh không còn gì để mất nữa.

Đầu bếp Ilhani chuyên phục vụ món Nhật cho những du khách đi nghỉ ở đảo Trawangan, thuộc quần đảo Gili. Trước dịch, hòn đảo này đón 1.500 khách mỗi ngày. Nhưng kể từ khi chính phủ lần đầu ban lệnh phong tỏa toàn quốc vào tháng 3/2020 vì Covid-19 và tiếp đó đóng cửa biên giới với khách quốc tế, nhà hàng của Ilhani không trụ nổi vì kinh doanh thua lỗ.

Từ một ông chủ phát đạt, nay Ilhani chỉ kiếm được 3 USD mỗi ngày từ quầy bán đồ ăn vặt trên những con phố vắng tanh vốn đông nghịt khách trước kia. Ilhani lo lắng tình trạng này còn kéo dài, vì chính phủ đang có kế hoạch áp thêm các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh nghiêm ngặt hơn, do sự xuất hiện của biến chủng Omicron.

“Cuộc sống bây giờ khó khăn vô cùng. Tôi bán đồ ăn vặt vì nó là thứ mà người dân địa phương đủ tiền mua. Trước đây, tôi có thể bán bất kỳ thứ gì vì đều có khách du lịch mua. Nhưng bây giờ, nơi đây thành đảo hoang rồi”, anh nói trên AFP.

Ilhani bên quầy hàng hiện tại của mình. Gần hai năm nay, anh vật lộn để nuôi vợ và 4 đứa con bằng thu nhập ít ỏi. Ảnh: AFP

Ilhani bên quầy hàng hiện tại của mình vào ngày 22/11. Gần hai năm nay, anh vật lộn để nuôi vợ và 4 đứa con bằng thu nhập ít ỏi. Ảnh: AFP

Tại cảng Gili Trawangan, hầu hết tàu thuyền, vốn được dùng để chở khách từ đảo này sang đảo khác hoặc đến các điểm lặn biển, đã neo đậu nhiều tháng. Phía xa, một chiếc thuyền phao bị bỏ không đến mục nát.

Abdian Saputra, người điều hành dịch vụ chở khách từ Bali đến những hòn đảo nhỏ hơn, cho biết ông đã phải bán tài sản, sa thải 50% nhân viên để duy trì hoạt động kinh doanh. “Tôi hiếm thấy khách du lịch mới từ đầu đại dịch đến giờ. Nếu chúng tôi dừng lại, những doanh nghiệp như khách sạn cũng sẽ chết. Chúng tôi đang giúp đỡ lẫn nhau để tồn tại”, ông nói.

Nếu tình hình vẫn thế này, doanh nghiệp của tôi có thể chết vào tháng một, hoặc tháng hai năm sau”, Saputra dự đoán.

Các cửa hàng, quán bar, cà phê, nhà hàng đều trống trơn. Một số vẫn cố gắng duy trì, số khác bị bỏ hoang hoàn toàn. Bụi và mạng nhện tụ lại trên những bộ bàn ghế bị bỏ trống lâu ngày. Không chỉ chủ quán, nhân viên cũng phải vật lộn kiếm sống hàng ngày. Một số chuyển sang nghề đánh cá để nuôi gia đình.

Một người dân địa phương đi qua dãy hàng quán đang đóng cửa trên đảo Trawangan vào ngày 22/11. Ảnh: AFP

Một người dân địa phương đi qua dãy hàng quán đang đóng cửa trên đảo Trawangan vào ngày 22/11. Sinh kế của người dân trên ba hòn đảo thuộc quần đảo Gili là Trawangan, Meno và Air từ lâu đã phụ thuộc vào khách quốc tế. Ảnh: AFP

Theo Lalu Kusnawan, Chủ tịch Hiệp hội Khách sạn Gili và đồng thời vận hành một khu nghỉ dưỡng ở Trawangan, nói nơi đây có khoảng 800 khách sạn, với 7.000 phòng. Hiện nay, chỉ 20-30 trong số đó mở cửa.

Biên giới chính thức mở lại vào tháng 10. Nhưng các chuyến bay quốc tế trực tiếp đến Bali và các đảo khác vẫn chưa hoạt động do khách du lịch phải đối mặt với quá trình kiểm dịch và xét duyệt thị thực nghiêm ngặt. Lo ngại trước biến thể Omicron, Indonesia kéo dài thời gian cách ly bắt buộc lên 10 ngày, dập tắt hy vọng ngành du lịch sắp hồi sinh.

Kusnawan lo ngại rằng, người dân trên đảo và chính những người kinh doanh như mình, không còn gì để mất nữa. “Chúng tôi không chỉ chảy máu, mà không còn máu để chảy nữa. Chúng tôi đã ở trong tình trạng tồi tệ ngay cả trước khi Omicron xuất hiện”, ông ví von.

Covid-19 khiến ngành du lịch toàn cầu thiệt hại 2.000 tỷ USD doanh thu năm 2021. Mức thiệt hại năm 2020 tương tự, theo số liệu từ Liên Hợp Quốc vào đầu tháng 12. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới, sự phục hồi của ngành du lịch sẽ rất “mong manh” và “chậm chạp”.

Đảo nghỉ dưỡng sầm uất, giờ trở nên hoang vắng. Ảnh: AFP

Đảo nghỉ dưỡng sầm uất, giờ trở nên hoang vắng. Quần đảo Gili vốn hút khách nhờ nước xanh trong như ngọc, bãi biển đầy cát và sinh vật biển đa dạng. Ảnh: AFP

Nhưng đối với những du khách quốc tế đến Indonesia trước khi biên giới đóng cửa hay những người ngoại quốc vốn sống tại quốc gia này, đây lại là cơ hội để họ khám phá hòn đảo thiên đường mà không phải chen chúc trong đám đông.

Nicolas Lindback, người Na Uy, nói: “Tôi sẽ không bao giờ có cơ hội trải nghiệm cuộc sống trên đảo thế này một lần nữa, nhưng nếu phải chọn, tôi vẫn muốn ngành du lịch trở lại… bởi người dân phải chịu đựng quá lâu rồi”, vị khách nói.

Anh Minh (Theo AFP)

[ad_2]

Source link