[ad_1]
Grab cũng dẫn đầu tại 5 trên 6 thị trường Đông Nam Á đang hoạt động, ở mảng giao đồ ăn. Xếp ngay sau là dịch vụ giao đồ ăn Foodpanda với GMV đạt 2,5 tỷ USD. Gojek đứng thứ 3 với GMV đạt 2 tỉ USD.
Báo cáo của Momentum Works cho biết, giá trị giao dịch mảng giao đồ ăn ở Đông Nam Á tăng tới 183% so với cùng kỳ năm trước với 11,9 tỷ USD trong năm 2020.
Người giao đồ ăn của GrabFood. Ảnh: Grab. |
Sự cạnh tranh trong mảng giao đồ ăn Đông Nam Á khốc liệt hơn trong năm qua dưới tác động của Covid-19. Cùng với đó, các nguyên nhân khác như tăng trưởng kinh tế hay số lượng người dùng điện thoại thông minh cũng là đòn bẩy không nhỏ.
Nếu các siêu ứng dụng như Grab và Gojek mở rộng sang mảng dịch vụ cung cấp cho doanh nghiệp (B2B), thì công ty giao đồ ăn như Foodpanda hay Deliveroo tập trung vào thâu tóm khách hàng mới thông qua hoạt động khuyến mại.
Dù vậy, Momentum Works khuyến nghị các công ty tập trung quản trị chi phí thâu tóm và giữ chân khách hàng. Việc tìm kiếm các nguồn doanh thu phụ trợ, bao gồm quảng cáo và dịch vụ tài chính sẽ cải thiện lợi nhuận cũng như tính bền vững trong dài hạn.
Indonesia, Thái Lan và Singapore đang là những thị trường giao đồ ăn lớn nhất ở Đông Nam Á với giá trị lần lượt là 3,7 tỷ USD, 2,8 tỷ USD và 2,4 tỷ USD, theo Momentum Works.
“Thành công của Meituan ở Trung Quốc, nơi chi phí thực phẩm và lao động khá thấp cho thấy tăng trưởng và lợi nhuận không chỉ dành riêng cho các siêu ứng dụng. Meituan mang đến nhiều bài học cho các công ty giao đồ ăn”, báo cáo trích dẫn.
Momentum Works gợi ý các công ty giao đồ ăn điều chỉnh dịch vụ cho các nhà hàng nhỏ, nguồn lực hạn chế. Bên cạnh đó, đầu tư hạ tầng để giải quyết các điểm nghẽn công nghệ và trải nghiệm sẽ đem lại cơ hội nhiều hơn.
Thành Dương (theo TechInAsia)
[ad_2]