Sau chương trình nghệ thuật “Hoa Đăng dâng Mộ liệt sĩ” diễn ra tại Nghĩa trang Trường Sơn – Quảng Trị mang đến nhiều xúc động cho hàng triệu trái tim Việt. Trở về Sài Gòn, Trường Kha Tibetan nhắn một thông tin rất ngắn cho Group như sau: “Mọi người chuẩn bị đồng hành đến Lâm Hà, Trường Kha có làm đêm nhạc thiêng Vu Lan tặng bà con thôn làng ở đó”.
Với 10 năm là bạn bè, người viết biết tính của Trường Kha: Bởi khi đã gửi thông báo này tức là Trường Kha đã chuẩn bị đầy đủ mọi việc. Tuy nhiên, khi thời tiết vẫn còn mưa bão thất thường. Vào dịp cuối tuần, trên chiếc xe đưa vài thành viên của Group Trường Kha Tibetan lăn bánh hướng về một vùng xa, tìm đến một ngôi Tam Bảo nhỏ mang tên Hương Đức.
Sau gần 5 tiếng di chuyển; Bắt đầu từ cao tốc TPHCM – Phan Thiết hết 2 tiếng, tiếp tục theo QL28B hướng về đèo Đại Ninh (đèo Lò Xo) mất thêm 1,5 tiếng (cung đường này được gọi là đường Lương Sơn – Đại Ninh, một tuyến đường nối liền hai tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng), đến địa phận Lâm Đồng, đi thêm 1 tiếng nữa là đến Tịnh Thất Hương Đức mộc mạc đơn sơ nhưng ấm cúng nép bên những bóng cây xanh mát rượi cùng muôn sắc hoa tươi xinh, ngôi già lam đã hiện ra ngay trước mặt. Vào Chùa, thực hiện nghi thức lễ sá Phật xong, cả nhóm thư thả nhấp từng ngụm trà giúp ấm bụng. Có lẽ, vị chát ngọt cùng hương thơm của trà tỏa nhẹ đã giúp mọi người tỉnh ngủ hẳn. Với ánh mắt hoan hỷ khi nghe tin đêm nhạc mừng Vu Lan được Trường Kha chọn Tịnh Thất Hương Đức làm nơi biểu diễn cho dự án “NHỮNG HÓA THÂN” số 3. Chắp tay cảm tạ mọi người, Ni sư Huệ Vi – trụ trì của Tịnh thất cho biết: Sau nhiều năm tạo dựng Tịnh thất, có lẽ đây sẽ là món quà quý đầu tiên, đầy ý nghĩa dành cho các Phật tử của khu vực Lâm Hà trong mùa Vu Lan báo hiếu.
Mời mọi người cùng dùng bữa cơm chay lành ngon. Tranh thủ, Người viết hỏi thăm một chút về lịch sử ra đời của Tịnh Thất Hương Đức. Cười nhẹ, Sư cô Huệ Vi chia sẻ: Khu vực các bạn đang đứng thuộc thôn Hòa Lạc, thị trấn Đinh Văn, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Thưở xa xưa, Chốn này là rừng xanh núi đỏ. Tuy thú dữ như cọp beo không còn nhưng nhìn chung khoảng gần 40 năm trước đây vẫn là khu rừng hoang sơ, vắng lặng.
Cuối những năm thập niên 80 của thế kỷ XX, chính phủ có chương trình đưa dân từ các vùng miền Đông – Tây Bắc quê Việt vào Lâm Đồng khai khẩn đất hoang lập ấp. Sau chừng 10 năm miệt mài, khu rừng này dần thay da đổi thịt bởi cơ quan hành chính cùng các khu dân cư bao gồm điện – đường – trường – trạm đã được xây dựng. Riêng tên Lâm Hà ra đời nhằm ghi nhớ sự kiện tỉnh Lâm Đồng kết nghĩa cùng tỉnh Hà Tuyên tức Hà Giang và Tuyên Quang ngày nay và là từ ghép từ hai địa danh Lâm Đồng và Hà Nội, do những người dân Hà Nội khi khai phá vùng đất mới (1987) đặt để gắn kết hai vùng quê hương mới – cũ nên họ quyết tâm sinh sống khai hoang với bao điều hứa hẹn. Ngày nay Lâm Hà là khu vực đa văn hóa các dân tộc: Dân tộc gốc Tây Nguyên và dân tộc gốc Tây Bắc, cùng các cư dân dân tộc từ mọi miền đất nước quy tụ về, đặc biệt văn hóa của dân cư gốc Hà Nội tạo ra nét văn hóa rất riêng so với các huyện khác không chỉ ở Lâm Đồng mà cả phạm vi cả nước.
Vốn là vùng cao nguyên nên Lâm Hà sở hữu khí hậu trong lành, mát mẻ. So với Đà Lạt, Lâm Hà xem ra bình yên và hoang sơ hơn, đồi núi bao la chập chùng, sương mù lãng đãng nhưng khác hẳn các vùng cao lân cận bởi ban ngày thì ấm, từ chiều về đêm lạnh dần nhưng không quá rét buốt, điệu chiêng cổ của đồng bào K’Ho, khèn M’Buốt, R’Ken, thi thoảng lại vang lên giữa núi rừng u tịch; Trên đường thôn đất đỏ, những ánh đèn vàng hắt ra từ nhà dân, xa xa có ánh lửa bập bùng quyện hòa trong những hạt mưa phùn nhẹ mà lạnh ghê; Lễ cúng thần lửa, lễ cưới người K’Ho, Lễ hội mừng lúa mới .,, mặc khách tao nhân bộ hành ngắm cảnh được dịp rửa mắt bởi những lễ tục văn hóa truyền thống những tưởng mai mọt dần đồng hóa cùng người Kinh và xu thế xã hội thời đại mới; Nhiều người gốc miền Trung cũng sinh sống vào cuối thôn Hòa Lạc, họ mưu sinh rất linh hoạt, chúng tôi vào một quán ven đường dùng bánh xèo miền Trung, cô chủ trạc hơn 60 tuổi, ốm gầy, người khắc khổ mà luôn vui miệng, cái tay thoăn thoắt đổ bánh bằng cái chảo nhỏ xíu không cần dầu, rồi nhanh chân bước vội qua khu đất trống bên cạnh hái mớ rau, quay lại bên chái nước sả rẹt rẹt – vẩy vẩy cho ráo rồi thả lên đĩa đưa ra cho khách cuốn bánh xèo, giá đỗ thay bằng Bắp xú (Bắp cải trắng); Toàn bộ tự cung tự cấp không cần ra chợ, ai vào “ăn đâu đổ đó”, cô bảo ở đây cũng lâu rồi đến từ vùng quê nghèo Bình Định, (cười).
Ni sư dẫn chúng tôi đi một vòng thăm khuôn viên Tịnh Thất, cả nhóm thích thú ngắm các luống hoa Vàng Anh thẳng tắp trổ nụ, đâu đó xao xác tiếng chim gọi nhau chiêm chiếp trong không gian mát của các khu vườn trái cây cùng rẫy ngô, liếp sắn của cư dân thôn bản quanh vùng. Đưa tay sửa các giò phong lan đang trổ nhành hoa tuyệt đẹp, Sư cô Thích nữ Huệ Vi nói tiếp “Năm đó, Sư cô đến khu làng Chùa Đại Ninh tu học. Đây là nhân duyên bởi trước đó Sư cô được thọ giới tại Chùa của Ni Trưởng Huệ Đức. Điểm đáng nói là vị Ni Sư này cũng có nguồn gốc là người dân Phú Thọ, ở xã Nghĩa An – Nghĩa Phú, Thành phố Quảng Ngãi” .
Lạ lùng hơn là thân mẫu của Trường Kha cũng là bạn thân của Ni trưởng Huệ Đức. Xưa, lúc cùng gia đình rời Phúc Kiến di dân sang Việt Nam sinh sống, gia tộc của mẹ Trường Kha đã chọn vùng Thọ Sơn, Phú Thọ, Quảng Ngãi là chốn định cư. Lúc bấy giờ, Ni trưởng Huệ Đức cũng thọ giới tại Chùa Hội Phước, nay thuộc phường Nghĩa Chánh, TP. Quảng Ngãi. Tại ngôi chùa nổi tiếng này, Ni Sư Huệ Đức và mẹ của Trường Kha kết bạn thân bởi cả 2 đều là đệ tử của Hòa Thượng Thích Trí Thắng (nay Chủ trì chùa Hoa Nghiêm –Phó Trưởng ban Thường trực GHPGVN tỉnh Quảng Ngãi) – ôn Thượng tọa Thích Trí Lương (thế danh Lương Xuân, sinh năm Quý Mùi 1943, quê quán xã Hành Đức, Nghĩa Hành, Quảng Ngãi; Quy y năm 1965, đệ tử của cố Hòa thượng Giải Hậu, thọ Sa di tại giới đàn Nha Trang năm 1968, thọ Tỳ kheo năm 1973).
Vào năm 2000, khi Sư cô Huệ Vi đến Làng Chùa Đại Ninh. Tại đây, Sư cô đã gặp lại Sư phụ mình. Vậy là mọi thứ giống như thiên mệnh đã được sắp xếp. Sư Cô Huệ Vi đã tìm chọn một mảnh đất nhỏ tại thôn Hòa Lạc lập Thất để ngày ngày tinh tấn tu học. Không chỉ có thế, với ý nguyện đem ánh sáng Phật pháp giúp cho bá tánh. Ngoài việc hoằng dương chánh pháp bằng nhiều thời khóa Kinh pháp, Sư cô Huệ Vi còn tham gia nhiều hoạt động thiết thực nhằm chia sẻ những khó khăn cùng dân làng, đặc biệt Ni sư rất chú ý trong việc hướng dẫn cho các phụ nữ và trẻ em đồng bào hiểu về chân lý của Phật pháp.
Thời gian về sau, Sư cô Huệ Vi tổ chức nhiều hoạt động kết hợp với chính quyền địa phương, với mạnh thường quân cùng thân hữu bà con quyến thuộc ở các địa phương tại các vùng miền khác. Không quản khó nhọc, Sư cô còn mời các phật tử về tịnh Thất để cùng tác thí hùn phước, lên nhiều kế hoạch mời gọi ủng hộ đóng góp tịnh tài, vật phẩm chăm lo đời sống cho phật tử. Tuy Tịnh thất có diện tích không quá lớn nhưng Sư cô rất cố gắng trong việc xây dựng hoàn thiện các công trình tu học – sinh hoạt cho người tu. Ngoài ra, Sư cô còn nhận thêm việc cắm hoa phục vụ cho các đàn lễ Phật giáo – tín chúng, các không gian chùa chiềng Phật hội quan trọng; Phát chẩn thực phẩm thức ăn, gạo, các đồ dùng cần thiết cho nhân dân trong vùng,… Với lòng nhiệt tâm, Sư cô đã được các phật tử quý trọng nên Sư nhận được nhiều sự tin tưởng và yêu mến của người dân quanh vùng.
Trầm tư một lúc, Sư cô Huệ Vi kể: Chắc nhân duyên là do ý Trời ban. Bởi Trường Kha và Sư cô gặp nhau từ một cuộc hội ngộ khi Trường Kha chính thức nhận lời biểu diễn cúng dường tại Vĩnh Minh Tự Viện thuộc làng Chùa Đại Ninh ở 250 Phú An, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng trong Đại Lễ Vía Đức Phật A Di Đà tháng 10 (lịch âm) năm 2018 và 2019.
Hôm ấy, sau khi hoàn thành phần diễn đóng góp mừng đại lễ hoàn mãn, Trường Kha đi thăm vài ngôi Chùa trong khu vực Lâm Hà. Khi xe chạy đến một vùng thôn quê hẻo lánh, vô tình nhìn thấy Tịnh Thất Hương Đức nằm tách biệt rất sâu trong thôn. Lúc bấy giờ, Tịnh thất chỉ có Sư cô Huệ Vi là chủ nhân và cũng chỉ một mình tu tập tại nơi Tam bảo heo hút cuối thôn.
Tại chốn thiền môn xa xăm này, Trường Kha hiểu dưới bóng áo Cà Sa là một tâm hồn an lạc. Nhờ thế Ni sư Huệ Vi đã đi qua những khó khăn của đời thường một cách nhẹ nhàng và an nhiên vui sống. Với nụ cười hiền, Sư cô luôn nhiệt tình hỗ trợ các phật tử cùng học tu trong hoan hỷ an nhiên.
Biết được Ni Sư Huệ Vy cũng là người bà con họ hàng tại Quảng Ngãi, Trường Kha càng quý trọng Sư cô hơn. Do Trường Kha đã xa gia đình sớm, lưu ở nước ngoài nhiều, không về quê nên ít gặp bà con để thăm hỏi. Sau khi mẹ tạ thế vào năm 2019, Trường Kha cảm thấy cuộc sống ngày càng nhiều thay đổi; Nhớ lại trước đây, lúc Mẹ của Trường Kha còn sống. Bà hay được Mẹ của Ni sư Huệ Vi dẫn vào thăm và ở nghĩ lại Tịnh Thất Hương Đức. Lúc vào thăm Tịnh Thất Trường Kha đã bất ngờ vì nhìn tấm hình trên vách do Sư cô treo cho đỡ nhớ bà con quê nhà. Bức ảnh quý giá ấy giúp lòng Trường Kha nhẹ nhàng bởi Anh nghĩ về hình bóng của mẹ đâu đây, đưa Trường Kha khởi duyên chốn này để có cơ hội hoằng hóa tác phước chung tay hoằng pháp cho bá tánh tại vùng Tây Nguyên này. Vậy là, trong tâm trí của Trường Kha hiện lên một quyết định, Trường Kha muốn tổ chức show diễn nhạc thiêng nhân mùa Vu lan Bồn PL.2567-DL.2023 với chủ đề rất sâu sắc trong từng câu chữ “Cha Mẹ Đời Thầm Thiêng” dành tặng cho bà con thưởng lãm tại Tịnh Thất Hương Đức.
Hôm nay khi viết những dòng này, người viết nhận được tin nhắn và những hình ảnh của vị Sư cô gửi đến. Dòng tin rất ngắn ngủi nhưng đầy cảm xúc:”Lần đầu tiên bà con biết tin sẽ có đêm nhạc Thiêng cùng hiếu kính mẹ cha do Trường Kha Tibetan thực hiện. Các Phật tử rất hoan hỷ và phát nguyện từ 8 giờ mỗi ngày, các Phật tử đều tập trung về chùa trì tụng 21 biến chú Đại Bi để buổi lễ được thành tựu viên mãn!”
Buông máy tính, người viết chợt mỉm cười nhớ lại buổi sáng mát xanh hôm ấy tại Tịnh Thất Hương Đức: Giữa chốn thiên nhiên hoang sơ kỳ vĩ yên ả, có tiếng chuông Ghantā âm trầm vang vọng. Hình như âm thanh trong lành của Hồng Chung đã đánh động cả không gian yên ắng, tạo nên những vòng tròn gợn tĩnh hư không.
Tiếng Chuông ấy dường như đang ngân dài và loang xa, giúp bá tánh chúng sanh thức tỉnh, âm thanh ấy cũng khuấy động tâm hồn những trọ khách. Và tại trần thế này, những ai vẫn đang đắm mình vào vòng cuốn của dục vọng lợi danh, gây nặng thêm nghiệp quả, vẫn chưa hiểu hết chuyện đời hư ảo; hãy nhanh tỉnh thức mà vượt qua bến mê lỡ lầm!.
Chương trình nhạc thiêng “Cha Mẹ Đời Thầm Thiêng” Mừng Vu Lan Báo Hiếu PL.2567-DL.2023 tại Tịnh Thất Hương Đức quy tụ lực lượng ca sĩ nghệ sĩ TPHCM hùng hậu về trình diễn: Ca sĩ, nhạc sĩ: Trường Kha – Nguyễn Đình Vũ – Hiếu Rock – DC Tâm – Quán quân kịch cùng Bolero 2017: Đạo diễn Ngọc Duyên; Quán quân Solo cùng Bolero 2016-2017: Quỳnh Như – Mạnh Nguyên; Ca sĩ Hiền Anh, Như Hải Yến, Khánh Loan, Leo Minh Tuấn, Tuấn An, Hương Giang, Minh An, Chính Thủy, Triệu Thủy, MC Thùy Linh – Thiên Ân, Nhà thiết kế Nguyễn Dũng, Người đẹp Phương Linh – Á Khôi Áo Dài Việt Nam 2016; Diễn viên điện ảnh Hòa Thuận – Siêu mẫu K’Brơi – Gia Huy – Khang Thịnh –Duy Harry; Siêu mẫu Mỹ Hạnh Top Hoa hậu Việt nam 2012, Siêu mẫu Như Ý – Hoài Trang – Phạm Yến –Trúc Phạm; Siêu mẫu Trí Trung Quán quân người mẫu toàn năng Vn 2022 – Top Duyên dáng áo dài VN 2023.
Dương Thủy
-Trường Kha Tibetan tổ chức show nhạc thiêng tháng 7 “Cha Mẹ Đời Thầm Thiêng” để tri ân báo hiếu gởi về đấng sinh thành.
-Đêm nhạc “Cha Mẹ Đời Thầm Thiêng” tại Tịnh Thất Hương Đức là show diễn lớn nhất về nghệ thuật nhân sinh trong Mùa Vu Lan Báo Hiếu tại tỉnh Lâm Đồng.
-Ca sĩ, nhạc sĩ Trường Kha mang nghệ thuật Đạo Hiếu về Tây Nguyên Lâm Hà cho đồng bào thưởng ngoạn nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu 2023.
-Trường Kha sáng tác ca khúc “Bông Hồng Vu Lan” để hát chính trong lễ Cài Hoa Hồng nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu 2023 tại vùng Tây Nguyên Hòa Lạc tỉnh Lâm Đồng.
-Ca nhạc sĩ Trường Kha mang âm hưởng nhạc thiêng về phố núi hát cho đồng bào Tây nguyên Hòa Lạc Lâm Đồng nghe để cùng báo hiếu tri ân hai đấng sinh thành nhân mùa Vu Lan 2023.
– “Bông Hồng Vu Lan” – Là ca khúc mới quá hay do Trường Kha thể hiện riêng trong Chương trình Mừng Lễ Vu Lan Báo Hiếu 2023 tại Tịnh Thất Hương Đức khiến ai cũng rơi nước mắt vì nhớ Mẹ cha.