Bên cạnh đó luật còn quy định các biện pháp xử phạt bổ sung như đình chỉ kinh doanh BĐS trong một thời hạn nhất định, thậm chí trường hợp các cá nhân cố tình lừa dối khách hàng, thông tin sai sự thật để khách hàng mua sản phẩm không đúng cam kết kèm theo dấu hiệu chiếm đoạt số tiền của khách hành có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tuy nhiên trên thực tế, việc kiểm tra thiếu cơ chế giam sát dẫn đến việc thanh tra, kiểm tra phát hiện vi phạm của các dự án còn chậm, chưa kịp thời phát hiện, ngăn chặn ngay từ đầu, đến khi dự án “vỡ trận” thì đã có quá nhiều nhà đầu tư dính quả đắng gây ảnh hưởng đến thị trường BĐS. Nguyên nhân theo luật sư Cường, do pháp luật còn kẽ hở trong việc chế tài huy động vốn thông qua các phiếu giữ chỗ/hợp đồng góp vốn/đặt cọc/nguyên tắc đặt cọc… Trong khi đó, việc quản lý, giám sát và theo dõi thực trạng về công tác quản lý đất đai tại nhiều địa phương quá lỏng lẻo, thậm chí có dấu hiệu tiêu cực. Ngoài ra, việc chậm trễ, đùn đẩy của các cơ quan công an khi liên tục nhận định các kiểu lừa đảo này là giao dịch dân sự để không xử lý, phát hiện những vi phạm hành chính cũng không chuyển cho cơ quan thẩm quyền là nguyên nhân dẫn đến tình trạng công ty kinh doanh, môi giới BĐS lộng hành.
Chính vì vậy, cần hoàn thiện hơn nữa về luật, cụ thể là chế tài đối với các cá nhân, tổ chức vi phạm theo hướng tăng nặng hình phạt để chấn chỉnh tình trạng này; quy trách nhiệm và xử lý đối với UBND cấp xã, huyện và cơ quan quản lý chuyên ngành (xây dựng, đất đai). Đồng thời công khai tất cả thông tin về quy hoạch, yêu cầu giám sát chủ đầu tư báo cáo tiến độ dự án và công khai thông tin để các nhà đầu tư biết, tìm hiểu trước khi giao dịch.