Thị trường vận tải hàng hóa toàn cầu gặp gián đoạn

[ad_1]

Giữa đại dịch, phân khúc vận tải hàng hóa đang đối mặt với tình trạng hàng hóa quá tải do người tiêu dùng chuộng mua sắm trực tuyến.

Nhà kinh tế học giao thông vận tải Stephen Burks của Đại học Minnesota-Morris (Mỹ) mô tả nền kinh tế đang hồi phục theo hình chữ V. “Nó sụt giảm như một tảng đá và quay trở lại như một tên lửa nhưng không đồng đều và không được như trước đây. Chuỗi cung ứng đang gặp nhiều gián đoạn, ngay bây giờ, nhu cầu vận tải đường bộ ở mức cao”, ông cho biết.

Xe tải xếp hàng tại cảng Los Angles chờ bốc hàng. Ảnh: Bloomberg.

Xe tải xếp hàng tại cảng Los Angles chờ bốc hàng. Ảnh: Bloomberg.

Các chỉ số vận tải đường bộ và logistics mới nhất được Hiệp hội Vận tải hàng hóa Mỹ đưa ra cho thấy, nhiều dây chuyền cung ứng đang thực sự căng thẳng kèm theo tình trạng thiếu tài xế. Tuy nhiên, mùa mua sắm cao điểm sẽ bắt đầu từ cuối tháng này, các nhà bán lẻ cho biết lượng hàng hóa rất khan hiếm.

CEO Hiệp hội các nhà chức trách cảng Mỹ Chris Connor chia sẻ, dưới tác động của dịch Covid-19, các công nhân cảng đã phải trải qua một “cuộc chiến” lâu dài, bền bỉ để phục vụ lượng hàng hóa tăng đột biến.

Tại Mỹ, cảng Los Angeles – nơi bận rộn nhất nước này, đang hoạt động hết công suất 24/7. Trong khi đó, Long Beach đã lên kế hoạch tăng cường hoạt động ban đêm để tiến tới chuỗi cung ứng 24/7. Cả hai cơ sở cho biết họ sẽ hợp tác chặt chẽ với ngành công nghiệp vận tải đường bộ để vượt qua thách thức chuỗi cung ứng hiện nay.

Chuỗi cung ứng chưa đáp ứng kịp nhu cầu nhập khẩu và mạng lưới giao thông quá tải, có thể làm chậm quá trình phục hồi kinh tế. Goldman Sachs đã hạ dự báo mức tăng trưởng kinh tế Mỹ quý III từ 6,5% xuống 5,5%.

Nhà kinh tế Rajeev Dhawan, Giám đốc Trung tâm Dự báo Kinh tế tại Đại học Bang Georgia (Mỹ) cho biết: “Tôi cho rằng Covid-19 đang điều khiển nền kinh tế, đồng thời, tác động để nền kinh tế phục hồi nhanh hơn”.

Về công suất kho, sau khi sản phẩm được chuyển đi, xảy ra tình trạng chậm trễ trong việc tiếp cận các nhà bán lẻ và người tiêu dùng vì không gian kho chật hẹp.

Ngoài ra, lạm phát tăng cao cũng khiến chi phí vận chuyển bị đẩy lên. Điển hình, phí vận chuyển một container 20 ft trước đại dịch có giá 3.500 USD từ Trung Quốc sang Mỹ, hiện đã cao hơn 10.000 USD. Ngày 27/9, Drewry World Container Index cho biết, giá cước vận chuyển container đã tăng trong 19 tuần liên tiếp, gấp 3,5 lần so với cùng thời điểm một năm trước.

Trong phát biểu trước Ủy ban Ngân hàng Thượng viện vào ngày 28/9, Chủ tịch Fed Jerome Powell cảnh báo các vấn đề chuỗi cung ứng có thể thúc đẩy lạm phát lâu hơn dự đoán trước đó.

Ông Powell nói: “Lạm phát đang gia tăng và có khả năng tiếp tục trong những tháng tới. Khi nền kinh tế mở cửa trở lại và chi tiêu phục hồi, chúng ta sẽ thấy áp lực tăng giá, đặc biệt là do tắc nghẽn nguồn cung trong một số ngành. Những tác động này lớn hơn và lâu dài hơn so với dự đoán nhưng cuối cùng sẽ giảm bớt. Theo Fed, lạm phát dự kiến giảm trở lại so với mục tiêu 2%”.

Tuy nhiên, các nhà phân tích và CEO trong ngành dự đoán, có rất ít cơ hội để chính phủ liên bang Mỹ có thể gỡ rối tình trạng khan hàng trước mùa mua sắm cuối năm.

Mặc dù chuỗi cung ứng đang bị gián đoạn nhưng người tiêu dùng vẫn đổ xô đến các nhà bán lẻ lớn như Amazon với mong đợi được giao hàng nhanh chóng. Tuy nhiên, đối với các nhà bán lẻ khác, ngay cả trước kỳ nghỉ lễ, họ vẫn mong muốn lượng hàng dự trữ thấp và chi phí tăng.

Thanh Thư (theo Transport Topics)

[ad_2]