HS đồng thanh: “Hả!”. Tôi nghe trong tiếng “hả” ấy chứa “hỗn hợp” tâm trạng ngạc nhiên, bất mãn và… oán trách.
Sau một lúc bàn tán, các em hí hoáy chép đề vào vở. Nhưng tôi đã không ngờ rằng bài tập đó đã khiến tôi “canh cánh bên lòng” cả tháng giêng. Không chỉ vậy, nhiều “vấn đề” các em viết trong bài cứ bám riết lấy tôi cho đến tận bây giờ.
Qua tết, cả lớp nộp bài không thiếu một em. Tối đó, tôi pha cà phê đậm, sẵn sàng “chiến đấu”. Tôi thấy rằng các bài viết không chỉ đơn thuần là để tâm sự mà còn là hy vọng ở tôi một điều gì đó.
Trong hàng chục tình huống không vui, xin kể ra đây vài tình huống “gai góc” nhất.
1. Mỗi năm có cái tết cho em kiếm chút lì xì, để dành lâu lâu đi chơi với bạn. Ba thì không để ý nhưng má thì “mượn” để đánh bài mà không trả. Năm nay em ghét, cô chú cậu mợ dì dượng lì xì em không lấy. Má la em, nói mày chảnh hả? Em ước có ông tiên nào đó khuyên má em trả lại tiền. Nhiều năm rồi thầy ơi!
3. Ai mơ tới tết chứ em hết mơ rồi. Em có ăn tết được đâu mà mơ! Em chán lắm. Tết nào ba mẹ em cũng nộp danh sách gia đình cho chùa bảo hộ cả năm. Sư thầy nói nhà em ai cũng dính sao, mà toàn là sao xấu. Phải sửa soạn mâm cúng mấy triệu để giải hạn. Từ mùng một đến mùng ba, mùng nào cũng có người của chùa tới nhà cúng bái. Cả nhà phải quỳ lạy van vái cả buổi.
Riêng tình huống thứ 2 và 3, tôi có mấy lần mon men đến gặp phụ huynh để trao đổi nhưng bất thành vì họ không hợp tác. Hai học trò tôi còn suýt ăn đòn vì bị nghi làm rò rỉ “thông tin nội bộ gia đình”.
Từ chuyện này, tôi nghĩ thầy cô giáo rất cần kỹ năng thương thuyết. Có vậy mới giúp các em vượt qua “tuổi thơ dữ dội” để vui học và vui sống. Nếu chưa có kỹ năng trên thì đừng “bài tập tết” kiểu như tôi để rồi áy náy, luôn thấy mình còn nợ các em.