Doanh nghiệp F&B Việt đổ bộ sàn thương mại điện tử

[ad_1]

Nhiều siêu thị, chuỗi nhà hàng ăn uống đưa sản phẩm lên sàn thương mại điện tử, kỳ vọng thúc đẩy doanh số, sớm phục hồi trong bình thường mới.

Trong thời điểm giãn cách xã hội, ngưng phục vụ ăn uống tại chỗ, nhiều thương hiệu hàng tiêu dùng nhanh và dịch vụ ăn uống tìm lối thoát bằng cách đưa sản phẩm lên thương mại điện tử, mở rộng quy mô dịch vụ giao hàng tận nơi, bán mang về. Từ chuỗi siêu thị lớn như BigC, Go!, CoopMart, Finelife… đến các siêu thị nhỏ lẻ như Farmer’s Market, Nam An Market, Đảo Hải Sản, 3Sach Food, Hải Sản Hoàng Gia, Organic food, Laman, Sói Biển, FoodMap, Farm Hill… đều từng bước chuyển đổi số, gia nhập hệ sinh thái thương mại điện tử trong thời dịch.

Các chuỗi nhà hàng như Pizza 4P’s, Vua Cua hay ICook, gồm các thương hiệu Gogi House, Manwah, Kichi Kichi, Sumo BBQ, lẩu nấm Ashima… cũng tìm lối thoát bằng kênh trực tuyến. Dịch vụ giao nguyên liệu hoặc món ăn chín tận nhà trong thời giãn cách xã hội trở thành nguồn thu chính của những doanh nghiệp F&B này.

Bán dễ, giao nhanh

Việc mua sắm, sử dụng dịch vụ online hiện đã thành thói quen của đại đa số người dùng Việt. Ở những thành phố lớn, bán thực phẩm, đặc biệt là thực phẩm tươi sống trên các sàn thương mại điện tử, mang lại nhiều lợi ích cho cả người tiêu dùng lẫn doanh nghiệp. Thương hiệu có kênh phân phối tiềm năng, tiếp cận nguồn khách hàng lớn có sẵn và tiết kiệm chi phí vận hành, nhân sự, mặt bằng… Với người dùng, họ dễ dàng tìm thấy sản phẩm, dịch vụ đáp ứng đúng nhu cầu, giao hàng tận nơi, nhanh chóng.

Đơn cử như TikiNGON của sàn thương mại điện tử Tiki, sau khi chính thức khởi động, ngành hàng nhanh chóng ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất nhờ hình thức đi chợ online ngày càng được ưa chuộng. Đây cũng là ngành hàng được đầu tư lớn nhất của Tiki hiện tại. Trung bình mỗi tháng, TikiNGON thu về 5 triệu lượt xem sản phẩm cùng 20.000 lượt khách hàng ổn định.

TikiNGON mang đến nhiều ưu đãi, hỗ trợ chi phí, vận hành cho các nhà bán hàng và doanh nghiệp đối tác khi lên sàn. Ảnh: Tiki

TikiNGON mang đến nhiều ưu đãi, hỗ trợ chi phí, vận hành cho các nhà bán hàng và doanh nghiệp đối tác khi lên sàn. Ảnh: Tiki

Ngoài ra, các sàn thương mại điện tử như Tiki còn thường xuyên tổ chức các lễ hội mua sắm và chương trình ưu đãi định kỳ. Những giải pháp, công cụ marketing, đội ngũ nhân viên nhiệt tình hỗ trợ, giúp nhà bán hàng tăng tương tác, thu hút khách hàng và thúc đẩy doanh số hiệu quả.

Xu hướng “lên sàn” trong bình thường mới

Việc nhiều thương hiệu F&B đổ bộ sàn thương mại điện tử phần nào cho thấy sự chuyển dịch trong xu hướng bán hàng thời bình thường mới. Thị trường không ngừng biến động đòi hỏi các doanh nghiệp phải chủ động thích nghi và tiếp cận khách hàng đa kênh nhằm duy trì và nâng cao doanh số. Trong đó, thương mại điện tử được xem là lựa chọn hợp lý và an toàn trong ít nhất 3-5 năm tới, khi cuộc sống đang được “số hóa” dần trên mọi phương diện.

Mùa lễ hội cuối năm là thời điểm vàng để các thương hiệu, doanh nghiệp thương mại dồn toàn lực thúc đẩy doanh số. Nhất là sau thời gian “đóng băng” do dịch bệnh, các doanh nghiệp F&B đều kỳ vọng đây là dịp giúp họ phục hồi nhanh chóng và trở lại guồng quay cũ, sẵn sàng cho một năm 2022 nhiều dự định, mục tiêu mới.

Sau hơn một năm lên sàn, gian hàng Đảo Hải Sản, chuyên cung cấp các loại thủy hải sản tươi sống, tăng trưởng doanh thu nhanh chóng. Mới đây, thương hiệu ghi nhận doanh thu trong quý này tăng gấp ba lần cùng kỳ năm ngoái. Số liệu ấn tượng dù chỉ bán qua kênh trực tuyến.

Ông Nguyễn Kỳ Philip, nhà sáng lập kiêm CEO Đảo Hải Sản, nhận định so với việc đi chợ hải sản truyền thống, sản phẩm TikiNGON thoạt đầu có thể khiến khách hàng e dè lo ngại vì chỉ có thể xem qua hình ảnh, video. Trong khi nếu ra tận nơi, họ có thể trực tiếp lựa chọn những món cần mua, kiểm tra chất lượng tại chỗ.

Để giải quyết vấn đề trên, uy tín và chất lượng là hai yếu tố quan trọng cần có khi muốn chuyển đổi sang hình thức kinh doanh online. Ông Philip nhấn mạnh các doanh nghiệp F&B cần đầu tư về mặt hình ảnh sản phẩm, phải chân thật, gần gũi; chất lượng sản phẩm đảm bảo; chính sách cam kết đổi trả rõ ràng, minh bạch; dịch vụ khách hàng tận tình, nhiều ưu đãi… Chính những yếu tố đó kết hợp cùng uy tín của sàn thương mại điện tử là cách giúp củng cố lòng tin khách hàng khi mua sắm, đi chợ online.

Đảo Hải Sản nổi tiếng với các loại hải sản đa dạng, hiếm, chất lượng cao, trong đó có King Crab. Ảnh: Đảo Hải Sản

Đảo Hải Sản nổi tiếng với các loại hải sản đa dạng, hiếm, chất lượng cao, trong đó có King Crab. Ảnh: Đảo Hải Sản

Sau những thành tựu đạt được nhờ sớm chuyển đổi số, đưa sản phẩm lên TikiNGON, CEO Đảo Hải Sản cho biết: “Chúng tôi sẽ tiếp tục chú trọng chất lượng dịch vụ để tăng trải nghiệm khách hàng trong tương lai. Song song đó, doanh nghiệp cũng nỗ lực để tối ưu kho bãi, mở thêm điểm bán offline nhằm tăng tốc độ xử lý đơn hàng, rút ngắn thời gian vận chuyển. Ngoài ra, đa dạng ngành hàng từ tươi sống đến chế biến đóng gói cũng là cách giúp khách hàng có thêm nhiều lựa chọn khi đến với Đảo Hải Sản”.

Đa dạng hóa danh mục sản phẩm để tối ưu doanh thu

Anh Hồ Danh Nghiệp, trưởng ngành hàng TikiNGON, cho biết ngành hàng đang chuẩn bị nguồn lực để mở rộng thị trường, hướng đến phát triển lớn mạnh trong năm 2022. Bên cạnh đó, để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng tăng cao mùa cuối năm cùng các kỳ nghỉ và dịp lễ Tết, TikiNGON cũng lên kế hoạch kỹ càng, đảm bảo lượng cung ứng cho thị trường vào thời điểm này.

Cụ thể, anh Nghiệp tiết lộ TikiNGON sẽ tập trung thu hút thêm nhiều nhà bán hàng, siêu thị đăng ký mở bán trên gian hàng để đa dạng hóa nhóm sản phẩm hiện có; để danh mục không chỉ bao gồm thực phẩm tươi sống mà còn có cả các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu.

Song song đó, đơn vị cũng tăng cường liên kết trong chuỗi cung ứng hàng hóa của các doanh nghiệp phân phối, gắn với quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm. Việc này giúp tạo nguồn hàng ổn định với giá cả cạnh tranh, bảo đảm tiêu chuẩn, chất lượng, đáp ứng nhu cầu mua sắm tiêu dùng ngày càng đa dạng của người dùng Việt.

Mặt khác, việc xây dựng, triển khai các chương trình kích cầu tiêu dùng định kỳ, mỗi tháng đều có các chiến dịch ưu đãi lớn đi kèm các chương trình khuyến mãi độc quyền cũng là chiến lược giúp thúc đẩy tiêu dùng hiệu quả. Tuy nhiên ngành hàng vẫn cần chú trọng lưu trữ kho hàng để đảm bảo cân đối cung cầu những mặt hàng thiết yếu. Đồng thời, TikiNGON cũng tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường, bình ổn giá… để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Tìm hiểu thêm về bán hàng TikiNGON tại đây.

Thy An

[ad_2]