Cá chép đỏ cúng Tết ông Công, ông Táo đắt gấp đôi

[ad_1]

Những ngày này, làng nuôi cá chép đỏ nổi tiếng ở thị trấn Tân Phong, huyện Quảng Xương (Thanh Hóa) nhộn nhịp tát ao bắt cá nhập đi các tỉnh lân cận chuẩn bị cho ngày 23 tháng Chạp cúng Tết ông Công, ông Táo.

Làng Tân Cổ, thị trấn Tân Phong từ xưa đến nay được xem là “thủ phủ” cá chép đỏ cúng Tết ông Công, ông Táo. Thời điểm này, người dân nơi đây đang tất bật tát ao, kéo lưới để bắt cá chép đỏ nhập cho các thương lái đưa đi các tỉnh tiêu thụ.

Ông Lê Hữu Thọ (thôn Tân Cổ) cho biết, gia đình ông nuôi cá chép đỏ đã nhiều thế hệ, chưa năm nào giá cá lại cao như năm nay, dao động từ 140.000 đến 160.000 đồng/kg.

“Mọi năm giá bán chỉ được khoảng 80.000-90.000 đồng/kg. Năm nay do thời tiết lạnh, cá giống chết nhiều khiến cá ít hơn. Hơn nữa, dịch bệnh Covid-19 bùng phát tại một số tỉnh phía Bắc, do vậy ngoài đó không xuất cá đi được nên giá bán đã tăng gấp đôi”, ông Thọ nói.

Cúng ông Công, ông Táo: Cá chép đỏ đắt gấp đôi, vét ao thu trăm triệu
Người dân ở làng Tân Cổ vào vụ thu hoạch cá chép đỏ bán ngày Tết công Công ông Táo
Cúng ông Công, ông Táo: Cá chép đỏ đắt gấp đôi, vét ao thu trăm triệu
Giá cá năm nay đắt gấp đôi năm trước 
Cúng ông Công, ông Táo: Cá chép đỏ đắt gấp đôi, vét ao thu trăm triệu
Cá chép ở đây đỏ óng khác với cá chép đỏ nơi khác 

Theo ông Thọ, thông thường mọi năm phải đến chiều 22 tháng Chạp thương lái mới đến nhập cá. Năm nay, nguồn cá khan hiếm nên họ đã về gom hàng sớm hơn. Như ao nhà ông cho thu khoảng 5-6 tạ cá/năm, năm nay trời rét cá chết nhiều nên chỉ còn khoảng 3 đến 4 tạ. Thương lái từ Quảng Bình, Huế đã đặt cọc tiền với giá 140.000 đồng/kg, ngày 20 phải bắt lên để họ đến mang đi.

Theo ông Thọ, giá cá nhà ông bán như vậy còn rẻ, là do thương lái đã đặt cọc trước đó. Nếu để sát ngày mới bắt thì giá không dưới 180.000 đồng/kg.

Tuy giá cá cao hơn so với mọi năm, nhưng bù lại cá đều và đẹp hơn, có nhiều loại để khách hàng lựa chọn, từ 30-40 con/kg cho đến 100 con/kg.

Người nuôi cá ở đây cho hay, cá làng Tân Cổ nổi tiếng đỏ óng, mỡ màng. Chính vì vậy, cứ dịp cận Tết là nơi đây lại nhộn nhịp người về mua, nhập cá. Nghề nuôi cá chép đỏ không lời nhiều như nuôi cá thương phẩm, song đã là làng truyền thống nên họ vẫn duy trì như một nét văn hóa.

“Một con cá giống thương phẩm nhỏ như ngón tay út giá 1.000 đồng/con, mỗi ao cá nhẹ nhàng cũng bán được cả trăm triệu. Nuôi cá chép đỏ phải mất 3 tháng mới có thể xuất được, lại nuôi khó hơn, hay bị dịch bệnh. Thời tiết thất thường cũng khiến cá chết. Chi phí nuôi cao nên không lời lãi được mấy đồng”, ông Thọ chia sẻ.

Theo UBND thị trấn Tân Phong, toàn xã hiện có khoảng 150 hộ nuôi cá chép đỏ. Ngoài nuôi cá giống thương phẩm, mỗi năm cung cấp ra thị trường khoảng 40-50 tấn cá dịp 23 tháng Chạp.

Cúng ông Công, ông Táo: Cá chép đỏ đắt gấp đôi, vét ao thu trăm triệu
Cúng ông Công, ông Táo: Cá chép đỏ đắt gấp đôi, vét ao thu trăm triệu
Người dân trong làng kéo lưới bắt cá
Cúng ông Công, ông Táo: Cá chép đỏ đắt gấp đôi, vét ao thu trăm triệu
Cúng ông Công, ông Táo: Cá chép đỏ đắt gấp đôi, vét ao thu trăm triệu
Cúng ông Công, ông Táo: Cá chép đỏ đắt gấp đôi, vét ao thu trăm triệu
Cá chép được bắt lên chờ thương lái đến đưa đi các tỉnh tiêu thụ
Cúng ông Công, ông Táo: Cá chép đỏ đắt gấp đôi, vét ao thu trăm triệu
Cả làng hồ hởi tát ao bắt cá
Cúng ông Công, ông Táo: Cá chép đỏ đắt gấp đôi, vét ao thu trăm triệu
Cúng ông Công, ông Táo: Cá chép đỏ đắt gấp đôi, vét ao thu trăm triệu

Lê Dương

Tết ông Công, ông Táo: Người nuôi cá chép nhận đặt cọc hàng trăm triệu đồng

Tết ông Công, ông Táo: Người nuôi cá chép nhận đặt cọc hàng trăm triệu đồng

Còn gần một tuần nữa mới đến Tết ông Công, ông Táo (23 tháng Chạp âm lịch), nhiều hộ gia đình ở Phú Thọ đã cầm trên tay gần 200 triệu đồng do thương lái đặt cọc tiền mua cá chép đỏ.

[ad_2]

Source link