Bệnh nấm phổi chết người do nấm aspergillus ẩn náu trong chăn gối | Sức khỏe

Tình trạng nhiễm trùng phổi này được gọi là aspergillosis xâm lấn – phát triển khi các hạt nhỏ của nấm aspergillus được hít vào phổi, gây nhiễm trùng, đôi khi đến các cơ quan khác qua đường máu.
Nấm aspergillus được tìm thấy trong đất, phân trộn, lá mục, bụi, đồ đạc trên giường ngủ và hệ thống điều hòa không khí cũ. David Denning, giáo sư về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Manchester (Anh), cho biết loại nấm này thường xuất hiện trên chăn và gối, phát triển mạnh cùng với mạt bụi nhà và hơi ẩm từ mồ hôi.
Một số chuyên gia đề nghị những người có vấn đề về phổi nên thay gối thường xuyên 6 tháng một lần hoặc 3 tháng một lần, theo DM.


Bệnh nấm phổi chết người do nấm aspergillus ẩn náu trong chăn gối - ảnh 1

Triệu chứng của nhiễm nấm thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm phổi…

Ảnh minh họa: Shutterstock

Người bình thường hít thở hàng trăm bào tử nấm này mỗi ngày, thật may, đối với hầu hết mọi người, chúng vô hại. Nhưng với hàng triệu người mắc các bệnh về phổi, bệnh liên quan đến hệ thống miễn dịch suy yếu, hoặc bị cúm và giờ là đại dịch Covid-19, chúng có thể xâm nhập vào lớp màng mỏng manh của phổi, phát triển, gây tắc nghẽn và tổn thương đường thở.
Mặc dù điều trị được bằng thuốc kháng nấm nhưng một nửa số bệnh nhân vẫn không qua khỏi vì chẩn đoán bị trì hoãn. Các chuyên gia cho biết, triệu chứng của nhiễm nấm ở bệnh nhân trong bệnh viện (khó thở, sốt và ho đờm có máu…) thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác như viêm phổi và có thể được điều trị sai bằng thuốc kháng sinh chống vi khuẩn không có tác dụng đối với nhiễm nấm hoặc các loại thuốc khác có thể làm cho vấn đề tồi tệ hơn, theo DM.

Giáo sư Denning cho biết, các bệnh viện thường thất bại trong việc xét nghiệm bệnh aspergillosis cho bệnh nhân. Ông nói: “Nếu một bệnh nhân khó thở và nhập viện, và bất kỳ điều gì bất thường hiển thị trên phim X-quang phổi của họ, các bác sĩ nên xem xét bệnh aspergillosis. Họ không nên cho rằng đó là một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và chỉ cho thuốc kháng sinh thông thường”, theo DM.




Nguồn