Cấp phát miễn phí hạt giống, sản phẩm BVTV cho 80.000 nông hộ nhỏ
Ngày 22.9 tại Đồng Nai đã diễn ra Hội thảo Khởi động“Triển khai thực hiện Dự án hỗ trợ nông hộ sản xuất nhỏ ứng phó với đại dịch Covid-19 và hạn mặn tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và Đông Nam bộ” (dự án). Dự án này do Bayer Việt Nam (Bayer) tài trợ và phối hợp cùng nhiều đối tác thực hiện.
Cụ thể, có 20.000 nông hộ nhỏ tại Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu được cấp phát miễn phí 60 tấn hạt giống ngô, 60.000 nông hộ nhỏ tại Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang và Cà Mau được cấp phát miễn phí 60 tấn sản phẩm bảo vệ thực vật giúp bảo vệ năng suất trước tình trạng hạn hán, nhiễm mặn và khó khăn từ đại dịch Covid-19. “Mục tiêu chung của dự án là hỗ trợ các nông hộ sản xuất nhỏ tại khu vực ĐBSCL duy trì, phục hồi hoạt động sản xuất, ứng phó hiệu quả với tình hình bất lợi như hạn hán, xâm nhập mặn, dịch bệnh Covid-19, một cách bền vững, đảm bảo các sản phẩm thu hoạch đáp ứng yêu cầu an toàn vệ sinh thực phẩm và tiêu chuẩn quốc tế”, ông Lê Quốc Thanh, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông quốc gia cho biết.
|
Phát biểu tại hội thảo, ông Weraphon Charoenpanit, Giám đốc Kinh doanh nhánh Khoa học cây trồng, Bayer Việt Nam, cho biết: “Nông nghiệp quy mô nhỏ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh lương thực tại Việt Nam. Tuy nhiên đại dịch Covid-19 đang xảy ra song song tình trạng hạn hán và xâm nhập mặn đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cung cấp lương thực cho chính người nông dân và cộng đồng. Dự án này sẽ nhanh chóng hỗ trợ nông hộ quy mô nhỏ tiếp cận được các yếu tố đầu vào trong sản xuất nông nghiệp và các chương trình tập huấn xuyên suốt vụ hè thu năm nay và tiếp đó”.
Nhiều kỳ vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn
Có rất nhiều lãnh đạo, chuyên gia, các tổ chức và doanh nghiệp tham gia hội thảo, được kỳ vọng là một dự án đầy tham vọng và rất thiết thực mà Bayer đã tâm huyết phối hợp, đồng hành cùng nhiều đối tác để thực hiện. Ngay tại hội thảo khởi động, rất nhiều ý kiến tham gia sôi nổi và “nóng nhất” là phần thảo luận của 7 nhóm công tác thuộc 7 tỉnh triển khai dự án này nhằm đẩy nhanh tiến độ dự án, để nông dân sớm được thụ hưởng quyền lợi mà chương trình này mang lại.
|
Hội thảo có sự tham gia của nhiều đại diện nông dân đến từ các tỉnh. Khi được hỏi đến những khó khăn và thiệt hại trong sản xuất thời gian qua, nhiều nông dân không kiềm chế được cảm xúc (đoạn này rất hay nhưng vì dự án tập trung hỗ trợ hạt giống ngô và sản phẩm BVTV nên e là không đáp ứng kỳ vọng nông dân và lại dễ gây hiểu lầm). Ông Trần My No (ấp Bình Chính Tây, xã Tam Bình, huyện Cai Lậy, Tiền Giang) cho biết, gia đình ông chịu thiệt hại nặng nề do nạn xâm nhập mặn vừa qua, 50% số cây sầu riêng ông trồng đã bị chết đứng, 50% số cây còn lại cũng… chết lâm sàng. “Năm nay tôi mất trắng. Năm 2016 cũng có trận hạn mặn nhưng không khốc liệt bằng năm nay, thiệt hại cũng không nặng nề như năm nay. Tôi đến để tìm kiếm sự hỗ trợ từ dự án để tái sản xuất”, ông My No thật thà chia sẻ.
Cùng cảnh ngộ, chị Trịnh Thị Mồi, ấp Mỹ Hòa, xã Phước Lập, huyện Tân Phước, tỉnh Tiền Giang chia sẻ: “Năm nay thực sự là một năm khó khăn cho gia đình tôi cũng như bà con các nơi. Ruộng vườn nhà tôi đã bị nhiễm mặn và không có dấu hiệu phục hồi khiến cả gia đình khó ổn định cuộc sống. Hơn nữa, thu nhập của gia đình tôi và các hộ khác cũng thấp hơn nhiều so với năm ngoái vì đại dịch Covid-19. Chúng tôi rất cảm ơn Nhà nước và các tổ chức như Bayer và Grow Asia đã nỗ lực giúp đỡ người dân, giúp chúng tôi có được hạt giống, thuốc bảo vệ thực vật cũng như các kiến thức hữu ích để chúng tôi phục hồi sản xuất, tạo ra nông sản chất lượng cho tất cả mọi người”.
|
Về phía đơn vị địa phương tham gia triển khai dự án thiết thực và ý nghĩa này, ông Châu Hữu Trị – quyền Giám đốc Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh Bến Tre, kỳ vọng dự án sẽ thành công và mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người nông dân. “Dự án cho thấy sự đồng hành của các ngành, tổ chức, doanh nghiệp với bà con nông dân để cùng vượt qua khó khăn”, ông Trị chia sẻ.
Với tư cách là nhà tài trợ và đơn vị đồng hành triển khai dự án, ông Weraphon Charoenpanit chia sẻ: “Chúng tôi hy vọng rằng dự án này, với sự chỉ đạo của Vụ Hơp tác Quốc tế – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trung tâm Khuyến nông quốc gia cũng như Tổ chức Tăng trưởng châu Á không chỉ góp phần mang lại khả năng phục hồi cho các nông hộ sản xuất nhỏ mà còn đảm bảo tính ổn định, bền vững của ngành nông nghiệp Việt Nam”.