Ứng dụng dạy học được định giá 10 tỷ USD nhờ Covid-19

Theo TechCrunch, khi gọi vốn 500 triệu USD từ một số quỹ bao gồm Silver Lake, Tiger Global, General Atlantic, ứng dụng dạy học trực tuyến Byju được định giá 10,8 tỷ USD. Trong vòng gọi vốn hồi tháng 7 năm ngoái, mức định giá của Byju là 5,75 tỷ USD. Như vậy, trong vòng 14 tháng, ứng dụng này đã tăng gần 47% và là startup giá trị nhất thế giới hiện nay.

Giá trị Byju đến từ tác động của Covid-19 tại Ấn Độ. Sau khi chính phủ nước này ra lệnh phong tỏa toàn quốc, khiến mọi trường học đều ngừng hoạt động. Vì thế, hàng triệu phụ huynh sử dụng dịch vụ giáo dục trực tuyến để con của họ có thể tiếp tục học.

Byju Raveendran, nhà sáng lập và CEO Byjus. Ảnh: Getty Images.

Byju Raveendran, nhà sáng lập và CEO Byju’s. Ảnh: Getty Images.

Ở Ấn Độ, đa số người dân không sẵn sàng trả tiền cho các dịch vụ trực tuyến. Tuy nhiên, giáo dục lại là một ngoại lệ. Dù thắt chặt chi tiêu, các gia đình Ấn Độ vẫn đầu tư mạnh cho giáo dục với hy vọng con của họ sẽ có tương lai tốt.

Các trường học đóng cửa giúp Byju có thêm 20 triệu học viên mới. Hiện tại, ứng dụng có hơn 64 triệu người đăng ký và 4,2 triệu người trả phí hàng năm. Byju Raveerdran, Giám đốc điều hành công ty, tiết lộ rằng doanh thu từ ứng dụng đã tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.

Hình ảnh trực quan trong một bài giảng toán cảu

Hình ảnh trực quan trong một bài giảng toán của Byju. Ảnh: Byju.

Trong 4 năm qua, Byju là một trong những startup edTech huy động được nhiều vốn nhất thế giới với 1,5 tỷ USD sau 15 vòng gọi vốn. Danh sách nhà đầu tư của Byju có thể kể đến CEO Mark Zuckerberg của Facebook, tập đoàn Tencent của Trung Quốc, công ty Naspers của Nam Phi.

Học tập trực tuyến đang bùng nổ khắp thế giới, Ấn Độ là một trong những nơi mà học tập trực tuyến phát triển nhanh nhất. Số lượng người sử dụng Internet ở Ấn Độ tăng mạnh mẽ do sự phổ biến của điện thoại thông minh giá rẻ và kế hoạch giảm chi phí WiFi của chính phủ.

Quỹ India Brand Equity dự đoán thị trường học trực tuyến ở Ấn Độ sẽ đạt giá trị 5,7 tỉ USD vào năm 2020.

Thành Dương (theo TechCrunch)

Nguồn