Tỷ giá khó giảm nữa… vì tiền thừa?

Tỷ giá khó giảm nữa… vì tiền thừa?

Nhật Minh

(TBKTSG Online) – Tỷ giá đang có dấu hiệu giảm dần về sát vùng giá mua đô la Mỹ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). Theo nhận định của nhiều chuyên gia thì tiền dư có thể là nguyên nhân của vấn đề này.

Tiền đang rẻ nhưng lại bí đầu ra

Dường như Việt Nam đang trở thành ‘chỗ trũng’ để tiền chảy vào

https://www.thesaigontimes.vn/
Biểu đồ tỷ giá đô la Mỹ/tiền đồng. Nguồn: Investing.com

Tỷ giá trên thị trường liên ngân hàng (LNH) đã giảm về dưới 23.200 đồng đổi 1 đô la Mỹ trong tháng 7 và được nhận định sẽ giảm về 23.175, giá mua đô la của NHNN.

Theo dữ liệu từ investing.com, tỷ giá có vẫn tiếp tục xu thế giảm trong tháng 7. Ghi nhận tại ngày 24-7, tỷ giá LNH đóng cửa ở mức 23.180 đồng/đô la Mỹ. Như vậy tỷ giá LNH vẫn cao hơn giá mua ngoại tệ của NHNN. 

Nhiều khả năng nguồn cung nội tệ dư thừa trên thị trường LNH là một yếu tố khiến các ngân hàng găm giữ tỷ giá ở vùng trên giá mua đô la Mỹ của NHNN, do khi tỷ giá giảm về 23.175 thì NHNN sẽ mua thêm được ngoại tệ, đồng nghĩa với việc sẽ có thêm nội tệ được bơm vào hệ thống trong khi đã quá dư thừa.

Tỷ giá trong xu thế giảm đã được dự báo từ trước khi dòng chảy ngoại tệ vào thị trường Việt Nam. Cán cân thương mại 6 tháng đầu năm ước thặng dư 4 tỉ đô la trong khi cùng kỳ xuất siêu chỉ 1,7 tỉ đô la. Con số khá ấn tượng trong bối cảnh Covid đang tàn phá thương mại và nhu cầu tiêu thụ toàn cầu.

Song việc ghìm tỷ giá ở trên giá mua đô la Mỹ của NHNN để tránh lại có thêm tiền đồng trên thị trường là nguyên nhân có thể xem xét khiến cho tỷ giá hiện tại vẫn chưa giảm thêm.

Với kịch bản tỷ giá tiếp tục giảm trong thời gian tới thì có khả năng năm nay là năm thứ hai liên tiếp NHNN hạ giá mua ngoại tệ.

Thực trạng tiền đồng dư thừa đã kéo dài trong nhiều tháng trở lại khi tín dụng tăng trưởng yếu. Điều này khiến lợi nhuận ngân hàng ít nhiều bị ảnh hưởng khi không thể giải ngân, trong khi vẫn phải trả lãi cho nguồn huy động từ tiền gửi với lãi suất cao hơn nhiều lãi suất LNH. Và hẳn là giới ngân hàng không muốn NHNN đổ thêm tiền đồng vào hệ thống ở thời điểm hiện tại.

Thực tế cho thấy cả đô la Mỹ và tiền đồng đều đang rất nhiều, trong khi các sự kiện như chiến tranh thương mại, dịch bệnh,… đã không còn mới và không tác động nhiều lên cầu tiền. Trong khi đó, tỷ giá thời gian gần đây bị chi phối chủ yếu từ cung tiền và thực trạng thanh khoản dư thừa cả đô la Mỹ và tiền đồng đã đẩy tỷ giá giảm dần.

Trong thời gian tới, nếu dòng ngoại tệ đổ vào thị trường Việt Nam nhiều hơn, khả năng cao tỷ giá sẽ vẫn giảm về giá mua đô la Mỹ là 23.175. Trong trường hợp này, NHNN có thể phải cân nhắc tới nhiều biện pháp để cân đối cung – cầu tiền tệ trong bối cảnh tiền vẫn được dự báo tiếp tục dư.

Với kịch bản tỷ giá tiếp tục giảm trong thời gian tới thì có khả năng năm nay là năm thứ hai liên tiếp NHNN hạ giá mua ngoại tệ.

Trong trường hợp NHNN mua được ngoại tệ thì các biện pháp trung hòa nguồn tiền đồng bơm mới, khi thực hiện mua đô la Mỹ trên thị trường ngoại hối, có thể được cân nhắc, bao gồm phát hành trở lại tín phiếu để hút bớt nội tệ dư thừa khi thị trường chưa cần tới, đồng thời cũng giúp hạn chế tác động tới lạm phát.



Nguồn