Xác định thủ phạm gây hiện tượng “sâu lạ ăn trụi lá” ở Bình Dương, TPHCM – Chuyện lạ

Thời gian qua, ở Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh có xảy ra hiện tượng sâu lạ ăn trụi lá cây, gây lo lắng cho người dân sinh sống trong khu vực.

Để tìm hiểu về loại sâu này, Viện Sinh thái học miền Nam đã cử cán bộ đến thu thập mẫu sâu ở khu vực Mỹ Phước – Tân Vạn và đường Phạm Văn Đồng để gây nuôi và tiến hành xác định loài.

Mới đây, trang trên thông tin của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam cho hay, kết quả nhận định ban đầu về thủ phạm gây hiện tượng trên là loài bướm đêm nằm trong giống Antheraea, có tên gọi chung là Ngài tơ tasar (tussar), tên tiếng Anh là Tasar silkmoth (hoặc Tasar silkworm), thuộc họ Ngài hoàng đế (Saturniidae), bộ Cánh vẩy (Lepidoptera).

Xác định thủ phạm gây hiện tượng sâu lạ ăn trụi lá ở Bình Dương, TPHCM - Hình 1

Con đực của loài Antheraea frithi Moore, 1859 (Ảnh: VAST)

Xác định thủ phạm gây hiện tượng sâu lạ ăn trụi lá ở Bình Dương, TPHCM - Hình 2

Con cái của loài Antheraea frithi Moore, 1859 (Ảnh: VAST)

Giống bướm đêm này được nhận xét là rất khó phân loại, do đặc điểm đa hình và nhiều quần thể trong cùng một loài tiến hóa tách biệt, tạo nên các loài phụ. Mặc dù vậy, dựa trên hình thái bên ngoài, nhóm nghiên cứu đã xác định được đây là loài Ngài tơ tasar hoang dã Antheraea frithi Moore, 1859 (tên tiếng Anh là Wild tasar silkmoth), đã từng được ghi nhận ở Sài Gòn (Arora và Gupta, 1979) và một số khu vực khác ở Việt Nam. Loài này có vùng phân bố khá rộng, từ Ấn Độ trải dài sang phía nam Trung Quốc, xuống đến đảo Java ở Indonesia.

Giống Antheraea được ghi nhận chủ yếu trong các khu rừng tự nhiên, có kích thước lớn, sải cánh thường trên 10cm, và sâu của chúng có thể ăn được trên nhiều loại cây khác nhau, trong đó có họ Dipterocarpaceae, điển hình là cây Sao đen và cây Dầu con rái đã được ghi nhận bị sâu tấn công trong thời gian vừa qua.

Kẻ thù tự nhiên của các loài Ngài tơ tasar khá đa dạng, bao gồm ong kí sinh, ong vò vẽ, kiến vàng, bọ xít, ruồi kí sinh và bọ ngựa. Thời gian từ lúc trứng nở đến hết sâu tuổi 5 là khoảng 30-45 ngày, từ kén phát triển thành bướm đêm mất khoảng 25-45 ngày nhưng có thể lâu hơn nếu gặp điều kiện thời tiết bất lợi.

Thực tế cho thấy sâu được ghi nhận nhiều vào khoảng tháng 9-11 (thường là cuối mùa mưa), do đó chúng thường sẽ có hai thế hệ nở trong năm, một lần là vào khoảng tháng 6-8 trong mùa mưa và một lần nữa là vào tháng 12-1 đầu mùa khô nhưng số lượng ít hơn. Sau khi nở thành bướm đêm, chúng sẽ giao phối, đẻ trứng lên cây chủ để sâu phát triển tiếp tục một vòng đời mới.

Điều khá thú vị đó là các loài thuốc giống Antheraea đóng góp rất lớn cho ngành dệt lụa ở Ấn Độ và Trung Quốc và những ứng dụng khác trong y học. Do đó, loài Ngài tơ tasar hoang dã Antheraea frithi và rất nhiều loài khác thuộc giống Antheraea đã được nghiên cứu gây nuôi có kiểm soát trong tự nhiên, đặc biệt là ở các khu vực trồng cây phục hồi rừng, góp phần bảo vệ môi trường, tạo thêm việc làm và thu nhập cho người lao động.

Chính vì thế, theo các nhà khoa học thì người dân không nên quá lo lắng bởi đây là một loài nếu được kiểm soát tốt sẽ có lợi cho con người và hệ sinh thái tự nhiên. Mặc dù vậy, việc chúng xuất hiện với số lượng lớn thời gian gần đây là một vấn đề cần được quan tâm tìm hiểu.

Nhóm nghiên cứu nghi ngờ rằng trước đây có thể đã có một vài quần thể nhỏ tồn tại rải rác ở trong các khoảnh đất tự nhiên còn chưa khai hoang. Quá trình phát triển quần thể, chúng tìm đến những nơi thuận lợi hơn (số lượng cây chủ nhiều, ít bị tác động bởi kẻ thù tự nhiên) nên bùng phát mạnh. Do đó, cần thiết có sự thông báo rộng rãi đến người dân, nhằm ghi nhận bổ sung thêm dữ liệu về địa điểm, thời gian phát hiện để có thể đề xuất các biện pháp xử lí hữu hiệu, kiểm soát kịp thời tình trạng này trong tương lai.

Hiện tại, các nhà khoa học đề xuất biện pháp xử lí tình trạng sâu bùng phát như sau: Hầu hết sâu khi hóa kén đều quấn 2-3 chiếc lá bao xung quanh rồi mới kéo tơ và bọc lấy cơ thể bằng một cái kén dày, nên việc xử lí bằng cách phun thuốc chỉ có thể làm chết sâu, không ảnh hưởng đến các con đã hóa nhộng. Do đó cần thiết thực hiện thêm một bước nữa là thu nhận thủ công các cái kèn này, để tránh tình trạng chúng vẫn có khả năng nở thành bướm đêm và tiếp tục giao phối duy trì quần thể sau này.

Trong tương lai, khi mới phát hiện hiện tượng sâu ăn trụi lá, để hạn chế việc phun thuốc, chúng ta có thể xử lí như sau: bọc một tấm vải hoặc tấm nilong xung quanh gốc cây có kích thước lớn hơn so với tán cây, rồi rung cây để sâu rơi xuống. Sau đó tiến hành tỉa gọn cây để loại bỏ sâu và nhộng bướm còn bám trên cây. Làm mở rộng sang các cây lận cận đến khi không còn thấy sâu rơi sau khi rung cây thì có thể dừng. Biện pháp này có thể mất nhiều công sức nhưng giảm thiểu việc quần thể phát triển sau này. Sâu, nhộng thu được có thể đem tiêu hủy, hoặc chôn làm phân bón sạch, hoặc phân bố đều về các khu rừng tự nhiên để chúng tự cân bằng trong tự nhiên.

Tin mới nhất

Bí mật của giấc ngủ sâu

07:41:26 22/09/2020

Nhóm các nhà khoa học Mỹ do nhiều nhà thần kinh học từ Đại học California tại Los Angeles dẫn đầu vừa xây dựng mô hình toán học về sự tiến hóa các chức năng của não bộ ở trẻ em từ sơ sinh đến 15 tuổi.

Miệng núi lửa khổng lồ tiếp tục xuất hiện tại Siberia

07:37:09 22/09/2020

Các nhà khoa học mới đây đã phát hiện một miệng núi lửa khổng lồ trên khu vực lãnh nguyên Bắc Cực ở Siberia, ước tính rộng khoảng gần 200m.

Bắc cực quang là một phần nguyên nhân làm chìm tàu Titanic?

07:35:11 22/09/2020

Vụ chìm tàu ​​Titanic đã trở thành chủ đề của nhiều cuốn sách, bài báo và phim ảnh. Tất cả chúng ta đều quen thuộc với lý do nó bị chìm khi va chạm với một tảng băng trôi.

Hình ảnh nghi là tàu của người ngoài hành tinh ngoài khơi bờ biển Greenland

07:33:17 22/09/2020

Phát hiện được công bố bởi nhà nghiên cứu theo thuyết âm mưu nổi tiếng Scott C Waring mô tả là một vật thể kỳ lạ hình tam giác ở vùng biển gần phía đông của Greenland.

Khai thác sức mạnh của chất rắn sinh học để sản xuất hydro

07:29:59 22/09/2020

Các nhà nghiên cứu tại trường Đại học RMIT, Úc đã sử dụng chất rắn sinh học để sản xuất hydro từ nước thải nhờ có công nghệ mới hỗ trợ tái chế hoàn toàn nước thải.

Tế bào được tạo nên từ gì?

07:28:50 22/09/2020

Cơ thể con người cũng giống như một bức tranh ghép hình gồm hàng tỷ mảnh bé tí tẹo gọi là tế bào.

Nơi sóng biển hình vuông

07:02:53 22/09/2020

Những ô kẻ xuất hiện khi hai vùng biển gặp nhau theo phương gần như vuông góc.

Vì sao vũ trụ lại là chân không?

20:38:58 21/09/2020

Vũ trụ là môi trường chân không gần như tuyệt đối, và nói ngắn gọn thì trọng lực chính là nguyên nhân.

Đói ăn, cá sống dưới đại dương phải nhảy lên bờ để săn mồi

20:36:32 21/09/2020

Một số loài cá đang buộc phải thay đổi thói quen săn mồi khi đối mặt với điều kiện môi trường sống khắc nghiệt.

Vẻ đẹp kỳ lạ của Thổ tinh

20:16:42 21/09/2020

Kính viễn vọng Hubble cung cấp những bức ảnh tuyệt đẹp về Thổ tinh khi nó nằm ở vị trí quan sát rõ ràng nhất trong năm.

Cá sấu lao khỏi mặt nước, cắn chân người ở Florida

18:53:26 21/09/2020

Là một họa sĩ chuyên vẽ động vật, ông Mark Johnson, 61 tuổi, quyết định vẽ lại con cá sấu dài gần 2,5 m từng tấn công mình.

Nghiên cứu mới: Hươu cao cổ thường xuyên bị Thiên Lôi đánh lén do quá cao kều

18:49:56 21/09/2020

Do sở hữu cái cổ dài quá cỡ, mẹ thiên nhiên nghĩ bọn hươu này là cột thu lôi nên cứ nhè đầu chúng mà.. thả sét.

Bí ẩn nào đằng sau 13 xác ướp mới được đào lên trong giếng cổ Ai Cập

18:47:26 21/09/2020

Tiếp nối những câu chuyện xác ướp bí ẩn kéo dài không lời đáp đến từ Ai Cập, liệu 13 con người ấy sẽ kể cho chúng ta biết điều gì?

Bí ẩn Tam giác quỷ Bermuda

18:44:22 21/09/2020

Từ thập kỷ 40 đến nay, đã có hàng chục hạm tàu và mấy chục chiếc máy bay bị mất tích khi đi qua vùng tam giác Bermuda bí ẩn… Nhiều công trình khao học và nhà nghiên cứu độc lập đã dày công tìm hiểu, nghiên cứu nhưng đến nay vẫn chưa c…

Dòng mỹ phẩm đầu tiên trên thế giới thích hợp sử dụng trong vũ trụ

18:41:27 21/09/2020

Dự án CosmoSkin nhằm tạo ra các loại mỹ phẩm chăm sóc làn da trong môi trường không trọng lực và cực kỳ khô trong không gian.

Tấm ván lướt sóng trôi gần nửa vòng Trái Đất

18:31:42 21/09/2020

Tấm ván lướt sóng của anh Doug Falter bất ngờ được tìm thấy ở đảo Sarangnani thuộc Philippines, cách nơi nó biến mất gần nửa vòng Trái Đất.

Tàn tích bí ẩn đâm vào ‘thị trấn vàng’ Goldfields

18:28:16 21/09/2020

Liệu kịch bản người ngoài hành tinh ghé thăm cánh đồng vàng có xảy ra?

Robot cá heo: Thay đổi tương lai của thủy cung?

18:25:44 21/09/2020

Edge Innovation là một công ty vận hành theo đúng cái tên thể hiện sự đổi mới của mình. Họ đã tạo ra cá heo robot rất giống thật với hy vọng sau này, những con robot tương tự sẽ thay thế các loài sinh vật biển thật bị giam cầm và biểu d…

Phát hiện loạt quan tài cổ gây chấn động Ai Cập

18:23:26 21/09/2020

Những cỗ quan tài bằng gỗ này chưa từng được mở ra, ẩn giấu nhiều bí mật chưa hé lộ.

Trung Quốc phát hiện 2 ngôi mộ cổ hơn 1.800 năm tại tỉnh Hồ Nam

18:20:07 21/09/2020

Các nhà khảo cổ đã tìm thấy 23 cổ vật trong một ngôi mộ 1.800 năm tuổi, gồm đồ đồng, đồ gốm và dao sắt, trong ngôi mộ còn lại có các đồng tiền bằng đồng đỏ và cũng có một số đồ gốm.

Bí ẩn xác ướp công chúa gào thét ở Ai Cập

18:16:40 21/09/2020

Xác ướp với biểu hiện la hét trên khuôn mặt trở thành bí ẩn khiến giới khoa học đau đầu suốt một thời gian dài.

Giá trị đám sinh vật ‘bùi nhùi’ đáng sợ trôi dạt vào biển

18:13:41 21/09/2020

Đám sinh vật biển giống người ngoài hành tinh đáng sợ trôi dạt vào bãi biển Bắc Wales có giá lên tới 1,5 tỷ đồng.

Bốn ‘thế giới’ hứa hẹn nhất cho sự sống ngoài Trái Đất

18:10:56 21/09/2020

Sao Hỏa, Europa, Enceladus và Titan được ví là 4 thế giới hứa hẹn nhất cho sự sống ngoài hành tinh trong hệ mặt trời của chúng ta.

Thú vị bộ sưu tập trống đồng tí hon của người Việt cổ

18:07:38 21/09/2020

Trống đồng tí hon là mô hình thu nhỏ của trống đồng bình thường, có kích thước và kiểu mẫu rất đa dạng. Có nhiều trống nhỏ như viên kẹo theo đúng nghĩa đen.

Hố đen vĩ đại gấp 100 tỷ lần Mặt trời giúp hé lộ về vật chất tối?

18:06:07 21/09/2020

Nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, những hố đen siêu lớn với khối lượng bằng 100 tỷ lần Mặt trời có lẽ đã tồn tại. Phát hiện về một khu vực vĩ đại như vậy trong vũ trụ sẽ giúp hé lộ bí ẩn về vật chất tối.

Hổ cái sát thủ đoạt mạng hơn 400 người

18:01:03 21/09/2020

430 người từng bỏ mạng dưới nanh vuốt của hổ cái Champawat – một trong những kẻ sát nhân khét tiếng nhất trong lịch sử nhân loại.

Bắt được sinh vật kỳ dị như thời nguyên thủy nghi là rùa cá sấu

17:32:16 21/09/2020

Con rùa lạ nghi là rùa cá sấu ở An Giang có lớp mai vỏ gai nhọn, đuôi dài giống cá sấu.

Nhan sắc thật của các vị Phúc tấn, Cách cách nhà Thanh và sự thật đằng sau.

16:47:06 21/09/2020

Khi thưởng thức những bộ phim cổ trang Trung Quốc, mà nổi tiếng nhất gần đây là 2 bộ phim đình đám: Hậu cung như ý truyện và Diên hy công lược, hẳn người xem sẽ mê mẩn nhan sắc của những hoàng hậu, phúc tấn, cung tần trong cung. Nhưng đ…

Phong bì chứa kịch độc gửi tới Nhà Trắng: Ricin nguy hiểm thế nào?

09:38:35 21/09/2020

Một bao thư có chứa chất độc ricin cực mạnh đã được gửi tới Nhà Trắng và người nhận chính là Tổng thống Donald Trump nhưng đã bị giới chức chặn lại. Ricin cực độc, có thể gây tử vong sau khoảng từ 36 đến 72 giờ đồng hồ.

Điểm danh những loài cây ‘chờ cả đời người’ mới thấy nở hoa

09:25:13 21/09/2020

Trong thế giới tự nhiên, có những loài thực vật ra hoa quanh năm, có những loài lại mất cả chục năm, thậm chí là trăm năm mới thấy nở hoa một lần.

Chim diệc bạch ung dung đứng nghỉ giữa đàn cá sấu khổng lồ

08:45:07 21/09/2020

Đàn cá sấu khổng lồ nằm la liệt trên bờ sông, quạ tấn công dơi trên đường phố,…là những hình ảnh động vật đẹp nhất tuần qua.

Ai Cập khai quật 27 quan tài 2.500 năm tuổi

07:35:37 21/09/2020

Các nhà khảo cổ khai quật tổng cộng 27 quan tài được chôn hơn 2.500 năm trước ở một nghĩa trang của Ai Cập cổ đại.

Bí mật những xác ướp tìm thấy trên sa mạc khô cằn ở Chile

07:29:01 21/09/2020

Sa mạc Atacama ở Chile là nơi các chuyên gia tìm thấy một số xác ướp của người Chinchorro có niên đại khoảng 7.000 năm tuổi. Những xác ướp cổ xưa này được ướp xác theo cách thức đặc biệt.

Phát hiện 14 quan tài cổ 2.500 năm ở Ai Cập

07:23:13 21/09/2020

Bộ Cổ vật Ai Cập công bố đã tìm thấy 14 quan tài cổ 2.500 năm ở khu vực nghĩa trang Saqqara.

Ngỡ ngàng thứ y hệt Trái Đất ở hành tinh vừa có dấu hiệu sự sống

07:20:36 21/09/2020

Các nhà khoa học đã tìm thấy một mảnh ghép hoàn hảo nữa cho chân dung anh em song sinh của Trái Đất: núi lửa trên Sao Kim.

Đây là cách ngành khai khoáng thiên thạch sẽ giúp ta cứu lấy Trái Đất, đồng thời tạo ra một thế hệ ‘nghìn tỷ phú’

20:42:31 20/09/2020

Cũng như thời kỳ bùng nổ của Internet đã tạo ra những người giàu nhất hành tinh, ngành công nghiệp khai khoáng thiên thể cũng mang tiềm năng tạo ra những khối tài sản kếch xù.

Nguồn

Bình luận