Vượt khó thu ngân sách, Bộ trưởng Tài chính thở phào nhẹ nhõm

[ad_1]

“Nói chung có làm thì mới có ăn, có sản xuất kinh doanh mới có nguồn thu ngân sách. Nếu sản xuất kinh doanh gặp khó thì thu ngân sách cũng khó theo”, Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng chia sẻ.

Phát biểu tại cuộc gặp báo chí ngày 25/12, Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng dành nhiều thời gian để nói về những “cú sốc” đối với nền kinh tế Việt Nam năm 2020.

Covid-19, giông lốc vào đầu năm, giữa năm hạn hán xâm nhập mặn ở Đồng bằng Sông Cửu Long, mưa bão, lũ lụt vào tháng 9-10 đã tác động đến sản xuất kinh doanh của nhân dân, doanh nghiệp.

Trong bối cảnh đó, theo Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng, tăng trưởng kinh tế vẫn dự kiến đạt khoảng 2,8% – là điểm sáng trong số các nền kinh tế mới nổi, dù rằng mức tăng trưởng ấy cách xa mục tiêu Quốc hội đặt ra là 6,8%.  

Mặc dù đó là điểm sáng, nhưng Bộ trưởng cho rằng chúng ta cũng phải nhìn nhận thực tế rằng mức tăng trưởng ấy là thấp nhất trong vòng 10 năm nay, thậm chí cả những năm về trước.

Ngày cuối năm, Bộ trưởng Tài chính 'thở phào nhẹ nhõm'
Bộ trưởng Tài chính Đinh Tiến Dũng

Thu ngân sách khó khăn do tăng trưởng kinh tế thấp, trong khi đó chi ngân sách lại tăng lên. Chi phòng chống dịch đến nay cho người dân, doanh nghiệp lên trên 17 nghìn tỷ đồng”, ông Dũng nói.

Ngoài ra, Chính phủ, ngành tài chính cũng đã phải cắt giảm nhiều loại phí, lệ phí, gia hạn nộp thuế – tiền thuê đất, điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh đối với thuế thu nhập cá nhân, giảm 30% thuế bảo vệ môi trường với nhiên liệu bay,… để hỗ trợ người dân, doanh nghiệp.

Tháng 10 năm nay, báo cáo trước Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính cho rằng thu ngân sách giảm so với dự toán đến 190 nghìn tỷ đồng và đề nghị tăng bội chi để đảm bảo tiền cho đầu tư phát triển. Bởi, đầu tư phát triển là một giải pháp để kích cầu trong nước.

“Tính đến hôm qua (24/12), thu ngân sách đã đạt 93,18% dự toán. Khi báo cáo Quốc hội, chúng tôi dự kiến giảm thu 190 nghìn tỷ đồng, nhưng đến nay số hụt thu chỉ còn là 103 nghìn tỷ đồng”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng thông tin và nhấn mạnh phương châm thu đúng, thu đủ, thu kịp thời. “Đó là tín hiệu rất tích cực. Tôi báo cáo Thủ tướng về việc thu ngân sách, Thủ tướng bảo đó là điểm sáng của kinh tế năm nay”.

“Không ứng, không ép. Ứng thì sang năm khổ, ép thì doanh nghiệp không chịu được”, lãnh đạo Bộ Tài chính nhấn mạnh. 

“4 ngày nữa là hết năm, con số hụt thu 103 nghìn tỷ đồng sẽ giảm xuống nữa, còn con số thu ngân sách theo dự toán sẽ tăng lên”, Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng nhận định.

Quan trọng nhất, theo ông Dũng, nhờ hụt thu thấp hơn dự kiến nên bội chi ngân sách cũng giảm đi, ổn định vĩ mô tiếp tục được củng cố.

Kết quả ngân sách đạt được thời gian qua, theo ông Đinh Tiến Dũng, là tiền đề quan trọng tiến vào giai đoạn 2021-2025, nhất là khi còn nhiều rủi ro cho năm 2021. Tuy vậy, dự toán thu ngân sách năm 2021 cũng rất “thận trọng” khi chỉ đặt ra mục tiêu dự toán thu nội địa tăng 5,6% so với ước thực hiện năm 2020.

“Trong điều kiện tổng thu giảm, bố trí chi cho đầu tư phát triển năm 2021 vẫn cao hơn 2020… Như thế chi thường xuyên sẽ cắt giảm hơn nữa, vì chi đầu tư phát triển là động lực quan trọng cho tăng trưởng”, lãnh đạo Bộ Tài chính định hướng.

Nhìn lại cả năm 2020, ông Đinh Tiến Dũng bộc bạch: “Đến giờ thở phào nhẹ nhõm”.

“Còn vài ngày nữa hết năm 2020 – một năm đầy chông gai, nhưng ngành tài chính cảm thấy đáng tự hào. Nhìn lại năm 2016, ngân sách khá hơn, năm 2019 là đỉnh cao, tưởng chừng năm nay tình hình sẽ như 2019 để chúng ta phát triển. Nhưng năm 2020 nhiều biến động như vậy, chúng ta phấn đấu được mức này quả thực là tốt”, ông Đinh Tiến Dũng chia sẻ.

Lương Bằng

Formosa Hà Tĩnh: Vốn 10 tỷ USD, đã lỗ dồn hơn 1 tỷ USD

Formosa Hà Tĩnh: Vốn 10 tỷ USD, đã lỗ dồn hơn 1 tỷ USD

Phân tích tình hình tài chính của một số dự án đầu tư nước ngoài (FDI) năm 2019, Bộ Tài chính phát hiện những bức tranh trái ngược. Bên cạnh việc không ít FDI lớn lỗ nhiều, nộp ngân sách thấp thì cũng có nhiều điểm sáng.

[ad_2]

Source link