Thay đổi để “sống sót”
Các quán bar, vũ trường ở phố đi bộ Bùi Viện đồng loạt thay đổi mô hình hoạt động, chuyển sang kinh doanh nhà hàng, quán ăn. Cửa được mở rộng nhằm tạo không gian thoáng đãng, bàn ghế sắp xếp giãn cách. Mỗi bàn ăn đều được trang bị sẵn nước rửa tay sát khuẩn, tất cả nhân viên bắt buộc đeo khẩu trang.
Nỗi niềm “phố Tây” Bùi Viện những đêm dài không nhạc, không đèn vì Covid-19
|
Không còn tiếng nhạc ồn ào náo nhiệt, bàn DJ phủ kín để nhường chỗ cho những bản nhạc âm lượng vừa phải. Menu được điều chỉnh lại với mức giá phù hợp.
![]()
|
Anh nói: “Vừa chung tay chống dịch nhưng cũng không để kinh tế bị gãy đổ. Đó mới thực sự là chống dịch hiệu quả”.
![]() Loại bàn cao được thay thế bởi bàn thấp và rộng hơn
|
![]() Xen kẽ các dãy bàn là những dán dấu chéo không được phép ngồi để đảm bảo khoảng cách phòng dịch
|
![]() Ưu tiên không gian thoáng, không mở nhạc lớn
|
![]()
|
![]() Cửa tại các quán bar được mở để tạo không gian
|
Chị Kim Hồng (29 tuổi, quản lý của bar Lost In Saigon nay là nhà hàng Lost In Saigon) cho biết từ chiều 28.8, nhà hàng đã tiến hành điều chỉnh lại menu cũng như thực hiện quy trình phòng chống dịch theo quy định của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn cho khách cũng như nhân viên, chuẩn bị mở cửa hoạt động trở lại.
Tương tự như vậy, nhiều quán bar, vũ trường khác ở Bùi Viện như lacasa, Ocean, Maya, Sahara,… cũng chuyển sang kinh doanh nhà hàng để “thích nghi” với tình hình hiện tại.
Bước đầu còn nhiều khó khăn
![]() Menu tại các nhà hàng được sửa đổi với giá thành phù hợp với đối tượng khách trong nước
|
![]() Khách đến quán sẽ đảm bảo khoảng cách
|
![]()
|
![]() Nhiều người đến Bùi Viện vào ngày đầu tiên mở lại
|
Theo Quốc Khánh, không khí nhộn nhịp, vui vẻ của phố Bùi Viện từ lâu đã trở thành một phần không thể thiếu của TP.HCM. Vì vậy, anh mong rằng con phố này sẽ nhanh chóng trở về với nhịp sống rộn ràng trước đó.
Chị Nguyễn Thị Liễu (32 tuổi, quản lý nhà hàng Monaco) bày tỏ: “Trước khi chuẩn bị mở cửa hoạt động trở lại, mình và nhân viên phấn khởi lắm. Nhưng vì là ngày đầu tiên, thông tin chưa được lan truyền rộng rãi nên số lượng khách ghé quán còn ít. Đến tối rồi mà lượng khách vẫn thưa thớt nên trong lòng có chút buồn”. Chị hy vọng rằng sau một thời gian hoạt động, Monaco sẽ được nhiều người đón nhận hơn.
![]() Nhiều bạn trẻ đến Bùi Viện vì “nhớ”
|
![]() Bùi Viện vẫn còn khá vắng vào ngày đầu tiên
|
Chị Kim Hồng bộc bạch mong muốn lớn nhất vẫn là đủ chi phí hỗ trợ cho anh em nhân viên. Chị bảo: “Chưa cần phải trở về thời kỳ hoàng kim, chỉ cần được tầm 50% so với hồi trước để có thể có thu nhập chi trả tiền mặt bằng cũng như trả lương cho nhân viên là chúng tôi đã vui lắm rồi!”.
Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Hoàng Tâm, Chủ tịch UBND P.Phạm Ngũ Lão, Q.1, TP.HCM cho biết, từ trước tới nay, các quán bar ở khu Phố đi bộ Bùi Viện đều đăng ký kinh doanh với hình thức nhà hàng, do vậy, việc các quán “thay đổi hình thức” hoạt động từ bar sang nhà hàng để mở cửa trở lại là bình thường, phù hợp giấy phép đăng ký kinh doanh. Theo ông Tâm, vì ảnh hưởng của dịch Covid-19, các quán bar, quán nhậu trên Phố đi bộ Bùi Viện đều phải đóng cửa thời gian dài, nhưng chủ quán vẫn tốn một khoản tiền khá lớn khi phải chi trả mặt bằng, hỗ trợ nhân viên… nên việc chuyển đổi cách thức hoạt động như một lối ra mới cho chủ quán bar, nhà hàng. “UBND phường thường xuyên đi kiểm tra để yêu cầu các quán này hoạt động như nhà hàng thì không được có DJ, không lên nhạc, không mở đèn chớp. Dù một số nhà hàng thông thường vẫn có, nhưng do đặc thù khu Bùi Viện nên chúng tôi vận động quán như vậy. Từ đầu dịch tới nay, các quán ở khu này đều chấp hành tốt chủ trương của phường”, ông Tâm cho biết. (Vũ Phượng ghi)
|