nCoV dập hy vọng hồi sinh du lịch Đông Nam Á

Sự gia tăng đột biến các ca nhiễm ở Bali, Bangkok… là những “gáo nước lạnh” tạt vào hy vọng hồi sinh ngành du lịch ở Đông Nam Á.

Thái Lan, nơi khách quốc tế mang lại hơn 11% GDP vào năm 2019, chịu ảnh hưởng nặng nề từ đại dịch, dù kiểm soát dịch bệnh tốt. Hôm 3/9, nơi này ghi nhận ca nhiễm nCoV trong cộng đồng đầu tiên sau hơn 100 ngày, khiến nước này phải hoãn kế hoạch thiết lập hành lang du lịch an toàn với một số nước hồi tháng 8. Việc mở cửa Phuket để đón khách quốc tế được chính phủ nước này cân nhắc thận trọng hơn. Tổng cục trưởng Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) Yuthasak Supasorn cho biết, kế hoạch đón khách quốc tế trở lại Phuket có thể hoãn đến đầu tháng 10.

Một đầu bếp đứng nhìn bãi biển vắng bóng khách du lịch trên đảo Koh Chang hồi cuối tháng 7. Anh mong đợi du khách sớm quay lại như những ngày xa xưa ấy. Ảnh: Reuters

Một đầu bếp đứng nhìn bãi biển vắng bóng khách du lịch trên đảo Koh Chang hồi cuối tháng 7. Anh mong đợi du khách sớm quay lại “như ngày xưa”. Ảnh: Reuters

Theo báo cáo mới nhất từ Oxford Economics, Bangkok mất khoảng 14,5 triệu khách quốc tế từ giờ đến cuối năm. Các thành phố du lịch khác trên khắp thế giới bị sụt giảm về du lịch, nhưng thủ đô Thái Lan là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Báo cáo chỉ ra con số này sẽ không tăng trở lại ở mức cao như năm 2019 cho ít nhất là đến năm 2024. Nhu cầu khách quốc tế đến Bangkok giảm 57% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, Bangkok chiếm 2/3 tổng lượng khách du lịch. Điều này đồng nghĩa với việc xứ sở chùa vàng đối mặt với nhiều khó khăn trong tương lai.

Bali có kế hoạch đón khách trở lại từ đầu tháng 9. Tuy nhiên, cuối tháng 7, khi nơi đây đón khách nội địa, các ca nhiễm bắt đầu tăng mạnh, gấp ba lần trước đó. Con số tử vong cũng tăng gấp đôi, lên 116 người.

Hạn chế về việc đi lại trên khắp thế giới đã làm tê liệt ngành du lịch Thái Lan trong thời gian ngắn. Ảnh: Florian Wehde/Thaiger

Hạn chế về việc đi lại trên khắp thế giới đã làm tê liệt ngành du lịch Thái Lan. Ảnh: Florian Wehde/Thaiger

Kế hoạch mở cửa Bali bị hoãn vô thời hạn. Tiến sĩ Pandu Riono, nhà dịch tễ học của Đại học Indonesia cho biết, du lịch nội địa là yếu tố quan trọng làm gia tăng các ca bệnh ở Bali. Các chuyên gia y tế cộng đồng, dịch tễ học cũng chỉ ra thiếu sót của chính phủ trong giảm thiểu rủi ro, kiểm soát tình huống như thiếu xét nghiệm nCoV hay khả năng truy dấu người nhiễm trong cộng đồng yếu kém.

Kamil, chủ một cửa hàng lưu niệm địa phương tại Indonesia, cho biết kinh doanh vẫn trì trệ nhưng anh vẫn cố gắng không quá căng thẳng. Anh nói phó mặc mọi việc cho thượng đế vì không thể đoán trước tương lai. “Những gì chúng tôi có thể làm bây giờ là điều hành công việc kinh doanh tuân theo các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh”.

Cũng do đại dịch, lần đầu tiên nền kinh tế xứ sở vạn đảo bị sụt giảm theo quý trong hơn hai thập kỷ, thậm chí Bali bị tụt lại ít nhất 11% so với các địa phương trên khắp Indonesia.

Tương tự, Việt Nam cũng vấp phải một làn sóng dịch bệnh mới khi mở cửa lại du lịch nội địa sau khi kiểm soát Covid-19 trong nửa đầu 2019. Đà Nẵng phải phong toả chặt chẽ sau khi phát hiện những ca lây nhiễm trong cộng đồng.

10 nơi khách muốn đến nhất khi du lịch trở lại

Hội đồng tư vấn Du lịch (TAB) và báo Điện tử VnExpress thực hiện khảo sát nhu cầu và xu hướng tiêu dùng của khách du lịch Việt Nam. Mời độc giả trả lời các câu hỏi tại đây.

Xin chân thành cảm ơn!

Anh Minh (Theo Bangkok Post)

Nguồn