Tuy nhiên, khi bé chào đời, bác sĩ mới nhận ra đó là một cái miệng thứ hai. Miệng thứ nhất của bé có cấu trúc bình thường. Miệng thứ hai là một khối nhô ra dưới vùng càm bên phải, dài 0,8 cm. Thỉnh thoảng, nó còn tiết ra một thứ chất lỏng trong suốt được cho là nước bọt.
Cô bé được chẩn đoán mắc bệnh Diprosopus, hay còn gọi là sọ mặt trùng lặp. Đây là hội chứng cực kỳ hiếm gặp khiến một bộ phận nào đó trên mặt bị nhân đôi. Bệnh cũng xuất hiện ở gà, cừu, mèo và một số loài khác.
Các bác sĩ đã chia sẻ ca bệnh kỳ lạ nên trên chuyên san BMJ Case Report. Họ mô tả cái miệng thứ hai của bệnh nhân có cấu trúc không liên quan gì đến miệng thứ nhất. Các chức năng ăn uống, thở của miệng thứ nhất hoàn toàn bình thường.
Khi được 6 tháng tuổi, bé đã được phẫu thuật để cắt bỏ miệng thứ hai. Các bác sĩ buộc phải khoan vào hàm cô bé để loại bỏ hoàn toàn phần xương hàm của miệng thứ hai.
Bệnh nhi tiếp tục được theo dõi 6 tháng sau đó. Vết mổ tiến triển tốt và đã lành. Cô bé có thể ăn uống bình thường mà không gặp vấn đề gì.
Tuy nhiên, các bác sĩ phát hiện cô bé không thể dùng cơ mặt để kéo phần môi dưới bên phải di chuyển về hướng cằm. Họ tin rằng nhóm cơ bắp ở khu vực này đã không còn hoạt động sau ca phẫu thuật, theo Daily Mail.