Mưa sao băng Perseids Hiện tượng thiên văn kỳ thú tháng 8 – Chuyện lạ

Tháng 8 năm nay là khoảng thời gian tuyệt vời để quan sát các hành tinh. Mưa sao băng Perseids sẽ là một hiện tượng làm cho bầu trời tháng này thêm hấp dẫn, nhất là với những ai có điều kiện quan sát thuận lợi.

Mưa sao băng Perseids - Hiện tượng thiên văn kỳ thú tháng 8 - Hình 1

Ảnh minh họa

Mưa sao băng đáng trông đợi nhất năm

Mưa sao băng Perseids là một hiện tượng thiên văn được trông đợi hàng năm, sẽ có cực điểm vào đêm 12 rạng sáng ngày 13/8 này. Năm nay Mặt trăng sẽ gây ảnh hưởng tới việc quan sát hiện tượng này. Mưa sao băng Perseids là hiện tượng diễn ra vào tháng 8 hàng năm với cực điểm rơi vào khoảng rạng sáng ngày 12, 13. Các sao băng của nó là những mảnh vụn còn sót lại khi sao Chổi 109P/Swift-Tuttle tiến về phía Mặt trời. Nhiều năm qua, đây luôn là hiện tượng đáng chú ý đối với người yêu thích quan sát bầu trời đêm. Bởi nó là một trong hai trận mưa sao băng lớn nhất trong năm cùng với Geminids.

Bốn năm trước, năm 2016, Perseids đã thực sự là một vụ bùng nổ sao băng. Tuy nhiên năm nay sẽ không có một vụ bùng nổ với nhiều sao băng được quan sát như thế. Một điểm không may nữa đối với người quan sát là khoảng thời gian cực điểm của hiện tượng này rơi vào thời điểm trăng bán nguyệt. Mặt trăng sẽ có vị trí khá gần khu vực trung tâm của hiện tượng.

Ánh sáng của Mặt trăng sẽ làm giảm đáng kể khả năng quan sát và bạn chỉ có thể thấy được những sao băng tương đối sáng của hiện tượng này. Vì lý do đó mật độ sao băng của Perseids năm nay, bạn có thể thấy được vào đêm cực điểm sẽ chỉ khoảng 30 – 50 sao băng mỗi giờ nếu có điều kiện thời tiết lý tưởng và ít ô nhiễm. Ở những nơi khí quyển ô nhiễm bởi khói, bụi hoặc ánh sáng nhân tạo thì con số trên sẽ giảm đi.

Khoảng thời gian phù hợp nhất để quan sát mưa sao băng là vào các đêm lân cận cực điểm của nó. Đối với Perseids thời điểm đó là rạng sáng các ngày 12, 13 và 14/8. Trong đó rạng sáng ngày 12 sẽ là lý tưởng nhất. Tất nhiên bạn vẫn có thể thấy nhiều sao băng của Perseids vào những đêm lân cận cực đại dù mật đó có ít hơn.

Vào rạng sáng các ngày nêu trên, ngay sau nửa đêm (hay lý tưởng hơn nữa là sau 1 giờ sáng), hãy nhìn về phía bầu trời Đông Bắc và tìm chòm sao Perseus. Chòm sao này có lẽ không dễ xác định đối với những người chưa có kinh nghiệm. Do đó, đơn giản nhất là bạn chỉ cần nhìn lên bầu trời Đông Bắc với góc nhìn tính từ mặt đất khoảng 30 – 50 độ.

Cần lưu ý theo dõi tình hình thời tiết. Nếu trời có mây mù hay mưa thì không có bất cứ hy vọng nào quan sát được.

Bạn không cần ống nhòm hay kính thiên văn hoặc bất cứ dụng cụ nào để nhìn thấy sao băng. Mắt thường chính là cách quan sát tốt nhất. Mưa sao băng không giống như pháo hoa, nên hãy kiên nhẫn. Ngay cả ở lúc cực điểm với điều kiện quan sát lý tưởng, khoảng thời gian giữa các sao băng có thể từ vài giây cho tới nhiều phút. Hãy chọn góc nhìn rộng hướng về phía Đông Bắc và tư thế nằm hoặc ngồi dễ chịu nhất vì bạn sẽ không muốn đứng ở tư thế ngửa mặt lên trời hàng giờ liền.

Quan sát các hành tinh hiếm gặp

Tháng 8 này là thời điểm tuyệt vời để quan sát các hành tinh trong Hệ Mặt trời đối với những nơi có bầu trời trong. Sao Kim, sao Hỏa, sao Mộc, sao Thổ và thậm chí cả sao Thiên Vương đều có thể được quan sát trong khoảng thời gian này.

Trước tiên là quan sát sao Mộc và sao Thổ. Đây là hai hành tinh thú vị nhất để quan sát, nhất là khi bạn có một chiếc kính thiên văn hoặc ống nhòm. Sao Mộc vừa tới vị trí trực đối vào ngày 14/7, còn sao Thổ sau đó 6 ngày, tức 20/7.

Vị trí trực đối của một hành tinh đối với Trái đất là khi hành tinh đó nằm ở vị trí đối diện với Mặt trời khi quan sát từ Trái đất. Nói cách khác là vị trí mà Trái đất nằm xen vào giữa và gần thẳng hàng nhất so với hành tinh đó và Mặt trời. Sao Thủy và sao Kim không có vị trí này vì chúng nằm gần Mặt trời hơn so với Trái đất. Vì thế, khi một hành tinh ở vị trí đó, nó dễ dàng được quan sát nhất do đồng thời hai điều kiện. Đó là nó nằm gần Trái đất nhất có thể so với các vị trí quỹ đạo khác và toàn bộ phần được Mặt trời chiếu sáng của nó hướng về phía Trái đất.

Sang tháng 8, thời điểm hai hành tinh này nằm ở vị trí trực đối vẫn chưa quá xa. Do đó chúng vẫn rất dễ dàng được quan sát. Vào những tối tháng 8 này, sao Mộc và sao Thổ mọc khá sớm trên bầu trời phía Đông – Đông Nam. Nếu trời quang mây và có một góc nhìn đủ rộng bạn sẽ dễ dàng nhận ra sự có mặt của chúng ngay cả ở các đô thị có mức ô nhiễm không khí cao như Hà Nội hay TPHCM. Chúng là hai điểm sáng nằm khá gần nhau và nổi bật trên nền trời phía Đông Nam từ khi trời bắt đầu tối.

Với một chiếc kính thiên văn nhỏ, sao Mộc và sao Thổ sẽ trở nên đẹp hơn rất nhiều. Qua kính thiên văn, bạn có thể thấy màu vàng của sao Thổ và những sọc sáng tối trên bề mặt sao Mộc nếu điều kiện quan sát đủ tốt. Vành đai nổi tiếng của sao Thổ cũng như 4 vệ tinh Galileo của sao Mộc cũng là những đối tượng không quá khó để phát hiện qua kính thiên văn.

Hành tinh đỏ (sao Hỏa và sao Thiên Vương) hiển nhiên cũng luôn là một điểm sáng đáng chú ý trên bầu trời. Nó mọc lên muộn hơn nên phải tới gần giữa đêm mới đủ cao để quan sát trên bầu trời phía Đông. Lúc đó sao Mộc và sao Thổ đã dịch chuyển sang bầu trời phía Tây và sẽ lặn sau nửa đêm. Có thể dễ dàng nhìn thấy sao Hỏa bằng mắt thường và nó cũng khá nổi bật. Khá gần đó, cũng trong chòm sao Cetus là hành tinh thứ 7 của Hệ Mặt trời: Sao Thiên Vương.

Khoảng thời gian từ 3 giờ sáng cho tới khi Mặt trời mọc của toàn bộ tháng 8, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy sao Kim ở bầu trời phía Đông. Đây là lúc mà người phương Đông trước đây gọi nó là sao Mai (ngôi sao xuất hiện vào lúc ban mai). Khác với sao Mộc và sao Thổ, khi quan sát sao Kim qua kính thiên văn, bạn sẽ khó tìm thấy điểm gì khác biệt vì nó vốn là một hành tinh được bao phủ bởi một lớp khí quyển dày màu vàng sẫm. Ngược lại, khi nhìn bằng mắt thường, nó luôn là điểm sáng đáng chú ý nhất, nổi bật hơn bất cứ hành tinh hay ngôi sao nào khác trên bầu trời đêm.

Tin mới nhất

Bắc Cực không còn băng vào mùa Hè 2035?

19:28:48 17/08/2020

Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí uy tín Nature Climate Change, các nhà khoa học ước tính với tốc độ biến đổi khí hậu và băng tan như hiện tại, đến năm 2035, vùng biển Bắc Băng Dương nhiều khả năng sẽ không còn băng vào mùa Hè.

Kinh ngạc ảnh ‘sứa đỏ’ xuất hiện giữa bầu trời trong cơn giông bão

19:23:31 17/08/2020

Những tia chớp trong cơn bão kết thành chùm trông giống như con sứa đỏ lạc đường neo đậu trên bầu trời cao.

Thả 45 con rùa quý hiếm về biển

19:19:38 17/08/2020

Ngày 17/8, Trạm Bảo vệ nguồn lợi thủy sản huyện Phú Quý (Bình Thuận) tổ chức thả 45 cá thể rùa biển về với môi trường tự nhiên tại khu vực bãi biển Hòn Tranh (Phú Quý).

Trung Quốc phát hiện sinh vật biển cổ đại cách đây 385 triệu năm

19:16:53 17/08/2020

Các nhà cổ sinh vật học Trung Quốc và Anh mới đây đã tìm thấy một số sinh vật biển cổ đại trong một rạn san hô ở tỉnh Quý Châu, Tây Nam Trung Quốc.

Hóa ra trên đời có loài ếch y hệt quả bơ có nhiều phiền muộn, tiếng kêu chíp chíp như vịt cao su

19:13:58 17/08/2020

Nhưng không phải chúng thật sự giận dữ mà con nào trông cũng thế.

Biến đổi khí hậu có thể khiến các virus ‘ngủ’ lâu ngày bỗng nhiên hồi tỉnh

19:04:52 17/08/2020

Virus ngủ lâu ngày bỗng nhiên hồi tỉnh, dịch bệnh đậu mùa, sốt xuất huyết hoặc zika bất ngờ xuất hiện trở lại ở châu Âu. Những điều này tưởng như chỉ có trong kịch bản các bộ phim đề tài thảm họa.

Sinh vật ‘kỳ lạ’ đi lạc được phát hiện bởi Đội tuần tra cảnh sát Anh

18:29:59 17/08/2020

Sinh vật đi lạc kỳ lạ trên đường phố đã khiến các thành viên đội tuần tra vô cùng bất ngờ.

Giải mã bí ẩn’vực không đáy’ và giai thoại chuyện vực ‘hút người’ ở Hà Nam

18:21:14 17/08/2020

Những câu chuyện ly kỳ xoay quanh vực không đáy ở Hà Nam luôn kích thích sự tò mò và niềm đam mê khám phá của nhiều người.

Hóa thạch siêu hiếm của bọ ba thuỳ cổ đại được bảo quản cực hoàn hảo

10:22:28 17/08/2020

Theo thông tin từ các nhà khảo cổ, hóa thạch của sinh vật 429 triệu năm tuổi được bảo tồn tốt đến mức đáng kinh ngạc.

Công nghệ biến nước biển có thể uống được chỉ trong… vài phút

10:20:05 17/08/2020

Theo tiết lộ của các nhà nghiên cứu, công nghệ mới được cho có thể chuyển đổi nước biển rất mặn hoặc nước lợ thành nước sạch, an toàn có khả năng thay đổi hàng triệu cuộc sống trên toàn cầu.

Bí mật về cách cá ngựa bố nuôi dưỡng các phôi thai

10:18:15 17/08/2020

Sau khi các cặp cá ngựa giao phối, cá ngựa đực phải làm công việc nặng nhọc đó là mang thai chứ không phải cá ngựa cái.

Phát hiện cá mập phát sáng bí ẩn dưới đáy đại dương

10:15:38 17/08/2020

Các nhà khoa học gần đây đã tuyên bố phát hiện ra lý do tại sao hai con cá mập có thể phát sáng màu xanh lá cây tươi sáng dưới đáy đại dương như vậy.

Động vật cũng biết “giãn cách xã hội” và đây là cách mà chúng thực hiện

10:13:54 17/08/2020

Đối với động vật, việc tự cách ly khỏi cộng đồng là một hành động rất khó khăn, thậm chí khiến chúng mất mạng, nhưng lợi ích tập thể luôn được đặt lên hàng đầu.

Nước mắt của chim và bò sát tương tự như nước mắt của con người

09:59:11 17/08/2020

Theo một nghiên cứu mới, nước mắt của các loài chim và bò sát giống nước mắt của con người một cách đáng ngạc nhiên. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu cũng xác định được những điểm khác biệt chính.

Những điều chưa biết về mãng xà khổng lồ nặng 1,5 tấn, to lớn nhất Trái đất

09:58:34 17/08/2020

Sau khi khủng long tuyệt chủng, loài mãng xà to lớn nhất trên Trái đất xuất hiện, nuốt chửng cả những con cá sấu khổng lồ thời tiền sử.

Con người đã hỏa táng người chết từ ít nhất 7.000 năm trước Công nguyên.

09:54:03 17/08/2020

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí PLOS One cho thấy hỏa táng là một tập tục cổ xưa thực sự chứ không phải đến tận ngày nay mới được áp dụng.

“Thảm hoạ thông tin” trên Trái đất sẽ xảy ra năm 2245

09:49:37 17/08/2020

Các nhà khoa học cho biết, với tình hình hiện tại vấn nội dung kỹ thuật số trên Trái đất đang trên đà phát triển sẽ bằng… một nửa khối lượng Trái đất vào năm 2245.

Từ 200.000 năm trước, loài người đã ngủ trên những “chiếc giường” êm ái

09:47:27 17/08/2020

Khám phá mới này cho thấy tiềm năng về một nền văn hóa vật chất chưa từng được hé lộ, nhưng có thể đã hiện hữu ngay từ thủa bình minh sơ khai của loài người.

Các hang động dung nham khổng lồ trên Sao Hỏa và Mặt trăng có thể ở được

09:22:05 17/08/2020

Những nhà nghiên cứu mới đây đã đưa ra nhận định về sự tồn tại của các hang động dung nham trên Sao Hoả và Mặt trăng có thể có kích thước gấp 100 đến 1.000 lần kích thước so với trên Trái đất.

Lầu Năm Góc sẽ lại tiến hành nghiên cứu UFO

09:19:06 17/08/2020

Bộ Quốc phòng Mỹ quyết định thành lập một nhóm công tác để nghiên cứu các vật thể bay không xác định (UFO) mà các phi công của Không quân Mỹ đã bắt gặp.

“Cấu trúc” kỳ lạ xuất hiện trên Sao Hoả

09:17:03 17/08/2020

Thợ săn UFO nổi tiếng Scott Waring mới đây đã tuyên bố tìm thấy một cấu trúc kỳ lạ trong một bức ảnh được chụp bởi tàu thám hiểm Sao Hoả Curiosity của NASA.

Đây là cách mới để tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất

19:51:36 16/08/2020

Bằng cách tìm kiếm các phân tử ngay trên Trái Đất, giới nghiên cứu hy vọng tìm thấy bằng chứng về sự sống ngoài không gian.

Động vật bốc mùi nhất thế giới, ai gặp cũng… chạy mất dép

17:04:31 16/08/2020

Trùm cuối trong top những loài động vật bốc mùi hôi thối nhất quả đất là chồn hôi – chúng sử dụng vũ khí lợi hại này của mình để tự vệ khi gặp nguy hiểm.

Hỏa táng người chết đã tồn tại từ ít nhất 9.000 năm trước

16:37:55 16/08/2020

Một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí PLOS One tiết lộ tập tục hỏa táng đã được con người sử dụng từ thời đại đồ đá mới.

Phát hiện ‘nệm giường’ lâu đời nhất trong hang động trên núi

16:31:11 16/08/2020

Tổ tiên của chúng ta đã biết sử dụng cỏ và tro để tạo ra chỗ ngủ thoải mái hơn từ ít nhất 200.000 năm trước, nghiên cứu cho biết.

Clip: Bị đánh úp, ngựa vằn phản đòn cực gắt rồi hành sư tử ‘thừa sống thiếu chết’

15:21:31 16/08/2020

Không chỉ bị ngựa vằn đưa vào thế hạ phong, sư tử còn bị hành hạ tới mức thừa sống thiếu chết.

Giật mình bằng chứng bị nghi di sản của người ngoài hành tinh

15:16:53 16/08/2020

Một số cổ vật hàng trăm, hàng ngàn năm tuổi có những đặc điểm kỳ lạ khiến một số người hoài nghi chúng là di sản của người ngoài hành tinh. Vì vậy, những cổ vật này trở thành bí ẩn lớn khiến giới khoa học gian nan đi tìm lời giải.

Nhà khoa học khí hậu nổi tiếng thế giới tử nạn do băng tan ở Bắc Cực

15:15:38 16/08/2020

Giáo sư, Tiến sĩ Konrad Steffen, một trong những chuyên gia hàng đầu thế giới về biến đổi khí hậu, đã qua đời ở tuổi 68 trong một vụ tai nạn do băng tan ở hòn đảo Greenland, Bắc Cực.

Australia: Chồng đấm cá mập để cứu sống vợ

15:06:55 16/08/2020

Tờ Sydney Morning Herald đưa tin, ngày 15/8, một người đàn ông đã dũng cảm nhảy lên một con cá mập trắng lớn và đấm nó để giải cứu vợ khỏi bị tấn công tại một bãi biển thuộc bang New South Wales, Australia.

Dòng sông sôi có thể luộc chín mọi sinh vật

15:01:49 16/08/2020

Sông Shanay-timpishka được người dân địa phương cho rằng nguồn nước nóng được phun ra từ thần rắn khổng lồ Yacumama.

Tộc người đầu tiên tự tiến hóa để thích nghi với thế giới hiện đại

15:00:19 16/08/2020

Bộ tộc Bajau sống tại Indonesia có lá lách tiến hóa lớn khác thường giúp lặn tự do ở độ sâu đến 70m. Đây là lần đầu tiên giới khoa học phát hiện sự thay đổi gene ở người để tiến hóa, thích nghi với hoạt động lặn dưới biển.

Hình ảnh ấn tượng của Hỏa tinh được chụp trong 15 năm

14:51:38 16/08/2020

Những hình ảnh chụp bởi Vệ tinh Trinh sát Sao Hỏa (Mars Reconnaissance Orbiter – MRO) đã được NASA công bố nhân kỷ niệm 15 năm nó được phóng vào vũ trụ.

Thí nghiệm bí mật chia tách cuộc sống của các cặp sinh đôi, sinh ba từ lúc chào đời

10:08:54 16/08/2020

Đó là một trong những thí nghiệm bí mật và tồi tệ nhất thế giới để tách những đứa trẻ sinh đôi, sinh ba, không cho chúng sống cạnh nhau ngay từ khi mới chào đời

Nhân loại từng đối phó với đại dịch như thế nào khi chưa có vaccine?

10:05:29 16/08/2020

Khi các đại dịch càn quét qua các quốc gia trong nhiều thế kỷ, trước khi tìm ra vaccine, nhân loại đã nghĩ ra những chiến lược sinh tồn độc đáo.

Bé gái ba tuổi sống sót thần kỳ sau một ngày ‘phiêu lưu’ trong rừng sâu

10:02:07 16/08/2020

Tạp chí People đưa tin, một bé gái ba tuổi người Mỹ đã sống sót thần kỳ sau một ngày lạc trong rừng sâu với con chó của gia đình.

Nguồn