[ad_1]
Mô hình đảo ngược thúc đẩy học trò chủ động, tích cực trong tự học tại nhà và trên lớp, từ đó tiến nhanh hơn đến các cấp độ cao trong tư duy.
Thế giới ngày càng phẳng, người học có nhiều lựa chọn và cơ hội để tự học hiệu quả với sự hỗ trợ của các tài liệu học phong phú trên Internet. “Tuy nhiên học trò vẫn cần được đưa vào khuôn khổ để nâng cao tính hiệu quả khi học với các nguồn online. Theo đó, mô hình lớp học đảo ngược ra đời và ngày càng được áp dụng rộng rãi, nhất là tại một số nước như Mỹ, Australia… giúp người học phát triển khả năng tự học, tính chủ động và tích cực, không phụ thuộc, chờ thầy cô đưa kiến thức”, chị Nguyễn Thị Hoa, nhà sáng lập hệ thống trung tâm tiếng Anh Ms Hoa Junior chia sẻ.
Filipped classroom – Lớp học đảo ngược là mô hình mà trong đó trình tự giảng dạy sẽ lật ngược so với mô hình giảng dạy theo phương pháp truyền thống. Mô hình Filipped classroom hướng đến việc chuyển dần không gian học tập nhóm sang không gian học tập cá nhân. Không gian học tập nhóm sẽ được dùng để tương tác, tranh luận, thảo luận làm rõ vấn đề, thay vì dùng để thuyết giảng, nghe giảng như trước đây.
Đối với mô hình này, người học phải xem các bài giảng trực tuyến trước khi đến lớp. Giờ học trên lớp sẽ dành cho các hoạt động học tập giúp người học nâng cao khả năng làm chủ các kỹ năng thông qua bài tập thực hành và thảo luận cộng tác. Từ đó giúp người học phát huy tính tính chủ động trong việc tìm hiểu, nghiên cứu vấn đề…
Means, B., Toyama, Y., Murphy, R., Bakia, M., & Jones, K. (2010 – Washington DC – Mỹ) đã nghiên cứu hiệu quả của mô hình Lớp học đảo ngược dựa trên cơ sở tổng hợp 46 nghiên cứu thực nghiệm tại các trường phổ thông và đại học tại Mỹ. Nhóm tác giả kết luận rằng mô hình học đảo ngược có tác động tích cực đến hiệu quả học tập cho người học nhờ tạo ra môi trường học tập sát nhất với người học, phù hợp với mọi trình độ, giúp việc học hiệu quả và có ý nghĩa hơn.
Không chỉ hướng tới sự chủ động tích cực của người học, mô hình này cũng chú trọng tương tác giữa người học và giáo viên, người học tham gia phát biểu, thảo luận, xây dựng bài giảng, chốt kiến thức cùng giáo viên. Như vậy, mọi hoạt động học trên lớp học đảo ngược đều xoay quanh người học, lấy người học làm trung tâm, thúc đẩy học trò tích cực và năng nổ hơn.
Chị Hoa chia sẻ thêm, trong lớp học truyền thống, giáo viên chỉ hướng dẫn, truyền đạt kiến thức giúp người học đạt ba mức đầu của thang đo cấp độ tư duy là ghi nhớ, thông hiểu và vận dụng (do giới hạn về thời gian học). Để đạt đến các mức độ cao hơn, người học phải nỗ lực tự học và nghiên cứu ở nhà.
Trong lớp học đảo ngược, người học đạt ba mức đầu bằng việc xem trước tài liệu, video bài giảng ở nhà dưới sự hướng dẫn của giáo viên, sau đó đến lớp tương tác, thảo luận, thuyết trình, phản biện cùng giáo viên và bạn bè để đạt tiếp ba mức độ cao hơn là phân tích, đánh giá, sáng tạo. Mô hình học này đã được áp dụng rộng khắp tại hầu hết trường đại học của Việt Nam và mang lại những hiệu quả nghiên cứu, học tập tốt.
“Mô hình đảo ngược có khả năng tạo ưu thế cho học sinh trong việc tiến nhanh đến các cấp độ cao trong tư duy bởi trong quá trình phân tích, đánh giá, sáng tạo (ba cấp độ cao của tư duy), học trò không còn phải “tự bơi”, mà có sự kết nối, tương tác và hỗ trợ trực tiếp của bạn bè, thầy cô”, chị Hoa nói.
Cũng theo Ms Hoa, mô hình đảo ngược nên được áp dụng rộng rãi trên hầu hết môn học cho học sinh các cấp để sớm làm quen với phương pháp tự học, phát triển tư duy đào sâu vấn đề. Hiện lớp học đảo ngược đang được áp dụng hiệu quả tại hệ thống trung tâm tiếng Anh Ms Hoa Junior dưới tên gọi mô hình học 4-3-1-6. “Đây là sự kết hợp hài hòa vai trò của người học, giáo viên, phụ huynh và trợ giảng; thúc đẩy học trò cấp một, cấp hai rèn luyện khả năng tự học và tích cực hơn trong hoạt động học tập trên lớp”, Ms Hoa cho hay.
Cụ thể, với môn tiếng Anh, học sinh nên thực hiện 4 giờ tự học ở nhà mỗi tuần bằng cách xem trước bài giảng trực tuyến, nghiên cứu tài liệu, ghi chép và vẽ sơ đồ tư duy về thông tin bài học. Giờ học tương tác với giáo viên tại lớp sẽ là thời gian thảo luận, thuyết trình kiến thức đã tự nghiên cứu dưới sự hỗ trợ, hướng dẫn của giáo viên trong thời gian 3 giờ.
Với con trẻ, ba mẹ nên đồng hành cùng con một giờ mỗi tuần để theo sát nhật ký giảng dạy, giúp con lên kế hoạch học tập tại nhà. Bên cạnh đó, con còn được trợ giảng hỗ trợ hoạt động học tập với 6 giờ mỗi tuần. Áp dụng mô hình lớp học đảo ngược này sẽ giúp người dạy và người học đổi mới tư duy, cách học theo hướng chủ động, tích cực, khắc phục hạn chế của lớp học truyền thống, nâng cao hiệu quả dạy và học.
Mỹ Linh
[ad_2]