Chuyện kể của một ‘nữ khách’ Covid-19: Tôi đã bị cách ly như thế nào? | Đời sống

Xe cứu thương và hành khách duy nhất

Trên trang cá nhân, chị N.T.L (Hà Nội) – ‘‘nữ khách’’ của Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư trong những ngày đầu của dịch Covid-19 đã chia sẻ với tâm trạng khá thoải mái về kỳ cách ly do bị ốm, sốt sau khi đi về từ nơi có dịch Covid-19.

‘‘Dịp Tết vừa qua tôi đi du lịch Đài Loan. Đúng ngày thứ 14 sau khi về thì tôi sốt 40 độ, trong thời gian về tôi cũng có ý thức tự cách ly, hạn chế tiếp xúc vì lo cho bản thân và mọi người. Khi sốt 40 độ, tôi có vào Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương ở Bạch Mai khám, tôi cũng khai chi tiết lịch trình đi lại của tôi ở Đài Loan. Các bác sĩ, điều dưỡng rất tận tình giải thích và động viên tôi: “Có yếu tố dịch tễ nên cần cách ly và làm xét nghiệm”.


Chuyện kể của một 'nữ khách' Covid-19: Tôi đã bị cách ly như thế nào? - ảnh 1

Lịch trình và các yếu tố nghi ngờ liên quan Covid-19 được chị N.T.L thông tin đầy đủ

‘Khi nghe phải lên Đông Anh, tôi cũng do dự nhưng khi tìm hiểu thông tin về cơ sở 2 này, tôi đã đồng ý và sau đó được đưa lên Đông Anh với 1 mình 1 xe cứu thương hú còi suốt dọc đường. Lên đến nơi, tôi được đưa vào khu cách ly đặc biệt, bác sĩ bắt đầu khám, cho lấy máu, lấy nước tiểu và chụp X quang phổi… truyền dịch hạ sốt’, chị N.T. L kể lại.
‘‘Sau 3 giờ nhập viện thì có người của Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đến lấy mẫu xét nghiệm trong họng rất nhẹ nhàng, êm ái”, “cựu nữ bệnh nhân” kể lại việc lấy lấy mẫu bệnh phẩm này – khác hẳn với nhiều người hình dung là rất khó chịu khi bị ngoáy trong họng.

“Tiếp đến là các cuộc gọi điện chăm sóc từ y tế phường, quận và nơi nào đó nữa (tôi quên mất rồi), nói chung là rất quan tâm”, chị N.T.L cho hay.

Tại nơi cách ly, hành trang cá nhân và điều kiện sinh hoạt khá dễ chịu dành cho các trường hợp cách ly tập trung: “Mỗi người được phát một cặp nhiệt độ, một khăn mặt, một bàn chải răng và kem đánh răng Colgate đàng hoàng. Nhà vệ sinh có nước nóng dùng thoải mái. Một phòng to khoảng 16 m2, chỉ kê 4 giường để đảm bảo khoảng cách an toàn cho bệnh nhân, tránh lây nhiễm chéo”, chị N.T.L cảm nhận.

Dinh dưỡng hoàn hảo, phục vụ tận…răng

‘‘Về phần dinh dưỡng thì được phục vụ tận răng, ăn sáng là phở, xôi, ăn chính thì cơm được bọc trong giấy thiếc cho nóng, đồ ăn khá ngon và sạch sẽ, còn thêm cả 1 hộp sữa Yakunt nữa nhé’’, chị L liệt kê khẩu phần được nhân viên bệnh viện phục vụ tận tình.


Chuyện kể của một 'nữ khách' Covid-19: Tôi đã bị cách ly như thế nào? - ảnh 2

Đồ dùng cá nhân được Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chuẩn bị sẵn cho người vào cách ly

“Chứng kiến các bác sĩ, y tá, nhân viên… gồng mình chống dịch, lo lắng cho bệnh nhân tôi thực sự ngưỡng mộ sự hy sinh thầm lặng của “những chiến sĩ áo trắng”. Sau khi có kết quả xét nghiệm âm tính, tôi thở phào nhẹ nhõm, cảm kích trước sự tận tình của các “chiến sĩ’ ấy, tôi đã đặt lẵng hoa đẹp tri ân họ vì cũng sắp đến ngày 27.2 rồi’’, chị N.T.L chia sẻ.

Cứ bình tĩnh sống

Sau “trải nghiệm” đợt cách ly tập trung, bệnh nhân L chân thành viết: ‘‘Qua bài viết này, tôi muốn nhắn nhủ tới mọi người, hãy bình tĩnh và nêu cao tinh thần trách nhiệm, hợp tác để góp phần đẩy lùi dịch bệnh… Nếu tôi không sốt, thì tôi đâu biết được có 1 bệnh viện ngoại thành to đẹp, khang trang đến thế và cũng chẳng hình dung nổi Việt Nam đang kiểm soát dịch bệnh tốt cỡ nào’’.


Chuyện kể của một 'nữ khách' Covid-19: Tôi đã bị cách ly như thế nào? - ảnh 3

Xét nghiệm âm tính với Covid-19 cho thấy, không phải ai có yếu tố nguy cơ cũng là ca bệnh

“Cứ bình tĩnh sống, việc gì phải xoắn”, chị N.T.L chia sẻ với tâm trạng khá thoải mái.


 

Là bệnh nhân Covid-19 sau khi về từ Hán Vũ, được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, trong ngày được công bố khỏi bệnh, nam bệnh nhân P.V.C. (29 tuổi, ở Vĩnh Phúc) chia sẻ: ‘‘Mọi người đừng quá lo lắng vì những biểu hiện bệnh thực sự không quá nặng nề: sốt, ho, mệt mỏi gần như mình bị cảm cúm thông thường. Quan trọng là đến y tế sớm để được điều trị kịp thời’.

TS-BS Nguyễn Trung Cấp, Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viên Bệnh Nhiệt đới Trung ương sau 19 ngày liên tục cách ly tại bệnh viện, trực tiếp điều trị bệnh



Chuyện kể của một 'nữ khách' Covid-19: Tôi đã bị cách ly như thế nào? - ảnh 4

Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp chia sẻ: các bác sĩ điều trị nên quan tâm, động viên để bệnh nhân trong thời gian cách ly bớt stress

       

nhân Covid-19, chân thành nói: ‘‘Khi cách ly nghiêm ngặt với bên ngoài, không giao tiếp trò chuyện, cuộc sống đảo lộn nên bệnh nhân khó tránh khỏi stress. Do đó, các bác sĩ, điều dưỡng nên động viên, quan tâm bệnh nhân để họ yên tâm.’’



Nguồn