[ad_1]
Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) được các nhà tuyển dụng đánh giá cao nhất về khả năng có việc làm của sinh viên; châu Á có 3 đại diện trong top 20.
Bảng xếp hạng và khảo sát về khả năng có việc làm sau tốt nghiệp của sinh viên các trường đại học do công ty tư vấn nhân sự Emerging thực hiện và được công bố bởi Tạp chí giáo dục quốc tế của Mỹ – Times Higher Education (THE).
Hơn 10.900 nhà tuyển dụng và quản lý nhân sự quốc tế đã đưa ra gần 118.200 phiếu bầu. Mỗi nhà tuyển dụng chọn 15 trường từ danh sách 2.000 đại học và đưa ra lý do họ chọn như vậy.
Kết quả, 250 trường từ 44 quốc gia và vùng lãnh thổ được xếp hạng. Tính trong top 20, có tới 9 đại học của Mỹ. Viện Công nghệ Massachusetts (MIT) dẫn đầu. Thành lập từ năm 1861 tại thành phố Cambrigde, Massachusetts, MIT nổi tiếng nhờ hoạt động nghiên cứu và giáo dục trong các ngành khoa học vật lý, kỹ thuật, sinh học, kinh tế… Sinh viên MIT không chỉ được nhà tuyển dụng săn đón mà còn nổi tiếng bởi khả năng khởi nghiệp, tạo ra hàng triệu việc làm, mang về doanh thu hàng nghìn tỷ USD.
Mỹ còn chiếm hai vị trị tiếp theo với Viện Công nghệ California (Caltech) và Đại học Harvard.
Vương quốc Anh có 4 đại diện trong top 20, trong đó Đại học Cambridge có thứ hạng cao nhất (hạng 4). Thuỵ Sĩ, Canada, Đức, Australia mỗi nước có một trường.
Ở khu vực châu Á, có ba trường góp mặt gồm Đại học Tokyo của Nhật Bản (hạng 6), Đại học Quốc gia Singapore (hạng 9) và Đại học Bắc Kinh của Trung Quốc (hạng 15).
Xếp hạng cụ thể của từng trường vào năm 2021 và so sánh với thứ hạng năm 2020 được thể hiện ở bảng dưới đây:
Bảng xếp hạng về khả năng có việc làm của sinh viên các trường đại học sau tốt nghiệp được đưa ra dựa trên đánh giá của nhà tuyển dụng ở 6 tiêu chí chính, gồm: Sự xuất sắc về học thuật; Am tường về kỹ thuật số (những phương pháp học tập sáng tạo, khía cạnh đào tạo chuyên gia về các công việc kỹ thuật số); Sự chú trọng vào nghề nghiệp (có môi trường kinh doanh, kinh nghiệm làm việc liên quan như một phần của chương trình học); Tính quốc tế hóa; Kỹ năng mềm và kiến thức số; Sự chuyên môn hóa.
[ad_2]