Các nhà khoa học đã phát hiện một loại khí được gọi là ‘phosphine’ bên trong các đám mây của sao Kim, cho thấy các vi sinh vật có thể tồn tại trên hành tinh này.
Sao Kim. (Nguồn: sciencenews.org)
Các nhà khoa học ngày 14/9 cho biết đã phát hiện một loại khí được gọi là “phosphine” bên trong các đám mây của sao Kim, cho thấy các vi sinh vật có thể tồn tại trên hành tinh này, qua đó hé lộ dấu hiệu về khả năng có sự sống bên ngoài Trái Đất.
Lâu nay, sao Kim, hành tinh thứ hai trong hệ Mặt Trời, luôn giữ kỷ lục về điều kiện môi trường khắc nghiệt và thường được mô tả như “địa ngục” với nhiệt độ ban ngày cao tới mức làm chì tan chảy, trong khi bầu khí quyển đậm đặc hơn Trái Đất 100 lần, bao gồm 85% là khí CO2.
Tuy nhiên, một nhóm chuyên gia đã phát hiện dấu vết của phosphine, một loại khí dễ cháy trên Trái Đất thường xuất hiện khi các chất hữu cơ phân hủy, khi sử dụng kính thiên văn James Clerk Maxwell ở Hawaii (Mỹ) và xác nhận điều này khi sử dụng kính thiên văn hiện đại Atacama Large Millimeter/submillimeter Array (ALMA) ở Chile.
Trong nghiên cứu đăng trên tạp chí Nature Astronomy, nhóm nhà khoa học nhấn mạnh sự hiện diện của phosphine không chứng minh rằng có sự sống trên sao Kim.
Tuy nhiên, khi những đám mây xoay quanh bề mặt nóng “như thiêu như đốt” của sao Kim vốn có tính axít cao và do đó phá hủy phosphine rất nhanh, nghiên cứu chỉ ra rằng đã có thứ gì đó tạo ra khí này một lần nữa.
Để tìm hiểu về sự sản xuất khí phosphine, họ đã dựng lên một số mô hình tính toán.
Nhóm nghiên cứu sau cùng kết luận rằng nghiên cứu này cung cấp bằng chứng “về đặc tính hóa học bất thường và không thể giải thích được” về sao Kim.
Trao đổi với báo giới, nhà khoa học Jane Greaves thuộc trường Vật lý và Thiên văn của Đại học Cardiff (Vương quốc Anh), trưởng nhóm nghiên cứu, lưu ý rằng sự hiện diện của mỗi mình phosphine không phải là bằng chứng về sự sống trên hành tinh láng giềng của Trái Đất.
Tuy nhiên, bà cũng thừa nhận đây là lần đầu tiên phosphine được tìm thấy trên một hành tinh đất đá không phải là Trái Đất.
Phản ứng về nghiên cứu trên, Alan Duffy, nhà thiên văn học thuộc Đại học Swinburne và nhà khoa học hàng đầu của Viện hoàng gia Australia, gọi phát hiện trên là “một trong những dấu hiệu thú vị nhất về sự hiện diện có thể có của sự sống ngoài Trái Đất mà tôi từng thấy.”
Trong khi đó, người đứng đầu Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) Jim Bridenstine gọi là “bước phát triển có ý nghĩa nhất” trong cuộc săn tìm sự sống ngoài Trái Đất. Ông nhấn mạnh: “Đã đến lúc ưu tiên cho sao Kim.”
Phosphine là một phân tử đơn do các vi khuẩn sản xuất trên Trái Đất thông qua các quy trình công nghiệp. Do đó, chất này nằm trong danh sách các phân tử được các nhà khoa học coi là “cấu trúc sinh học” tiềm năng của sự sống trên các hành tinh, có kích thước bằng Trái Đất và bầu khí quyển của những hành tinh này có thể được quan sát qua kính thiên văn.
Từ lâu, sự tồn tại của sự sống ngoài Trái Đất là một trong những câu hỏi quan trọng của khoa học. Các nhà khoa học đã sử dụng kính thiên văn và nhiều công cụ để tìm kiếm các “chữ ký sinh học” – những dấu hiệu gián tiếp của sự sống trên những hành tinh khác trong hệ Mặt Trời và xa hơn./.
Đã phát hiện ‘thiên đường sự sống’ ở hành tinh gần Trái Đất nhất
Tin mới nhất
Cậu bé 13 tuổi tử vong vì nhiễm amip ăn não hiếm gặp tại Mỹ
10:24:37 15/09/2020
Các kênh truyền thông địa phương tại Florida cho hay, một cậu bé 13 tuổi đã tử vong do nhiễm amip ăn não sau kỳ nghỉ cùng gia đình.
Giả thuyết về sự hình thành ‘hành tinh kim cương’
10:05:43 15/09/2020
Nghiên cứu mới tiết lộ những hành tinh giàu carbon trong hoàn cảnh thích hợp có thể tạo ra kim cương và silica.
Sư tử núi có nguy cơ tuyệt chủng vì giao phối cận huyết
10:02:11 15/09/2020
Hiện tượng giao phối cận huyết giữa những con sư tử núi ở California đang gây ra bất thường về gene, đe dọa sự tồn tại của loài.
Tảng băng rộng 113 km2 tách khỏi Greenland
09:59:19 15/09/2020
Tảng băng với diện tích lớn hơn thành phố Paris vỡ ra từ sông băng Greenland khiến các nhà khoa học lo ngại.
Con người có tiêu hóa được ngô không?
09:55:01 15/09/2020
Từ khi còn ở trên đĩa bàn ăn đến khi bạn đi cầu, hạt ngô có cách để nó vẫn là hạt ngô. Những hạt nhỏ bé màu vàng trong nhiều món ăn yêu thích của bạn dường như không hề được tiêu hóa.
Phát hiện ra hiện tượng làm đảo ngược khái niệm về hành tinh
09:52:46 15/09/2020
Các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hiện tượng làm đảo ngược khái niệm về vật chất tối trong vũ trụ.
Phát hiện xác gấu hang động cổ đại vẫn còn nguyên vẹn sau 39.000 nghìn năm
08:52:40 15/09/2020
Lần đầu tiên các nhà khoa học cho biết vừa có một phát hiện cực quý giá về xác loài gấu hang động đã tuyệt chủng được bảo tồn hoàn hảo với hàm răng, mũi vẫn còn nguyên vẹn sau 39.000 năm.
Làm gì khi bị ngộ độc ốc biển?
08:50:35 15/09/2020
Mới đây, 3 thanh niên ở Khánh Hòa có biểu hiện ngộ độc, đau đầu, buồn nôn, chóng mặt sau khi ăn ốc biển tự bắt. Sau đó, một người tử vong, 2 người đang cấp cứu. Vậy cần làm gì khi bị ngộ độc ốc biển?
Dùng cà phê như “chất đốt cháy mỡ” rất nguy hiểm cho sức khỏe
08:48:41 15/09/2020
Theo Giáo sư Margarita Koroleva – Cơ quan y sinh Liên bang Nga (FMBA), chuyên gia dinh dưỡng thì việc sử dụng cà phê như thực phẩm giúp đốt cháy mỡ rất nguy hiểm cho sức khỏe.
Cựu phi công Mỹ tiết lộ UFO từng có hành động “gây chiến”
08:43:33 15/09/2020
Một cựu phi công Mỹ từng chạm trán vật thể bay không xác định (UFO) ở ngoài khơi California năm 2004, gần đây tiết lộ rằng vật thể bí ẩn có hành động gây chiến.
Phát hiện từ trường mạnh nhất vũ trụ
08:33:14 15/09/2020
Các nhà nghiên cứu tính toán từ trường do một ngôi sao neutron phát ra có thể lên tới một tỷ Tesla theo quan sát từ kính viễn vọng không gian tia X.
Tại sao mũi chó lại lạnh?
07:10:34 15/09/2020
Khi một con chó đang ngủ, mũi của chúng thực tế thường nóng lên và khô đi. Tuy nhiên, sau đó khi con chó thức dậy nó sẽ liếm mũi và mũi sẽ lạnh trở lại.
Giải mã bí ẩn cung điện của người Canaan cổ xưa bị lãng quên 3.700 năm
07:08:51 15/09/2020
Năm 2009, các nhà khảo cổ đã khai quật một cung điện của người Canaan tại địa điểm khảo cổ Tel Kabri.
“Siêu nấm” đẩy ếch vàng Panama siêu hiếm đến bờ vực tuyệt chủng
07:08:21 15/09/2020
Loài ếch vàng Panama hiện đã được đưa vào mức cực kỳ nguy cấp trong Sách Đỏ các loài bị đe dọa của Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế.
Xác tàu buôn thế kỷ 17 bảo quản nguyên vẹn dưới biển Baltic
18:55:16 14/09/2020
Các thợ lặn đã phát hiện xác con tàu buôn trong tình trạng tốt từ thế kỷ 17 ở vùng biển Baltic.
Người đàn ông dành 25 năm tìm dấu vết của UFO
18:49:32 14/09/2020
Ryan Sprague ghi lại lời kể của những người được cho là từng gặp UFO trong cuốn sách của mình.
Ghi được hình ảnh ‘lốc xoáy lửa’ kinh hoàng, nhiều người bảo giống như ngày tận thế
18:46:04 14/09/2020
Lốc xoáy và lửa đều có sức tàn phá kinh khủng, nhưng mới đây, một số người đã ghi lại được hình ảnh lốc xoáy lửa rất đáng sợ, khiến ai nhìn thấy cũng rùng mình.
Bí ẩn quan tài đá chứa hài cốt vua Maya
18:43:30 14/09/2020
Trong cuộc khai quật tại một di chỉ ở Palenque, phía nam Mexico, các nhà khảo cổ tìm thấy quan tài đá chứa hài cốt vua Maya có tên Pakal. Cỗ quan tài làm từ đá trong mộ cổ có nhiều bí ẩn khiến giới khoa học tò mò.
Các Ông Hoàng, Bà chúa Cung đình Nguyễn ngày xưa ăn tết như thế nào
17:36:33 14/09/2020
Nhà Nguyễn – chế độ phong kiến cuối cùng ở Việt Nam – đã cáo chung hơn nửa thế kỷ. Tuy nhiên, nhiều dấu ấn triều đại này tạo ra vẫn tồn tại, bao gồm cả những phong tục, lễ lượt của nhà vua trong dịp Tết.
Cuộc sống bình yên đến lạ của người dân Mexico năm 1957
15:07:00 14/09/2020
Nhiếp ảnh gia người Mỹ Theodore Kross đi du lịch đến nhiều nơi và chụp ảnh như châu Phi, New Zealand, Trung Quốc, Hungary… Trong số này, bộ ảnh về cuộc sống rất đỗi thanh bình của người dân Mexico năm 1957 nhận được sự chú ý lớn.
Ám ảnh vẻ ma mị của những vùng đất bị lãng quên
14:18:32 14/09/2020
Có những vùng đất dù bị thiên nhiên vùi lấp hay thời gian phủ bụi mờ vẫn mang vẻ đẹp ma mị và đầy cuốn hút.
Phát hiện bằng chứng về trận động đất xảy ra cách đây 3.700 năm
12:05:49 14/09/2020
Các nhà khảo cổ Israel và Mỹ đã phát hiện bằng chứng về một trận động đất xảy ra cách đây 3.700 năm.
Biến đổi khí hậu có thể hồi sinh những dịch bệnh cổ đại
11:59:36 14/09/2020
Khi nóng lên toàn cầu làm tan chảy lớp băng vĩnh cửu như ở lãnh nguyên Alaska hay vùng phía bắc Siberia của Nga, những mối đe dọa mới nào sẽ lộ diện?
Nga giải mật video vụ nổ bom hạt nhân mạnh nhất lịch sử
08:36:11 14/09/2020
Đoạn video ghi lại khoảng khắc bom RDS-220 (còn gọi là bom Sa hoàng) có sức công phá 50 triệu tấn TNT phát nổ trên một quần đảo ở Bắc Băng Dương ngày 30/10/1961.
Hành tinh có 27 mặt trăng tiến gần Trái Đất, nhìn được bằng mắt thường
08:16:45 14/09/2020
Theo các nhà thiên văn, tuần này sẽ là thời gian hiếm hoi để bạn nhìn thấy hành tinh màu xanh lơ lạnh nhất Hệ Mặt Trời: Sao Thiên Vương.
Chiến binh Sparta được huấn luyện khắc nghiệt thế nào?
20:37:28 13/09/2020
Chiến binh Sparta nổi tiếng thiện chiến, dũng mãnh và không bao giờ đầu hàng quân địch. Ngay từ khi sinh ra, các bé trai Sparta bắt đầu quá trình huấn luyện khắc nghiệt đầy máu và nước mắt.
Phát hiện xác ướp gấu hang khổng lồ trong băng vĩnh cửu
20:31:37 13/09/2020
Các nhà khoa học Nga đã phát hiện xác chết được bảo quản hoàn hảo của hai con gấu hang động khổng lồ, loài vật từng sống ở lục địa Á – Âu từ 300.000 đến 15.000 năm trước đây.
Nga lên kế hoạch di chuyển khẩn cấp quỹ đạo Trạm vũ trụ ISS tránh va chạm với vệ tinh Mỹ
20:28:44 13/09/2020
Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) và vệ tinh BRICSat-2 của Mỹ, có khả năng xảy ra va chạm vào ngày mai, 14/9, tạo ra mảnh vỡ không gian, TASS dẫn cảnh báo từ Cơ quan Vũ trụ Nga Roscosmos.
Thí nghiệm phản trực giác này đã tạo ra một thế giới lộn ngược giống trong Inception
20:25:48 13/09/2020
Một thế giới lộn ngược rất phản trực giác, nhưng nó có phản khoa học hay không?
Bí ẩn 2 triệu năm không mưa ở thung lũng khô nhất thế giới
20:22:18 13/09/2020
Suốt gần 2 triệu năm qua, thung lũng McMurdo (thuộc Peru) không hề có mưa khiến khí hậu và cảnh quan nơi đây vô cùng cằn cỗi và khắc nghiệt.
Bầy cá voi lưng gù bơi lạc vào sông cá sấu
20:06:57 13/09/2020
Ba con cá voi lưng gù rẽ nhầm hướng trên đường tới Nam Cực và lạc tới con sông đầy cá sấu thuộc bang Northern Territory.
Trung Quốc phát triển robot nghiên cứu hai hố va chạm
16:29:14 13/09/2020
Camera quan sát toàn cảnh, máy quang phổ hình ảnh hồng ngoại, máy dò nguyên tử trung tính trên robot Yutu-2 sẽ được kích hoạt triển khai nghiên cứu trong tháng 9.
Kỷ nhân sinh Anthropocene và những vết sẹo con người rạch vào Đất Mẹ
15:53:18 13/09/2020
Cuộc cách mạng kỹ thuật đã biến tất cả chúng ta thành những con virus. Chúng ta tiêu thụ tất cả các sinh vật sống và làm suy giảm sự đa dạng sinh học trên Trái Đất.
Loài kỳ nhông mù kỳ lạ, mất 10 năm để ăn một bữa ăn, 12 năm để giao phối nhưng có thể sống cả thế kỷ
15:47:50 13/09/2020
Olm hay proteus (Proteus anguinus) là một loài kỳ nhông dưới nước trong họ Proteidae chính là sinh vật kỳ lạ khiến các nhà nghiên cứu đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác.