Run rẩy vì làm việc 12 tiếng/ngày, cô gái bị “nghiền nát” sau 1 tháng

Tại Amazon, công nhân được bao quanh bởi các robot và chúng được đối xử tốt hơn con người.

Bán hàng online thu 7,4 tỷ USD ngày Black Friday

Cảnh lạ Hà Nội sáng nay, xếp hàng từ 5 giờ, đập cửa gọi chủ để khuân đồ

Thảm cảnh năm nay, Black Friday giảm 80% vẫn ngồi không đợi khách

Lần đầu tiên khi Maureen Donnelly, 46 tuổi, tìm thấy công việc của mình tại Amazon, cô rất hào hứng về công việc sắp tới. Giống bao người khác, cô kỳ vọng vào những phúc lợi tuyệt vời của công ty như: công ty lớn, giá cổ phiếu cao, lợi ích đầy đủ, tuần làm việc bốn ngày, tiền lương tăng ca sẽ là 16 USD/giờ.  

Ngày đầu tiên đi làm, quản lý thường nói với cô rằng Amazon là nơi tốt nhất để làm việc, lặp đi lặp lại câu nói có chủ đích giống như tôn sùng môi trường làm việc của Amazon.

Nhưng chưa đầy 30 ngày sau với mỗi ngày làm việc 12 tiếng trôi qua, Donnelly cho biết “tinh thần của tôi đã bị nghiền nát.”

Run ray vi lam viec 12 tieng/ngay, co gai bi "nghien nat" sau 1 thang
Bóc trần sự thật làm việc trong mơ của Amazon

“Công việc đè bẹp tinh thần của tôi và làm tê liệt cơ thể tôi. Tôi đã dành gần 12 giờ một ngày mà không có ai để nói chuyện quá năm phút. Tôi ngủ không ngon, trở nên cáu kỉnh với gia đình. Đầu gối của tôi đã không còn cảm giác, lưng và vai tôi liên tục đau, hông trái run bần bật. Sau mỗi ca làm việc, tôi lại băng mắt cá chân sưng lên gấp ba lần kích thước bình thường” -Maureen Donnelly nói.

Đến tuần thứ hai, Donnelly quyết tâm nghỉ việc. Tuy nhiên, muốn làm cho cha cô tự hào, cô đã kiên trì vượt qua nỗi đau và nỗi vất vả cực nhọc bằng những lời tự nhủ thúc giục bản thân mình cần phải tiếp tục.

Donnelly không phải là người không thể chịu được các công việc nặng nhọc. Nhưng các điều kiện bên trong kho hàng 80.000 mét vuông thực sự khiến cô không thể chịu đựng nổi. Sau đó, Donnelly đã phải nghỉ việc tại Amazon.

“Tôi sớm biết rằng sự khác biệt duy nhất giữa kho hàng của Amazon và Sweatshop là robot… chúng được đối xử tốt hơn”. Tại Amazon, công nhân được bao quanh bởi các robot và chúng được đối xử ưu ái hơn con người.

Run ray vi lam viec 12 tieng/ngay, co gai bi "nghien nat" sau 1 thang
Con người vật lộn với robot

Sweatshop thuật ngữ ám chỉ những xưởng vắt mồ hôi – một nhà máy nhỏ nơi công nhân được trả lương rất ít và làm việc nhiều giờ trong điều kiện rất tồi tệ.

Hơn 100 người đã tập trung trước tòa nhà nơi Donnelly làm việc, biểu tình phản đối điều kiện làm việc khắc nghiệt và tỷ lệ thương tật tại nơi làm việc cao đáng lo ngại.

 

Một trong số những quy tắc của Amazon là tất cả nhân viên buộc phải đặt toàn bộ vật dụng cá nhân trong tủ khóa trước khi vào nhà kho, cấm sử dụng tai nghe và điện thoại. Điều này gây nhiều bất tiện cho các bậc cha mẹ đơn thân có con nhỏ.

Sau khi cất gọn đồ đạc, Donnelly nói rằng cô bị buộc tham gia các bài tập thể dục trị liệu trong 10 phút – một thói quen hàng ngày khiến cô cảm thấy như thể cô đăng ký vào quân đội thay vì Amazon.

“Chúng tôi cũng có 2 lượt nghỉ giải lao 15 phút và nghỉ bữa trưa 30 phút”, cô nói. Về giờ nghỉ trưa 30 phút của mình, Donnelly mất một nửa thời gian chỉ để đi bộ đến phòng ăn trưa. 15 phút còn lại, cô vừa đủ thời gian để nhét chiếc bánh sandwich bơ đậu phộng vào miệng, uống vài ngụm soda, hút một điếu thuốc và sau đó lại tiếp tục quay trở về nơi làm việc. Cô kể: “Một lần tôi đã nghỉ sớm hơn 5 phút và đã bị họ cắt 5 phút trong những giờ nghỉ khác của tôi”.

Run ray vi lam viec 12 tieng/ngay, co gai bi "nghien nat" sau 1 thang
Đế chế Amazon 

Một vấn đề tồi tệ hơn nữa chính là nhiệt độ trong phòng, cô cảm giác như 150 độ, ngột ngạt rất khó chịu. Cuối cùng, cô đã tìm ra lý do giải thích tại sao mọi quản lý ở đây đều mặc quần ngắn. 

Amazon trước đây xác nhận, họ có các hệ thống tự động để theo dõi mọi người trong từng giây và cảnh báo về thời gian làm việc. Nếu nhân viên nào nhận được 6 cảnh báo trong 12 tháng làm việc, họ sẽ bị chấm dứt hợp đồng.

Maureen Donnelly nói: “Amazon cố gắng chiếu những hình ảnh tuyệt vời là một nơi may mắn để làm việc nhưng đó hoàn toàn là công việc tồi tệ nhất tôi từng có trong đời.”

Cô cảm thấy rất thông cảm với những người vẫn làm việc cho Amazon và khẳng định những người mua sản phẩm từ trang thương mại điện tử khổng lồ không bao giờ biết đến máu, mồ hôi và nước mắt để đảm bảo đơn hàng của họ đến đúng giờ.

“Tan ca, tôi hoàn thành công việc, ném khăn và rời khỏi tòa nhà. Tôi gọi điện tới nhà kho gửi đến quản lý tin nhắn: Tôi có một lời mời làm việc khác và đã đồng ý.”

K.H

 

VietBao.vn



Nguồn