Phim chiếu mạng ăn theo ‘Squid Game’

[ad_1]

Web drama “Gia đình Cục Súc” hút hàng triệu lượt xem trên Youtube nhờ xây dựng nội dung theo bom tấn “Squid game” Hàn Quốc.

Tập 5-6 web drama Gia đình Cục Súc do diễn viên Võ Tấn Phát đầu tư sản xuất, phát hành tháng 11 gây chú ý với chi tiết giống Squid Game. Vì dịch bệnh, gia đình Bảy Cục – Bảy Súc (Võ Tấn Phát – Minh Dự đóng) lâm vào đường cùng, kiệt quệ kinh tế. Họ quyết định tham gia trò đập giấy, rồi dần bước vào thử thách khác. Hai tập đều vào top thịnh hành Youtube, đạt hơn ba triệu lượt xem.

Trích tập 5 web drama "Gia đình Cục Súc"

Trích tập 5 web drama “Gia đình Cục Súc” có nội dung lấy cảm hứng từ “Squid Game”, ra mắt ngày 5/11. Video: Youtube Võ Tấn Phát

Dự án parody Trò chơi con mực của kênh Youtube Thiên An phát hành ngày 15/10, dài ba tập, đều đạt hàng triệu view. Trong phim sử dụng năm trong sáu trò chơi được lấy từ bản Hàn. Câu chuyện bắt đầu khi năm nhân viên một công ty bị cho thôi việc, buộc họ phải dấn thân vào một cuộc chơi nhằm giải quyết khó khăn tiền bạc. Trải qua thử thách, họ nhận ra tình người, sự gắn kết để vượt qua khó khăn.

Các nhà sản xuất phim thừa nhận “ăn theo” bom tấn Hàn. Võ Tấn Phát cho biết nhóm biên kịch đã cố gắng cập nhật thời sự, tạo thích thú cho người xem. Anh nói: “Hiệu ứng Squid Game quá lớn, tạo ‘cơn sốt’ với khán giả toàn cầu, tôi muốn có sự kết nối nên đã đưa yếu tố này vào. Tôi chỉ lấy cảm hứng, sáng tạo theo phong cách riêng. Các trò chơi trong Gia đình Cục Súc được khai thác theo góc độ hài hước, nhẹ nhàng, quen thuộc với người Việt”.

Poster phim Gia đình cục súc. Ảnh: Võ Tấn Phát

Poster phim “Gia đình Cục Súc”. Ảnh: Võ Tấn Phát

Thiên An cho biết từ khi thành lập kênh đã định hướng theo đuổi phong cách parody – thuật ngữ xuất hiện từ Mỹ – làm lại từ video gốc theo phong cách hài hước hoặc châm biếm. Cô cho biết mê Squid Game, thấy hiệu ứng quá sâu rộng nên muốn làm ngay phiên bản phóng tác. Ý tưởng được cô lên ngẫu hứng trong một đêm, bắt tay làm ngay khi hết giãn cách xã hội.

Cô giữ các trò chơi theo đúng trình tự bản gốc, chỉ bỏ thử thách “Đi trên cầu kính” vì không thể dựng lại. Các miếng hài trong phim đến từ việc sáng tạo thêm tình huống, thoại, cho ra kết thúc bất ngờ. Như trò “Đèn xanh đèn đỏ”, ở bản gốc, trong thời gian quy định người nào không đến được vạch đích hoặc bị búp bê phát hiện cử động sẽ bị bắn chết. Ở bản parody, người chơi bị búp bê phát hiện sẵn sàng đứng cãi tay đôi. Cuối cùng, chính búp bê khiến toàn bộ người chơi ngất xỉu, ban tổ chức đành cho tất cả thí sinh vượt vòng. Phim không sử dụng yếu tố chết chóc, bạo lực như bản Hàn.

Trích tập 1 phim "Trò chơi con mực" phiên bản parody của Thiên An.

Trích tập một phim “Trò chơi con mực” parody của Youtuber Thiên An. Video: Youtube Thiên An Official

Để phần nào có được không khí Squid Game, các dự án đều phải đầu tư. Thiên An cho biết để làm ba tập phim, êkíp đã chi 300 triệu đồng cho bối cảnh, đạo cụ, trang phục… Nhóm gặp khó khăn khi thiếu không gian quay, quá trình thực hiện phải bảo đảm quy tắc chống dịch. Để tiết kiệm chi phí, nhóm thiết kế, in ấn bằng máy công ty, tự nấu kẹo cho trò tách hình.

Nhóm bạn trẻ đóng phim Trò chơi con mực parody. Ảnh: Thiên An

Nhóm bạn trẻ đóng phim “Trò chơi con mực” phiên bản hài. Ảnh: Thiên An

Trên Youtube có nhiều bình luận bàn về ý tưởng phim. Bạn Quyền Trương nói: “Dù phim đã biến tấu theo cách hài hước, người xem vẫn nhận ra được yếu tố Squid Game trong đó. Tôi thấy khá thú vị khi xem các sản phẩm này”. Huỳnh Như nêu ý kiến: “Có nhiều đoạn kịch bản hơi quá, diễn viên đóng bị lố khiến khán giả khó chịu. Xem giải trí thôi, còn thông điệp tôi chưa cảm được”.

Võ Tấn Phát nói: “Khi chọn ý tưởng này, tôi biết sẽ không thể tránh khỏi ý kiến khen chê của khán giả, sẽ có người cho rằng việc ăn theo này gây nhàm chán, không có sáng tạo. Tôi mong khán giả dõi theo hết các tập phim để thấy êkíp cố gắng thế nào”. Thiên An cho biết: “Sản phẩm làm ra đều là sự nỗ lực, cố gắng của mọi người trong nhóm. Việc có người thương, kẻ ghét là chuyện thường, nhóm đã quen rồi”.

Hiệu ứng Squid Game còn xuất hiện trong các vlog, video nhạc chế. Trên Youtube, chỉ cần gõ từ khóa “Squid Game” hoặc “Trò chơi con mực” sẽ cho ra hàng chục kết quả. Các nghệ sĩ Ninh Dương Lan Ngọc, Lê Xuân Tiền, TyhD, Tú Hảo, Tôn Kinh Lâm, ST Sơn Thạch… tung vlog mang tên Trò chơi con gà. Họ mặc đồng phục giống người chơi trong phim, đặt ra các thử thách có luật chơi ngang ngược, thiếu công bằng. Mục đích của hoạt động này được nhóm cho biết để mua vui, gắn kết tinh thần đồng đội.

Trên thế giới cũng rộ lên nhiều dịch vụ ăn theo bộ phim đình đám. Một tiệm cà phê tại Singapore đưa ra trò tách kẹo, thu hút thực khách đến quán. Ở Philippines, một trung tâm thương mại xuất hiện bức tượng cao 3 m mô phỏng trò chơi “Đèn xanh đèn đỏ” khiến nhiều người nán lại để trải nghiệm cảm giác giống trong phim.

Trailer Squid Game

Trailer “Squid Game”. Video: Netflix

Squid Game thuộc thể loại chiến đấu sinh tồn, xoay quanh Gi Hun (Lee Jung Jae đóng), một đàn ông trung niên bị vợ bỏ, thất nghiệp, mẹ bệnh, nợ hàng trăm triệu won. Gi Hun đồng ý tham gia một trò chơi với cơ hội kiếm 456 tỷ won để đổi đời. Luật chơi khắc nghiệt yêu cầu thí sinh giết nhau để sinh tồn, Gi Hoon vẫn giữ sự tích cực và làm bạn với nhiều người. Phim ra mắt giữa tháng 9, trở thành series thành công nhất lịch sử của Netflix với 111 triệu người xem sau 25 ngày phát sóng. Hiện đạo diễn Hwang Dong Hyuk lên kế hoạch thực hiện mùa hai.

Tân Cao

[ad_2]