Nơi nào đón 2020 muộn nhất trên thế giới?

Khi đồng hồ điểm 0h ngày 1/1/2020 tại American Samoa, người dân của đảo quốc Samoa cách đó khoảng 200 km đã đón năm mới từ 25 tiếng trước.

Làng Vatia

Làng Vatia trên đảo American Samoa. Ảnh: Wiki.

Thế giới có 24 múi giờ chính, do đó từng miền đất sẽ đón năm mới vào những thời điểm khác nhau. Khi hàng loạt quốc gia lần lượt chào đón năm mới, 2020 mới đến với những hòn đảo nhỏ của Mỹ. American Samoa, nơi có múi giờ GMT -11, là nơi đón năm mới gần muộn nhất. Năm mới sẽ đến đảo Baker và đảo Howland của Mỹ cuối cùng. Vì hai hòn đảo này không có người sinh sống nên chúng thường bị lãng quên.

Châu Đại Dương là nơi đón năm mới đầu tiên trên thế giới. Nhiều người cho rằng màn pháo hoa rực rỡ vào đêm giao thừa trên cảng Sydney tồn tại vì Australia là quốc gia đầu tiên chào năm mới. Tuy nhiên, năm mới lại đến với những đảo quốc nhỏ trên Thái Bình Dương đầu tiên, đó là Kiribati, Samoa và Tonga. 

Với người dân Kiribati, năm mới là dịp để tưởng nhớ những người đã khuất. Họ sẽ nhảy múa ăn mừng tưng bừng, thay vì bắn pháo hoa rực rỡ như những quốc gia phát triên. Kiribati độc lập từ năm 1979, cuộc sống của người dân gắn bó với biển. Ảnh: National Geographic.

Với người dân Kiribati, năm mới là dịp để tưởng nhớ những người đã khuất. Họ sẽ nhảy múa ăn mừng tưng bừng, thay vì bắn pháo hoa rực rỡ như những quốc gia phát triên. Kiribati độc lập từ năm 1979, cuộc sống của người dân gắn bó với biển. Ảnh: National Geographic.

Múi giờ tại đảo quốc Samoa và Kiribati là GMT+14. Do đó, vào thời khắc người dân trên những đảo quốc Thái Bình Dương này đón giao thừa, thời gian tại Việt Nam mới là 17h ngày 31/12/2019. Những quốc gia tiếp theo ăn mừng năm mới sớm nhất là New Zealand, Australia, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Đảo American Samoa nằm phía bên kia của đường đổi ngày quốc tế so với Samoa. Như vậy, nếu một người vừa đón năm mới tại Samoa, họ có thể đi phà (8 tiếng) hoặc máy bay (20 phút) sang American Samoa “ngược” về 2019 và chào 2020 một lần nữa.

Bảo Ngọc (Theo Sun)

Năm mới lần đầu được ăn mừng vào ngày 1/1/153 TCN tại Rome theo lịch La Mã, đánh dấu nhiệm kỳ mới bắt đầu với những nhà lãnh đạo mới của La Mã. Tuy nhiên, nhiều người La Mã vẫn tổ chức năm mới vào ngày 1/3.

Từ năm 46 TCN, hoàng đế Julius Caesar bắt đầu dùng lịch mặt trời và duy trì 1/1 là ngày đầu năm mới, áp dụng rộng rãi trong Đế chế La Mã. Trong khi đó, tại châu Âu thời trung cổ, ngày 1/1 bị bãi bỏ trong một thời gian ngắn, vì bị coi là một ngày lễ ngoại giáo. Ngày này sau đó được khôi phục là năm mới sau khi lịch Gregorian được giới thiệu tại châu Âu vào năm 1582.

Dựa trên giờ Hà Nội, đây sẽ là thời điểm các quốc gia trên thế giới đón 2020 trong ngày 31/12/2019:

17h – Samoa và Kiribati

17h15 – New Zealand

20h – Australia

22h – Nhật Bản, Hàn Quốc và Triều Tiên

23h – Trung Quốc, Philippines và Singapore

24h – Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và phần lớn Indonesia

Nguồn