Những nhà máy điện mặt trời lớn nhất thế giới

[ad_1]

Các nhà máy điện năng lượng mặt trời lớn nhất hiện nay đều có công suất trên 1.000 MW, được đặt chủ yếu tại Ấn Độ và Trung Quốc.

Bhadla Solar Park (2.245 MW)

Công viên năng lượng mặt trời Bhadla. Ảnh: NS Enegy

Công viên năng lượng mặt trời Bhadla. Ảnh: NS Enegy

Theo danh sách được Bloomberg New Energy Finance (BloombergNEF) công bố tính đến tháng 4, Công viên năng lượng mặt trời Bhadla (Bhadla Solar Park) có công suất lớn nhất với 2.245 megawatt (MW). Hệ thống này nằm trên tổng diện tích 160 km2 ở Jodhpur, Rajasthan (Ấn Độ), nơi có khí hậu khô cằn, khắc nghiệt nhưng nhận được nhiều bức xạ nhiệt, yếu tố để đạt hiệu quả khi sản xuất quang điện.

Bhadla Solar Park khởi công từng phần từ 2016 và chính thức hoạt động tháng 3/2020. Nhà máy này có tổng chi phí đầu tư rẻ nhất tại Ấn Độ là 1,3 tỷ USD và giá điện của nhà máy cũng rẻ nhất, với 0,02 USD/kWh.

Huanghe Hydropower Hainan Solar Park (2.200 MW)

Nhà máy điện mặt trời Huanghe Hydropower Hainan Solar Park. Ảnh: Sungrow

Nhà máy Huanghe Hydropower Hainan Solar Park. Ảnh: Sungrow

Nhà máy điện mặt trời có công suất lớn thứ hai thế giới và lớn nhất Trung Quốc hiện đặt tại tỉnh Thanh Hải, mới hoạt động cuối năm 2020. Nhà máy vẫn đang tiếp tục được xây dựng để tạo thành tổ hợp điện tái tạo công suất 16.000 MW, gồm 11.000 MW điện từ mặt trời và 5.000 MW điện gió.

Huanghe Hydropower Hainan Solar Park được thực hiện bởi công ty Phát triển Thủy điện Hoàng Hà. Dự án gồm 5 giai đoạn, được đầu tư hơn 2,2 tỷ USD, bắt đầu xây dựng từ 2019 trên diện tích đất 55 km2.

Pavagada Solar Park (2.050 MW)

Một góc của nhà máy điện mặt trời Pavagada Solar Park. Ảnh: Pavagada Solar Park

Một góc của nhà máy điện mặt trời Pavagada Solar Park. Ảnh: Pavagada Solar Park

Công viên năng lượng mặt trời Pavagada (Pavagada Solar Park) nằm ở quận Tumkur, Karnataka (Ấn Độ), diện tích 53 km2. Đây là khu vực đất đai cằn cỗi, nhận được lượng mưa rất ít, nhưng lại có số giờ nắng và bức xạ nhiệt cao. Dự án khởi công từ 2015, hoàn thành và đi vào vận hành toàn bộ từ 2019 với tổng chi phí đầu tư 2,1 tỷ USD.

Benban Solar Park (1.650 MW)

Nhà máy điện mặt trời Benban Solar Park. Ảnh: Sada El balad

Nhà máy điện mặt trời Benban Solar Park. Ảnh: Sada El balad

Nhà máy điện mặt trời Benban Solar Park có diện tích 37 km2, nằm ở vùng sa mạc phía tây Ai Cập, cách thủ đô Cairo khoảng 650 km về phía nam. Dự án được xây dựng từ giữa 2014, nằm trong chiến lược về năng lượng tái tạo bền vững năm 2035 của chính phủ Ai Cập, và hoàn thành năm 2019. Bên trong hệ thống gồm 41 nhà máy điện nhỏ hơn. Tổng chi phí dự án là 823 triệu USD.

Tengger Desert Solar Park (1.547 MW)

Tengger Desert Solar Park nhìn từ trên cao. Ảnh: Google

Tengger Desert Solar Park nhìn từ trên cao. Ảnh: Google

Nhà máy điện này có diện tích xây dựng 43 km2 ở Ninh Hạ (Trung Quốc). Dự án liên doanh bởi Tập đoàn cung cấp mạng lưới điện quốc gia Trung Quốc và tập đoàn cung cấp năng lượng Zhongwei, được xem là đại diện tiêu biểu cho cuộc cách mạng năng lượng tái tạo ở quốc gia đông dân nhất thế giới.

Tengger Desert Solar Park được hoàn thành từ năm 2015 và từng giữ ngôi vị là nhà máy điện mặt trời có công suất lớn nhất thế giới đến 2018. Tuy nhiên, hồ sơ về nhà máy này không được công bố rộng rãi.

Mohammed bin Rashid Al Maktoum Solar Park (1.313 MW)

Mohammed bin Rashid Al Maktoum Solar Park. Ảnh: Masdar/Twitter

Mohammed bin Rashid Al Maktoum Solar Park. Ảnh: Masdar/Twitter

Dự án Mohammed Bin Rashid Al Maktoum được xây dựng sâu trong khu vực sa mạc của Dubai (UAE) với tổng vốn đầu tư tới 13,6 tỷ USD. Dự án được triển khai từ 2012 trên diện tích 77 km2, hoàn thành năm 2019 và dự kiến tiếp tục xây dựng để đạt công suất tối đa 3.000 MW vào năm 2030.

NP Kunta Ultra Mega (1.200 MW)

Một công nhân NP Kunta Ultra Mega đang xem xét lại các tấm pin mặt trời vào 2019. Ảnh: The Hindu

Một công nhân NP Kunta Ultra Mega đang xem xét lại các tấm pin mặt trời vào 2019. Ảnh: The Hindu

Công viên năng lượng mặt trời NP Kunta Ultra Mega có tổng diện tích 32 km2, nằm tại huyện Anantapur của Ấn Độ. Dự án được xây dựng và đưa vào vận hành từ 2016 với công suất 200 MW, sau đó mở rộng dần và đạt công suất cao nhất 1.200 MW từ giữa năm nay.

Bảo Lâm tổng hợp

[ad_2]