Nếu bạn từng gặp cô An (hay thấy một bức ảnh của cô), cô ấy sẽ luôn nở một nụ cười thật tươi. Đó là bản tính của cô, người luôn nhìn cuộc sống với một lăng kính lạc quan. Hiếm khi gương mặt ấy thể hiện sự bối rối hoặc trăn trở, và nếu cô ấy đang trầm mặc – đó là khi cô đang suy nghĩ, lên ý tưởng, triển khai sự kiện hoặc giám sát công trình xây dựng trường.
Trong văn phòng của cô có rất nhiều kệ sách, ghế đệm, hình ảnh gia đình cô và ngôi trường do chính tay cô xây dựng – cho thấy sự phát triển từng bước của trường suốt 6 năm qua. Đó là một căn phòng tràn đầy ánh sáng – một chi tiết phản ánh chính xác tính cách của người phụ nữ này. Dường như không gì là bất khả thi đối với cô An, trong vòng sáu năm, cô đã xây dựng trường Quốc tế hàng đầu Trung Bộ Việt Nam – đồng thời nuôi dạy năm đứa con trong độ tuổi từ 5 đến 18.
Chuyển vào từ Hà Nội đến Hội An, cô đã ngay lập tức phải lòng phố cổ nơi văn hoá đa dạng và con người hiền hoà. Cô bị cuốn hút không khí trong lành và là nơi giao thoa giữa những cánh đồng lúa trải dài, bờ biển xanh mát và dòng sông Hoài yên bình chảy qua những mảng màu cổ kính. Cô trân trọng sự yên tĩnh, ít nhộn nhịp và xem đây là cơ hội nuôi dưỡng con cái trong một môi trường an toàn.
Vào thời điểm đó, cô An và chồng ông Max luôn trăn trở làm sao để xây dựng được một môi trường giáo dục thật chất lượng không chỉ cho bốn người con của mình mà còn phù hợp với nhu cầu của nhiều bậc phụ huynh khác. Quyết tâm giải quyết vấn đề, cô đã bắt đầu sứ mệnh xây dựng một trường học với mục đích phục vụ cả cộng đồng Việt Nam và người nước ngoài. Và ngôi trường Quốc tế Hội An (HAIS) ra đời từ đó.
Đây là một thành tựu đáng kinh ngạc. Kể từ khi khai trương vào năm 2018 với chỉ 60 học sinh, trường Quốc tế Hội An nay đã phát triển lên đến gần 300 học sinh, số lượng nhập học từng năm tăng với tốc độ vượt trội. Ngay cả trong bối cảnh đại dịch toàn cầu, trường vẫn luôn duy trì phương châm lớp học quy mô nhỏ và cộng đồng vững chắc.
Trường áp dụng chương trình Cambridge được công nhận toàn cầu và có những môn học chuyên sâu mở rộng cùng giáo viên chất lượng với chuyên môn trong thể thao, nghệ thuật, âm nhạc, kịch và năng lực công nghệ số. HAIS cung cấp một chương trình giáo dục cân bằng, nơi khẩu hiệu của trường khẳng định rằng học sinh có thể thực sự ‘Tìm kiếm đam mê, thỏa niềm mơ ước’.
Bằng chứng cho việc học sinh được phát triển vượt bậc tại trường là giải thưởng “Đội chất lượng nhất” các vận động viên nhỏ của chúng tôi đã dành được tại giải Bơi lội tại Phnôm Pênh ở Campuchia. Một số học sinh khác đã được mời tham dự nhạc hội tại Chicago, Mỹ hay những tuyển thủ đã thi đấu tại giải Olympic Toán học ở Malaysia. Vinh dự và thành công để lại dấu ấn mạnh mẽ và sẽ có rất nhiều cơ hội tỏa sáng cho tất cả học sinh.
Vậy cô đã làm như thế nào?
Cô An cho biết sự dũng cảm và quyết tâm của mình có được là nhờ vào công sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ từ xưa đến nay.
“Tôi lớn lên trong một gia đình nơi giáo dục, âm nhạc, văn học và tinh thần cộng đồng được đánh giá cao và khuyến khích. Trong gia đình tôi, làm việc chăm chỉ đã được thấm nhuần từ khi còn nhỏ.Mẹ tôi là một tấm gương mà tôi luôn noi theo. Bà ấy cũng là một doanh nhân và đã làm việc chăm chỉ để kiếm tiền cho gia đình. Mẹ tôi đã dạy tôi phải độc lập tài chính, và biết cách cân bằng giữa công việc và gia đình, cũng như đóng góp cho xã hội.”
Cô An là một người yêu âm nhạc và đã truyền đạt năng khiếu nghệ thuật ấy cho các con của mình để khuyến khích các con theo đuổi môn Âm nhạc từ khối Mầm Non cho đến A Level. Niềm đam mê của cô đối với âm nhạc, nhảy múa, và tổ chức sự kiện thực sự truyền cảm hứng. Không khí mà cô tạo ra tại trường với các buổi hòa nhạc giờ ăn trưa, những buổi trình diễn hoành tráng hay những lễ hội ăn mừng sự đa văn hóa, tất cả đều được cộng đồng Hội An ghi nhận và cảm kích.
Quản lý cả việc làm mẹ và CEO
Khi được hỏi làm thế nào để cân bằng việc làm mẹ và CEO của trường, cô ấy trả lời;
“Tôi cho rằng bằng cách vừa là CEO, vừa là mẹ của năm đứa trẻ học trong trường, tôi có thể chứng minh rằng phụ nữ sẽ đạt được cả sự nghiệp và hạnh phúc gia đình nếu họ đủ quyết tâm. Chỉ cần thay đổi khái niệm quản lý thời gian, đôi khi có thể linh hoạt và để các con cùng tham gia vào những dự án lớn nhỏ. Tôi yêu công việc của mình và đam mê với nó. Tôi đến HAIS mỗi ngày, làm việc trực tiếp để cải thiện cơ sở hạ tầng, hoặc lắng nghe ý kiến đóng góp của phụ huynh và giáo viên để nâng cao chất lượng. Đó là công việc được đền bù xứng đáng khi tôi nhìn thấy các em học sinh phát triển. Nhưng tôi không xem bản thân là “trụ cột” của gia đình khi ở nhà. Tôi là một người mẹ, một người chăm sóc. Tôi có thể nô đùa hay ngồi nhâm nhi tách trà, chơi trò chơi hay thư giãn cùng các con. Ở nhà, tôi là một người mẹ.”
Tinh thần cộng đồng
Cụm từ “cộng đồng” này thực sự là điều làm HAIS khác biệt so với các trường khác trong khu vực. Về cơ bản, cô An đã tạo ra một cộng đồng rộng lớn, một hệ thống hỗ trợ giáo dục nơi tất cả trẻ em đều hưởng lợi. Và có thể chính việc tiếp thu ý tưởng, ý kiến từ phụ huynh, giáo viên hay bất kỳ thành viên nào của cộng đồng, ai cũng được lắng nghe bình đẳng, là những gì đã đưa HAIS đến thành công kinh ngạc trong lĩnh vực giáo dục.
Cô An không bao giờ an phận thủ thường, cô luôn nghiên cứu tìm tòi cách cải thiện chương trình học cho tương lai và phát triển trường sao cho phù hợp với nhu cầu của cộng đồng. Năm ngoái, cô đã thành lập Trung tâm Ngoại ngữ HAIS để phục vụ người đi làm và trẻ em địa phương. Việc mở Trung tâm cũng là kết quả của tình yêu sâu sắc cô dành cho ngôn ngữ, bởi trước đây cô đã có thời gian dài làm nhà giáo và nghiên cứu ngôn ngữ học.
“Mỗi năm chúng tôi cải thiện cơ sở vật chất và đang xem xét mở rộng trường để xây thêm khu nội trú cho học sinh đến từ thành phố Hồ Chi Minh, Hà Nội, Hồng Kông hoặc Singapore.”
Không có gì ngạc nhiên khi cô An được nhiều người ủng hộ trong cộng đồng, mọi người đều biết ơn sự kiên nhẫn và tận tụy của cô vì đã mang đến một cơ sở giáo dục xuất sắc tại Hội An cho tất cả chúng ta.
Xem thêm về trường ở qua https://hais.edu.vn/