Nam sinh khuyết tật thủ khoa Đại học Quốc gia Singapore

[ad_1]

Mắc chứng teo cơ tủy sống loại hai – tình trạng di truyền hiếm gặp khiến các cơ trở nên yếu đi, Jonathan Tiong từng được tiên lượng không sống quá hai tuổi.

Nhưng vào sinh nhật thứ 24 hồi tháng 10, Tiong trở thành thủ khoa đầu ra khóa 2021 của Đại học Quốc gia Singapore. Tiong cũng được nhận vào làm tại GIC, một trong hai quỹ đầu tư tài chính nhà nước nổi tiếng nhất nước này. Cử nhân ngành Truyền thông chưa từng nghĩ những việc này sẽ đến với mình.

“Tôi luôn bị bất ngờ bởi những điều tốt đẹp”, Tiong nói.

Jonathan Tiong, 24, graduated from the National University of Singapore as valedictorian for the Class of 2021. (Photo: Jonathan Tiong)

Jonathan Tiong (phải) trong lễ tốt nghiệp Đại học Quốc gia Singapore.

Chàng trai tâm sự suốt thời đại học, cậu là một sinh viên giản dị và bình thường. Lúc rảnh rỗi, Tiong chơi game và xem livestream trên Twitch. Cậu cũng thích viết lách và thường viết blog.

“Tôi không nghĩ mình sẽ là thủ khoa, đơn giản vì tôi không phải là thủ khoa như mọi người nghĩ. Tôi không dẫn đầu hoạt động ngoại khóa, không phải là đội trưởng của một đội thể thao nào đó”, Tiong nói. “Tôi học nhiều, đạt điểm tốt nhưng những người khác cũng vậy. Vì thế, tôi thực sự không cảm thấy mình nổi bật”.

Để theo đuổi việc học, Tiong phải vật lộn với nhiều thử thách ở ngôi trường cậu gọi đùa là “đại học của những bậc thang”. Đại học Quốc gia Singapore được xây dựng trên địa hình đồi núi, với những tòa nhà lâu đời. Việc đến được lớp học cũng là một thử thách với Tiong.

“Người có thể lực có thể đi đường tắt, đi bộ lên một con dốc đầy cỏ. Nhưng tôi không thể làm điều đó”, Tiong nói, mô tả một mê cung hành lang, thang máy và lối đi dài giữa các lớp học.

Với tình trạng sức khỏe như vậy, Tiong luôn cần một người chăm sóc toàn thời gian mới có thể theo học đại học. Bố Tiong đảm nhận việc này. Ông đưa con trai và chiếc xe lăn gắn động cơ lên ôtô rồi chở đến trường mỗi ngày.

Tiong chỉ có thể tham gia các lớp học không kéo dài quá lâu. Nếu không, những phần cơ thể tiếp xúc với xe lăn sẽ đau nhức. Tiong cũng cảm thấy khó nhọc khi phải giữ thăng bằng hay quay đầu.

Jonathan Tiong with his parents at his graduation ceremony in October 2021. (Photo: Jonathan Tiong)

Jonathan Tiong và bố mẹ trong lễ tốt nghiệp đại học hồi tháng 10.

Việc học từ xa giúp Tiong hạn chế nhiều khó khăn. Tiong không phải di chuyển nhiều khi ở nhà, không cần người khác hỗ trợ và trở nên độc lập hơn.

Năm 2019, Tiong thực tập tại GIC và từng xem việc trở thành nhân viên chính thức ở đây “như một giấc mơ”.

“Tôi nhận thức được tình trạng tàn khốc của lao động khuyết tật ở Singapore. Hầu hết người khuyết tật ở đây đều thất nghiệp hoặc sẽ phải tìm kiếm công việc trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm”, Tiong cho hay.

Vì thế khi nhận được lời mời làm việc ở thời điểm còn 18 tháng nữa mới tốt nghiệp, Tiong đã rất bất ngờ. Bà Mah Lay Choon, quản lý đầu tiên của Tiong ở GIC, ấn tượng với chàng thanh niên đặc biệt ở tư duy nhanh nhạy, khả năng viết lách mạch lạc và kết quả học tập xuất sắc.

Tiong cũng thể hiện tinh thần “có thể làm” và có những sáng kiến mạnh mẽ. Quan trọng hơn, trong suốt quá trình Tiong thực tập, bà Mah nhìn thấy thế mạnh của việc có một nhân viên biên tập nội dung ở GIC.

“Chúng tôi biết có những công việc Tiong sẽ làm kém hơn nhưng ai cũng sẽ có điểm mạnh và điểm yếu”, bà Mah, phó giám đốc truyền thông của GIC, cho biết.

Ở GIC, Tiong có nhiều đồng nghiệp tốt. Dịch bệnh khiến mọi người phải làm việc từ xa và điều đó khiến Tiong cảm thấy mình không lạc lõng hay khác biệt.

Trong những năm qua, Tiong từng được mời tham gia nhiều hội thảo về các vấn đề liên quan đến người khuyết tật. Trên LinkedIn, bài đăng mới nhất của Tiong về lễ tốt nghiệp của mình nhận được hơn 7.500 lượt thích và trên 400 bình luận.

Theo Tiong, lý do khiến cậu được mọi người chú ý là vì đáp ứng được những dấu hiệu thành công truyền thống: bằng cấp tốt, công việc tốt, công ty có uy tín…

Nhưng Tiong muốn thay đổi lại khái niệm thành công với người khuyết tật, muốn mọi người hiểu một thực tế, rằng bản thân việc sống chung với khuyết tật đã rất khó khăn. Những người khuyết tật ngoài kia, những người không được công nhận, không được bảo vệ, đang phải chiến thắng các trận chiến của chính họ mỗi ngày.

Jonathan Tiong at the GIC office during his internship. (Photo: Jonathan Tiong)

Jonathan Tiong trong thời gian thực tập tại GIC năm 2019. Ảnh: Jonathan Tiong

Bình Minh (Theo Channel News Asia)

[ad_2]