Liên hoan phim Việt Nam tinh giản khai mạc

[ad_1]

Thừa Thiên – HuếMàn múa “Lục cúng hoa đăng” thuộc số ít tiết mục văn nghệ khai mạc Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22, sáng 18/11.

Do ảnh hưởng của Covid-19, hơn 400 đại biểu, khách mời tới khách sạn Silkpath, thành phố Huế đều phải test nhanh trước 72 giờ. Tất cả phải được tiêm vaccine trước đó, mang khẩu trang đồng thời quét mã QR phòng dịch.

Tiết mục múa Lục cúng hoa đăng: mở đầu cho Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22. Ảnh: Võ Thạnh

Tiết mục múa “Lục cúng hoa đăng” mở màn Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 22. Ảnh: Võ Thạnh

Không có chương trình thảm đỏ, lễ khai mạc diễn ra trong một tiếng với một số tiết mục văn nghệ và phát biểu của đại diện ban tổ chức. Mở đầu là màn múa Lục cúng hoa đăng của Nhà hát ca kịch Huế và phần trình diễn áo dài. Ông Tạ Quang Đông – Thứ trưởng Văn hóa, Thể thao và Du lịch – cho biết liên hoan thu gọn so với mọi năm. Các khách mời giảm bớt, đoàn phim hạn chế người tham dự. Thay vì diễn ra năm ngày như thường lệ, sự kiện lần này chỉ gói gọn ba ngày.

Trúc Anh (vai Hà Lan trong phim Mắt biếc), diễn viên, đạo diễn Công Hậu, Trương Ngọc Ánh… có mặt trong ngày khai mạc. Trúc Anh cho biết lần đầu dự liên hoan phim, cô mang tâm thế giao lưu, học hỏi những người đi trước. Việc quay trở lại Huế – nơi từng quay Mắt biếc – khiến cô xúc động. Cô nói về khả năng tranh giải: “Em không kỳ vọng gì cả, nếu có duyên và may mắn thì đó là điều tuyệt vời, không được cũng là trải nghiệm”.

Diễn viên Trúc Anh lần đâìu tham dự liên hoan phim. Ảnh: Võ Thạnh

Diễn viên Trúc Anh lần đầu tham dự liên hoan phim. Ảnh: Võ Thạnh

Tham gia với vai trò đại biểu, diễn viên, đạo diễn Công Hậu nhận định liên hoan năm nay không nhộn nhịp như những kỳ trước. Dù hụt hẫng, anh đánh giá ban tổ chức đã cố gắng hết sức để tổ chức sự kiện chu đáo trong thời dịch. Anh ấn tượng với phim Bố già của Trấn Thành.

Diễn viên, đạo diễn Công Hậu mặc áo màu đen cùng nhà sản xuất phim Raija. Ảnh: Võ Thạnh

Diễn viên, đạo diễn Công Hậu (trái) cùng nhà sản xuất phim Raija. Ảnh: Võ Thạnh

Liên hoan có 127 bộ phim của 40 đơn vị điện ảnh. Trong đó: 17 phim truyện, 15 phim khoa học, 56 phim tài liệu, 31 hoạt hình…

Ông Tạ Quang Đông nhận định các tác phẩm chất lượng cao, nhà làm phim đã bám sát được hơi thở cuộc sống. Phim tài liệu phong phú về chủ đề, có những phim lên sóng được khán giả cả nước đánh giá cao. Phim truyện là một hạng mục quan trọng với các đề tài lịch sử cách mạng, tình yêu đất nước, hiện thực cuộc sống. Nhiều tác phẩm có doanh thu vượt trội, cho thấy thành công của điện ảnh năm qua. Các thước phim khoa học, nghiên cứu các chủ đề nóng của xã hội như môi trường, sức khỏe đã xuất hiện thường xuyên và sâu.

Các phim tranh giải được chiếu tại bốn rạp ở Thành phố Huế. Tác phẩm thuộc chương trình toàn cảnh sẽ được đưa lên nền tảng trực tuyến. Năm nay không có hạng mục do khán giả bình bầu. Hai giải mới là phim đầu tay và kỹ xảo điện ảnh được đưa vào nhằm thúc đẩy các nhà làm phim độc lập và tôn vinh yếu tố kỹ thuật phim.

Ông Phan Thanh Hải – giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao Thừa Thiên Huế – cho biết lên kế hoạch để đảm bảo sự kiện diễn ra an toàn trong ba ngày. “Chúng tôi cũng phối hợp Sở Y tế lên các phương án nếu phát hiện trường hợp dương tính”, ông nói. Trước đó, Sở kêu gọi người dân thành phố mặc áo dài một tuần nhân dịp Liên hoan phim.

Liên hoan phim Việt Nam do Cục Điện ảnh cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hai năm một lần. Sự kiện nhằm biểu dương các tác phẩm mang đậm bản sắc dân tộc, giàu tính nhân văn, có dấu ấn sáng tạo, vinh danh nghệ sĩ điện ảnh có thành quả nghệ thuật nổi bật. Lần gần nhất sự kiện được tổ chức ở Vũng Tàu năm 2019, với giải Bông Sen Vàng (Phim xuất sắc) được trao cho Song Lang. Sự kiện năm nay mang khẩu hiệu “Xây dựng nền công nghiệp điện ảnh Việt Nam giàu bản sắc dân tộc, hiện đại và nhân văn”.

Võ Thạnh

[ad_2]