Kho báu vua Hàm Nghi, sự thật và huyền thoại: Bức thư gửi từ Huế – Chuyện lạ

‘Từ cửa động Phong Nha nhìn ra, phía tay trái sẽ thấy một khu đất hình con rùa.

Trên lưng rùa có 3 điểm được người của vua Hàm Nghi chôn vàng ở đó’ – kèm theo bức thư là một tấm sơ đồ vẽ vội, phác họa hình thù khu đất và đánh dấu những điểm giấu vàng.

Kho báu vua Hàm Nghi, sự thật và huyền thoại: Bức thư gửi từ Huế - Hình 1

Khu vực mà ông Cường cho là nơi giấu vàng của vua Hàm Nghi cách cửa động Phong Nha chừng 200m

Người “nắm giữ” bí mật một phần kho báu.

Sau năm lần bảy lượt thuyết phục, ông Nguyễn Văn Cường, người xã Quảng Minh, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình) mới chịu lục tủ lấy bức thư và tấm bản đồ mà ông cất giữ bấy lâu nay cho tôi xem. Bức thư ngắn, viết trên giấy ô li vở học sinh đề ngày 6/9/1993, gửi anh Nguyễn Văn Cường. Người viết bức thư nói về việc tình cờ phát hiện sơ đồ kho báu của vua Hàm Nghi và đề nghị ông Cường tìm kiếm. Mặt sau bức thư là một sơ đồ vẽ vội hình khu đất và đánh dấu những điểm giấu vàng.

Ông Cường kể: Năm 1993, ông tình cờ nhận được bức thư này. Người gửi là một nam sinh viên năm cuối khoa Sử, chuyên ngành Khảo cổ, trường Đại học Tổng hợp Huế, là bạn trai của em gái ông. Theo nội dung bức thư, anh sinh viên này ra Quảng Bình thực tập để chuẩn bị cho việc làm luận văn cuối khóa. Tại Bảo tàng Quảng Bình, anh phát hiện một phiến đá bụi phủ ở góc phòng. Anh tò mò lật ra xem, thấy trên phiến đá ấy có sơ đồ, kèm theo các ký tự Hán – Nôm. Vốn rất giỏi Hán – Nôm, anh ngỡ ngàng khi nhận ra đây chính là một bản đồ chỉ nơi giấu vàng của vua Hàm Nghi.

Anh hỏi những nhân viên bảo tàng ở đây, họ cho biết: Phiến đá ấy được một du khách thăm động Phong Nha phát hiện. Khi đứng trên phiến đá chụp ảnh, bất ngờ phiến đá bật lên làm vị khách ấy ngã nhào. Nhìn kỹ phiến đá thấy sơ đồ kèm theo chữ Hán, nên nhân viên của Trung tâm Du lịch Phong Nha đã báo cho bảo tàng thu hồi phiến đá đó về. Ở bảo tàng ngày đó không có ai biết chữ Hán – Nôm nên đưa về để ở góc phòng, lâu ngày lãng quên, không ai để ý.

Theo bức thư này, phiến đá ghi rõ ngày giờ, tháng năm chôn vàng, khối lượng bao nhiêu và gồm những báu vật gì, lí do chôn ở đây. Người viết thư yêu cầu ông Cường hết sức bí mật thông tin, lúc nào đủ điều kiện thì tổ chức khai quật, có thể âm thầm hoặc công khai thông báo cho chính quyền để cùng phối hợp.

Theo ông Cường, những thông tin trong bức thư là thật, bởi trước đó vài năm, người dân khu vực Phong Nha kháo nhau, có một đơn vị bộ đội vào phía trong động Phong Nha tìm kiếm vàng vua Hàm Nghi. Họ đã dùng mìn đánh sập cửa trong của hang động, nhưng không tìm thấy gì. “Rất có thể, đơn vị bộ đội đó cũng có thông tin về nơi giấu vàng của vua Hàm Nghi, nhưng nhầm vị trí, nên họ đã vào phía trong hang động tìm kiếm” – ông Cường nhận định.

Những cuộc lén lút khai quật trong đêm

Ông Cường kể: Nhận được bức thư, ông một mình âm thầm đi thuyền lên Phong Nha để quan sát, tìm hiểu. Ông giật bắn người khi trèo lên đến lưng chừng núi phía cửa động Phong Nha, nhìn ra thì thấy hình thù con rùa hiện ra rõ mồn một. Khu đất này rộng chừng 2 ha, phía tay phải là con sông nhỏ từ cửa động Phong Nha chảy ra sông Son; phía tay trái là một khe cạn từ chân núi ra, uốn lượn theo đúng hình con rùa, có cả thân rùa và đầu rùa. Điều khiến ông Cường tin tuyệt đối về những nội dung trong bức thư, là người viết bức thư này chưa một lần đặt chân đến động Phong Nha, nhưng đã vẽ ra được một sơ đồ chính xác từng chi tiết.

Kho báu vua Hàm Nghi, sự thật và huyền thoại: Bức thư gửi từ Huế - Hình 2

Sơ đồ kèm trong bức thư gửi từ Huế

Sau khi quan sát địa hình, ông Cường lân la hỏi những người già sống ở ngôi làng phía đối diện bên kia sông Son. Họ cho biết, trước đây trên khu đất ấy có 3 cây mít cổ thụ không biết do ai trồng. Bọn trẻ chăn trâu bò vẫn thường tránh nắng và chơi đùa dưới những gốc mít ấy. Khi người dân khai hoang để trồng cây lương thực, người ta đã chặt 3 cây mít nên giờ không còn dấu tích.

Quay trở về nhà, ông Cường gọi những người thân tín trong họ hàng đến bàn bạc phương án khai quật. Tất cả đều thống nhất, âm thầm, lặng lẽ khai quật mà không thông báo chính quyền. Một chiếc thuyền máy chở đầy đủ lương thực, thực phẩm, dụng cụ đào bới, cùng 4 trai làng lực lưỡng ngược sông Son với hi vọng đổi đời.

Năm đó, động Phong Nha mới được đưa vào khai thác vài năm nên du khách vẫn thưa thớt. Nhóm của ông Cường chọn thời điểm ban đêm để khai quật nhằm tránh sự dòm ngó của dân làng. Nhóm chọn vị trí giữa lưng rùa để đào bới. Với sức vóc của 4 trai làng, chỉ trong một đêm họ đã đào được một cái hố rộng chừng 10m2, sâu chừng 3m nhưng vẫn chưa thấy dấu hiệu của kho báu. Tiếp đêm thứ 2, rồi thứ 3, cái hố càng to ra và sâu thêm nhưng vẫn chưa tìm thấy gì.

Khu đất mà nhóm ông Cường đào bới là một ruộng ngô. Sau 3 đêm đào bới, chủ đất đi thăm ruộng và phát giác ai đó phá ngô và đào một cái hố rất sâu. Sợ bị bại lộ, nhóm ông Cường buộc phải rút lui và bí mật ấy theo ông Cường từ bấy đến nay.

(Còn nữa)

Theo Tiến sỹ Nguyễn Khắc Thái, thông tin có một đơn vị bộ đội vào động Phong Nha tìm vàng vua Hàm Nghi là sai sự thật. Thời chiến tranh, các đơn vị bộ đội vào trú ẩn trong động Phong Nha để tránh bom Mỹ. Máy bay Mỹ phát hiện và dùng tên lửa đánh phá cửa động. Một tảng đá do sức ép của tên lửa đã rơi từ trần động xuống, chắn lối vào cửa thứ 2 của động Phong Nha. Năm 1989, sau khi chia tỉnh Bình – Trị – Thiên, trở về địa giới cũ, Quảng Bình lên kế hoạch đưa động Phong Nha vào khai thác du lịch. Để khai thông cửa động, UBND tỉnh Quảng Bình đã hợp đồng với một đơn vị công binh khai quật tảng đá đó, chứ hoàn toàn không có việc đơn vị bộ đội khai quật kho báu theo tương truyền của vua Hàm Nghi làm sập cửa động.

Tin mới nhất

Sa mạc Sahara có thể trở lại là vùng đất màu mỡ không?

10:38:02 30/09/2020

Đâu đó trong quãng thời gian từ 11.000 đến 5.000 năm trước, sau khi kỷ băng hà chấm dứt, sa mạc Sahara đã biến đổi mạnh mẽ.

Hoa chuyển màu để thích nghi với biến đổi khí hậu

10:32:41 30/09/2020

Mặc dù những thay đổi sắc tố trên hoa có thể không phân biệt được bằng mắt thường, nhưng chúng tạo ra sự ảnh hưởng rõ rệt tới quá trình phát triển của chúng.

Phát hiện những dấu hiệu bất thường báo trước cơn đột quỵ

10:30:14 30/09/2020

Hàng loạt dấu hiệu bất thường thông báo trước cơn đột quỵ vừa được Phó giáo sư Rustem Gaifutdinov của Khoa thần kinh, Phẫu thuật thần kinh và di truyền y học thuộc Đại học Y khoa Kazan chia sẻ.

Giấu súng trong giày để mang lên máy bay

21:44:21 29/09/2020

Nam hành khách cố tình mang súng lên máy bay phải đối mặt với tiền phạt có thể lên đến 14.000 USD.

Thiên thạch có thể mang sự sống từ Trái Đất đến sao Kim

21:27:50 29/09/2020

Các thiên thạch từng bay qua khí quyển Trái Đất có thể giúp vận chuyển vi sinh vật sống ở đó tới hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.

Khỉ đột tấn công khiến nhân viên vườn thú trọng thương

21:24:45 29/09/2020

Một nhân viên ở vườn thú thủy cung Madrid phải nhập viện vì bị khỉ đột vồ sau khi con vật chui qua 3 lớp cửa an toàn.

Phát hiện áo giáp La Mã 2.000 năm tuổi

21:21:41 29/09/2020

Áo giáp cổ xưa vẫn lưu giữ được nhiều chi tiết như các khớp nối và khóa dù bị chôn vùi nhiều năm dưới lớp đất có tính axit cao.

Phi hành gia NASA chuẩn bị bầu cử từ vũ trụ

21:17:16 29/09/2020

Phi hành gia NASA Kate Rubins chia sẻ cô đang lên kế hoạch bỏ phiếu bầu cử tổng thống Mỹ từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) ở cách Trái Đất hơn 320 km.

Chó robot làm công việc nguy hiểm thay con người

21:14:11 29/09/2020

Mẫu chó robot Scar với camera tích hợp và khả năng di chuyển trên địa hình phức tạp có thể hoạt động trong môi trường rủi ro cao.

Phát hiện mồ chôn chó lâu đời nhất ở Thụy Điển

21:11:49 29/09/2020

Các nhà khảo cổ tìm thấy một bộ xương chó 8.400 năm tuổi được chôn cất như người tại địa điểm khai quật Ljungaviken.

Hàng nghìn con cừu mắc kẹt trên dãy Alps

21:08:13 29/09/2020

Các quan chức Pháp đang giúp đỡ nông dân trên dãy Alps di dời đàn cừu bị cô lập sau một trận bão tuyết lớn.

AI phục dựng gương mặt 54 hoàng đế La Mã

21:05:41 29/09/2020

Gương mặt của các hoàng đế La Mã như Caligula, Nero và Hadrian được phục dựng hết sức chân thực nhờ đồ họa kỹ thuật số.

Cuộc đua xe bay sẽ diễn ra vào năm 2021

21:02:24 29/09/2020

Triệu phú người Australia Matt Pearson đang lên kế hoạch tổ chức giải F1 trên trời với máy bay nhiều cánh quạt di chuyển ở tốc độ lên tới gần 130 km/h.

Nhà khoa học để hàng nghìn con muỗi đốt

20:59:43 29/09/2020

Tiến sĩ Perran Stott-Ross ở Đại học Melbourne mất 16 ml máu một ngày cho đàn muỗi nhằm tìm ra cách ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết.

Tạo dáng chụp ảnh, người đàn ông Mỹ ngã xuống vách núi tử vong

20:52:42 29/09/2020

Một người đàn ông 43 tuổi đã trèo cây để chụp ảnh và ngã từ độ cao 30 m xuống biển khi cành cây bị gãy.

Choáng váng sinh vật 3,5 tỉ tuổi thở bằng… thạch tín, không cần oxy

20:24:30 29/09/2020

Một chiếc hồ bí ẩn trong sa mạc Atacama của Chile tồn tại một thảm vi sinh vật màu tím đặc biệt có thể sống khỏe ngay cả khi Trái Đất chưa có oxy.

Cứ tầm tháng 10 hằng năm, toàn bộ gấu ở Alaska sẽ béo núc như lợn

20:22:12 29/09/2020

Tuần lễ Gấu Béo là cuộc thi thường niên nhằm tôn vinh những con gấu béo khỏe, béo đẹp ở Alaska.

Điểm nóng Armenia: Bí mật vương quốc cổ, chiến binh dũng mãnh

20:15:04 29/09/2020

Armenia hiện là một điểm nóng trên thế giới khi xảy ra các cuộc giao tranh ác liệt với Azerbaijan. Trước khi xảy ra cuộc xung đột, Armenia là vùng đất giàu lịch sử khi từng tồn tại vương quốc cổ Uratu với chiến binh cực hùng dũng.

Ngỡ ngàng trước 12 sự thật ít người biết đến về Ai Cập cổ đại

20:04:59 29/09/2020

Chúng ta biết gì về những người Ai Cập cổ đại? Họ phát minh ra giấy, họ ướp xác các Pha-ra-ông, họ xây dựng các kim tự tháp bí ẩn… nhưng vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn chưa được các nhà khoa học thế giới khám phá.

Đấu trường La Mã: Biểu tượng kỳ quan kiến trúc thế giới

20:03:53 29/09/2020

Đấu trường La Mã (hay còn gọi là Colosseum) tại Italia là một công trình kiến trúc khổng lồ cho đến tận ngày nay. Người ta gọi đó là kỳ quan nhân loại bởi những điều tưởng như không thể lại có thể ở đây.

Lần đầu tiên phát hiện loài chim có khả năng hình thành ý thức

19:57:02 29/09/2020

Nhóm nghiên cứu người Đức cho rằng quạ có ý thức sơ cấp và cần thêm thời gian để xác định loài chim này có ý thức thứ cấp hoặc cấp cao hơn hay không.

Tàu ngầm du lịch Liên Xô từng khiến phương Tây dè chừng

19:53:40 29/09/2020

Neptune được xây dựng trong khuôn khổ dự án 19730 Ihtiandr do phòng thiết kế Rubin phát triển với mục đích phục vụ các du khách tham quan và ngắm cảnh dưới nước. Chiếc tàu ngầm này có độ sâu hoạt động từ 30-40 mét và tối đa đến 60 mét.

Kỳ lạ quán càphê đầu tiên dành cho chó tại Saudi Arabia

18:26:58 29/09/2020

Không giống như loài mèo, trong đạo Hồi chó bị coi là động vật không sạch sẽ. Vì thế The Barking Lot gây chú ý khi trở thành quán càphê chó đầu tiên ở Saudi Arabia.

Siêu vi khuẩn mới “ăn” nhựa nhanh hơn sáu lần

14:57:43 29/09/2020

Các nhà khoa học đã tạo ra một loại siêu vi khuẩn enzyme phân hủy chai nhựa nhanh hơn sáu lần so với nghiên cứu trước đây được công bố vào năm 2018.

Hành tinh sống sót sau cái chết của sao chủ

14:52:15 29/09/2020

Các nhà khoa học phát hiện hành tinh lớn tương đương sao Mộc, quay xung quanh một ngôi sao đã chết.

Rùng mình cảnh ếch xanh nuốt sống rắn trong đêm

14:50:47 29/09/2020

Con mồi trở thành kẻ đi săn, đó là một tình huống hiếm gặp trong thế giới tự nhiên hoang dã.

Tìm thấy nhiều ‘vùng nước’ bên dưới bề mặt Sao Hỏa

14:46:07 29/09/2020

Một nghiên cứu lớn mới đã tìm thấy nhiều vùng nước dưới bề mặt vùng cực nam của sao Hỏa.

Cây táo của Newton hiện giờ ra sao?

14:45:47 29/09/2020

Cây táo lừng danh giúp Newton nghĩ ra định luật vạn vật hấp dẫn là chủ đề thu hút các nhà sinh học.

Một “quả cầu lửa” vừa lướt qua Trái đất và trở về không gian

14:42:53 29/09/2020

Một thiên thạch phát sáng như một quả cầu lửa đã được quay và chụp lại khi lướt qua bầu khí quyển của Trái đất trong mấy giây, phía trên bầu trời Đức và Hà Lan, trước khi quay trở lại hành trình xuyên không gian.

Bói cá kookaburra nuốt sống rắn

14:42:26 29/09/2020

Từ trên cành cây, bói cá bất ngờ lao thẳng về phía có thứ gì đó đang động đậy và mang đến một bất ngờ trước ống kính máy quay.

Tín hiệu mới về sự sống ở sao Hỏa

14:39:04 29/09/2020

Phát hiện mới của một nhóm nhà khoa học về các hồ nước màu trắng tồn tại dưới bề mặt sao Hỏa. Đây được coi là một tín hiệu quan trọng trong việc tìm kiếm sự sống ngoài Trái đất, nếu nó tồn tại.

Những sinh vật cực “hiếm có khó tìm” sắp biến mất khỏi Trái Đất

14:38:43 29/09/2020

Cá mặt trăng khổng lồ, khỉ lùn Tarsier hay hậu duệ của hươu cao cổ là những loài động vật kỳ lạ cực hiếm có khó tìm trên Trái Đất.

Kinh ngạc khuôn mặt các nhân vật trong những bức danh họa được AI tái tạo

14:36:57 29/09/2020

Anh chàng YouTuber Denis Shiryaev được mệnh danh là phù thủy AI, đã sử dụng trí tuệ nhân tạo mô phỏng khuôn mặt nhân vật trong nhưng bức danh họa nổi tiếng trên thế giới.

Gần 300 nhà khoa học, khảo cổ tìm hiểu về bãi cọc Bạch Đằng mới được phát hiện

14:34:50 29/09/2020

Trong khuôn khổ Hội nghị thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học toàn quốc năm 2020, chiều 28-9.

Đồng Tháp: 13 loài chim quý hiếm nguy cơ tuyệt chủng cần bảo vệ

14:31:34 29/09/2020

Hiện nay, Vườn Quốc gia Tràm Chim, tỉnh Đồng Tháp ghi nhận có 13 loài chim quý hiếm.

Mức độ phóng xạ của Mặt Trăng cao gấp 200 lần so với Trái Đất

14:29:46 29/09/2020

Phóng xạ của Mặt Trăng cao hơn 200 lần so với trên Trái Đất nhưng con người vẫn có thể tiếp xúc nó trong một thời gian giới hạn.

Quái vật đáng sợ nhất “Công viên kỷ Jura” có thật, hài cốt rải đầy sông

14:29:24 29/09/2020

Hệ thống sông Kem Kem chảy qua sa mạc Sahara 100 triệu năm trước là một nghĩa địa quái vật khổng lồ, trong đó có rất nhiều Spinosaurus – đối thủ của T-rex trong Công viên kỷ Jura III.

Chó rừng làm liều cướp mồi của lửng mật: Kết đắng

12:10:34 29/09/2020

Những hình ảnh được ghi lại ở Công viên Kgalagadi Transfrontier, Nam Phi.

Ngôi đền bí ẩn 7.000 năm tuổi dưới lòng đất của Romania

09:57:17 29/09/2020

Những ngọn đồi có rừng và những ngọn núi cheo leo ở Romania cung cấp cho các nhà nghiên cứu và khách du lịch khảo cổ một loạt các nhà thờ kiểu gothic tuyệt đẹp với các tu viện thời trung cổ.

Nguồn