Hai quán quân của cuộc thi tranh biện

[ad_1]

D.A.T.A.B, Cacbon – CLB tranh biện DCD là hai đội giành 15 triệu đồng tiền mặt cùng 12.000 USD giá trị học bổng tại Swinburne Việt Nam trong chung kết “The debate challenge”.

Trải qua nhiều vòng thi đấu, D.A.T.A.B, Cacbon trở thành Quán quân của chương trình “The debate challenge” mùa đầu tiên. Ban giám khảo đánh giá chất lượng dựa trên nhiều tiêu chí như: chính xác, lý lẽ ngắn gọn, rõ thông điệp…

D.A.T.A.B

Trong đêm chung kết vòng bảng tiếng Anh, D.A.T.A.B, Debateophobia tranh biện về đề tài: Mô hình doanh nghiệp hợp tác và trả lương bình đẳng có các đặc điểm chính như sau: thứ nhất, doanh nghiệp không có giám đốc điều hành (CEO); thứ hai, doanh nghiệp trả lương cho tất cả thành viên công ty với mức lương (theo giờ) như nhau bất kể vị trí công tác, giới tính hay kinh nghiệm của người đó.

Mở đầu phiên tranh biện, Anh Minh – Debateophobia giả dụ, doanh nghiệp không có CEO, đơn vị vẫn có 2 vị trí chủ chốt là: CFO và kế toán trưởng. Em cho rằng, một CEO có thể vạch ra hướng đi của công ty nhưng những người thực thi kế hoạch đó và biến chúng thành hiện thực là CFO, kế toán trưởng. Vì vậy đội phản đối không thể nói rằng mô hình này sẽ không hiệu quả. Mô hình tuyển dụng sẽ bao gồm mô tả công việc cùng với ghi chú về lương. Đơn vị trả lương theo giờ để nhân viên tự quyết định thời gian của mình. Khi làm việc hiệu quả họ sẽ nhận phần thưởng từ doanh số.

Với những vị trí cao trong doanh nghiệp họ sẽ nhận phần thưởng là cổ phiếu và có thể tham gia giao dịch. Một điều quan trọng là thu nhập của người giàu không đến từ lương mà từ các khoản đầu tư mạo hiểm hơn như chứng khoán. Chính sách thưởng cổ phần công ty này sẽ là một sự ghi nhận đóng góp của nhân viên, giúp gia tăng thu nhập hơn.

Đội thi ví dụ, không phân biệt và bình đẳng là quyền con người. Phụ nữ thường bị trả lương thấp hơn vì những định kiến. Doanh nghiệp sẽ đi vào thảm họa nếu như lãnh đạo đánh giá thấp phụ nữ.

Khi trả lương bình đẳng sẽ không tạo ra mô hình giai cấp. Chính sách này giúp sinh viên các trường đại học, lãnh đạo nữ giới được khuyến khích theo đuổi các ngành học mà trước đây độc chiếm bởi nam giới.

Phương Thảo – D.A.T.A.B, phản đối, em chia sẻ, đội ủng hộ bỏ quên những lợi ích chung mà người giàu đem lại cho xã hội. Nền kinh tế chỉ có thể phát triển khi người ta có tham vọng chinh phục nấc thang trong doanh nghiệp, người nghèo chỉ có được cuộc sống tốt đẹp hơn khi nền kinh tế phát triển.

Đội Debateophobia sử dụng mô hình không có CEO nhưng có CFO và kế toán trưởng sẽ đảm nhiệm vai trò của CEO. D.A.T.A.B tin rằng điều này không xảy ra bởi theo như kiến nghị CEO không được phép đưa ra các kiến nghị cuối cùng. Vì vậy, việc có CFO hay kế toán trưởng không có ý nghĩa. “Các bạn ngộ nhận rằng chúng tôi không trả lương bình đẳng cho phụ nữ ở vị trí tương đương. Tuy nhiên, chúng tôi có sự bình đẳng ngay trong kiến nghị này dành cho mọi người trong cùng một công ty”, Phương Thảo nói.

D.A.T.A.B nhấn mạnh mục đích của công ty là đem lại lợi nhuận, phần tiếp là sứ mệnh đóng góp cho xã hội tốt đẹp hơn. CEO có vai trò đưa công ty đến mục tiêu, thành công, quyết định quản lý cao nhất. Họ có thể hỏi ý kiến số đông để đưa ra quyết định. Các bạn trẻ cũng định nghĩa về lương, giá trị quy đổi về tiền của giá trị công việc để trả công cho thời gian, công sức người lao động trong quá trình sản xuất.

Mục đích của trả lương gồm: duy trì khả năng làm việc lâu dài, trả công cho sức lao động của người lao động, khuyến khích hoạt động sản xuất, củng cố tinh thần, duy trì sáng tạo, khuyến khích nhân viên cải thiện kỹ năng, làm việc hiệu quả. Tiếp đến là giám sát lao động, thứ ba là đảm bảo nhân viên làm việc hiệu quả sẽ đi từ mức lương thấp tiến dần lên cao.

Các đội thi đấu online tại Chung kết cuộc thi tranh biện.

Các đội thi đấu online tại Chung kết cuộc thi tranh biện.

Ban chuyên môn nhận xét, D.A.T.A.B đã tìm hiểu, tranh biện về gốc rễ của vấn đề bất bình đẳng giới, sự bất công giữa người giàu, nghèo. Tuy nhiên, đội vẫn thiếu lập luận nhiều khía cạnh, cần lý lẽ, dẫn chứng cụ thể.

Xem chung kết tiếng Anh tại đây.

Cacbon

Vòng bảng tiếng Việt, Mặng – MAPLE Debate – CLB tranh biện cấp 3 tại TP HCM và Cacbon – CLB tranh biện DCD thảo luận đề bài ban tổ chức đưa ra: “Kể cả trong điều kiện kinh tế cho phép, chúng tôi sẽ ưu tiên điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 tại nhà thay vì cách ly và điều trị tập trung”.

Cacbon được đánh giá cao khi có lập luận sắc bén. Thủy Tiên – Cacbon nói, khi ở trong bệnh viện người bệnh lo sợ bị bỏ rơi, hoảng sợ khi thấy nhiều người chết. Bệnh Covid-19 lây lan, khi tiếp xúc, điều trị tập trung. Điều kiện y tế cho phép là đủ máy móc, người chăm sóc đồ bảo hộ, có bác sĩ theo dõi, hướng dẫn điều trị theo Bộ Y tế, bác sĩ hội chẩn, theo dõi từ xa.

Điều trị ở nhà có nhiều ưu điểm, người thân là động lực, cùng chăm lo điều trị. Khi có biểu hiện khó chịu người bệnh la hét, người thân giúp họ bình tĩnh. Khi đến bệnh viện ngột ngạt, tâm lý ảnh hưởng, lo sợ, cảm giác bỏ rơi. Ở nhà có sở vật chất đầy đủ, đồ ăn hợp khẩu vị hơn.

Xem chung kết tiếng Việt tại đây.

Lê Nguyễn

“The Debate Challenge” do VnExpress phối hợp với Swinburne Việt Nam tổ chức. Chương trình là sân chơi dành cho học sinh THPT toàn quốc với cả hai bảng đấu tiếng Anh và tiếng Việt. “Let’s Debate for Innovation” (cùng tranh biện để sáng tạo) là thông điệp của cuộc thi. Chủ đề tranh biện hướng tới những vấn đề nóng của xã hội, thiết thực với giới trẻ.

“The Debate Challenge” có quy mô lớn với sự đồng hành của các đơn vị uy tín. Trong đó, Tân Hiệp Phát lan tỏa những giá trị tích cực, trở thành nhà tài trợ Vàng. Tập đoàn mong muốn góp phần vun đắp, hỗ trợ những tài năng tranh biện trong nước. Doanh nghiệp đồng hành cùng sự phát triển chung của nền giáo dục Việt Nam, tạo ra những thế hệ trẻ năng động, tự tin trên trường quốc tế.

[ad_2]