Giá vàng lên gần 58 triệu đồng một lượng

[ad_1]

Mỗi lượng SJC sáng cuối tuần tăng 100.000 đồng, nối dài chuỗi tăng 4 phiên lên 57,95 triệu đồng và trở lại vùng đỉnh cách đây một năm.

Thông tin dữ liệu việc làm mới tại Mỹ kém khả quan dẫn đến hoài nghi tăng trưởng kinh tế chậm lại đẩy giá vàng thế giới tăng mạnh trong phiên giao dịch cuối tuần. Có thời điểm, giá kim loại quý này vượt 1.780 USD một ounce trước khi đảo chiều xuống 1.575 USD vì lãi suất trái phiếu cũng đi lên.

Trái với diễn biến này, giá vàng trong nước tiếp tục đi lên trong phiên sáng 9/10. Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) lúc 11h niêm yết mua vào 57,25 triệu đồng và bán ra 57,95 triệu đồng một lượng, tăng 100.000 đồng so với hôm qua. Công ty Vàng bạc đá quý Phú Nhuận (PNJ) cũng điều chỉnh giá tương tự, lần lượt mua vào 57,2 triệu đồng và bán ra 57,9 triệu đồng một lượng.

Đây là phiên tăng thứ tư liên tiếp của hai nhà vàng có thị phần lớn tại TP HCM, đưa giá trở lại vùng đỉnh cách đây một năm. Nếu tính riêng từ đầu tháng đến nay, giá vàng đã tăng khoảng 700.000 đồng một lượng.

Biên độ tăng giá sáng nay tại các tiệm vàng quy mô nhỏ ít hơn, thậm chí giảm nhẹ. Điển hình như tiệm vàng Mi Hồng (quận Bình Thạnh) đang giữ nguyên giá mua 57,5 triệu đồng so với hôm qua, nhưng giảm giá bán ra 50.000 đồng còn 57,8 triệu đồng một lượng.

Đồ thị giá vàng SJC trong một tháng qua (màu xanh: mua vào, màu đỏ: bán ra). Ảnh: PNJ.

Đồ thị giá vàng SJC trong một tháng qua (màu xanh: mua vào, màu đỏ: bán ra). Ảnh: PNJ.

Biến động trái chiều của thị trường kim loại quý trong nước và thế giới khiến chênh lệch giá vàng ngày càng được nới rộng. Cách đây khoảng một tháng, mỗi lượng vàng trong nước cao hơn thế giới khoảng 8 triệu đồng thì tính đến sáng 9/10 đã lên đến 9,4 triệu đồng (quy đổi theo tỷ giá ngoại tệ ngân hàng Vietcombank).

Ông Huỳnh Trung Khánh, cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam, Singapore và Indonesia kiêm Phó chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng (VGTA) nhận định mức chênh lệch ngày càng được nới rộng xuất phát từ việc nguồn cung chế tác vàng nữ trang hạn chế. Việc siết chặt đường biên và các vụ buôn lậu vàng cũng khiến nguồn cung kim loại quý ngày một hạn chế. Khi nguồn cung khan, doanh nghiệp trong nước không dễ gì giảm mạnh theo đà của thế giới.

Ngoài việc không được nhập khẩu hay bị siết vàng lậu thì hiện tượng người dân hạn chế bán vàng ra cũng phần nào khiến nguồn cung trên thị trường thiếu hụt. Trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, nhiều người có thể sẽ chọn vàng làm kênh trú ẩn an toàn. Theo đó, lượng người đang cất giữ và chưa muốn bán vàng ra cũng không hề nhỏ.

Thiên Ngân

[ad_2]