Du khách đầu tiên đến Bhutan kể từ đại dịch

[ad_1]

Nữ du khách Mỹ là trường hợp đầu tiên được chính quyền Bhutan cấp thị thực tính từ tháng 3/2020.

Fran Bak chưa bao giờ đọc “Ăn, Cầu nguyện và Yêu”, cuốn sách nổi tiếng của nhà văn Elizabeth Gilbert. Nhưng khi người chồng từng chung sống suốt 30 năm qua đời vào 2018, bà bắt đầu một cuộc hành trình tâm linh tương tự những gì Gilbert trải qua. Bà đến Bali (Indonesia), Ấn Độ và đang trong hành trình khám phá Bhutan lần hai.

Sau lần đầu ghé thăm Bhutan vào năm 2019, nữ du khách 70 tuổi Fran Bak tìm thấy sự thanh thản. Khi Covid-19 bùng phát, Bak không nghĩ mình có thể sớm quay lại. Dù vậy, bà vẫn bày tỏ mong muốn với công ty du lịch, nơi mình từng đặt tour đi Bhutan trước đó. Công ty này đã gửi đề xuất với chính phủ, để có thể đặc cách cho Bak nhập cảnh. Điều bất ngờ là Hội đồng Du lịch quốc gia, Lực lượng Đặc trách phòng chống Covid-19 và Bộ Di trú đã chấp thuận. Bak trở thành du khách đầu tiên đến Bhutan tính từ tháng 3/2020, và thị thực của bà cũng là thị thực đầu tiên được cấp trong vòng 18 tháng qua.

Fran Bak trong chuyến thăm Bhutan mới nhất. Ảnh: Fran Bak/CNN

Fran Bak trong chuyến thăm Bhutan mới nhất. Ảnh: Fran Bak/CNN

Tuy nhiên, đường đến vương quốc yên bình này lại khá vất vả với bà, khi Bak phải liên tiếp đối mặt với các chuyến bay bị hủy, hoặc định tuyến lại. Sau nhiều lần xét nghiệm nCoV và cách ly 21 ngày trong khách sạn, cuối cùng Bak đã được thỏa sức đi khắp nơi quanh Bhutan từ tháng 9. Bà tin mọi rắc rối đều đáng giá khi được đặt chân đến vùng đất này.

Bộ Du lịch đã đề nghị tài trợ chi phí kiểm dịch cho Bak, nhưng bà từ chối. Bà muốn tự chi trả và nói rằng đây là cách để bà thể hiện sự đoàn kết, sự chân thành với người dân. Còn về phía ngành du lịch đất nước, họ cũng theo dõi chuyến du lịch của Bak và xem đây như một hành trình thử nghiệm cho việc mở cửa lại đất nước.

“Mãi khi tôi đến đây, tôi mới nhận ra rằng mình đã làm nên lịch sử. Tôi không ngờ được rằng mọi người đã chào đón và gửi lời cám ơn mình vì tôi đã đến”, bà nói. Các phương tiện truyền thông địa phương hào hứng với lần ghé thăm này của nữ du khách. Người dân cũng dõi theo chuyến đi của bà. “Cô ấy là người tạo ra bước đột phá và là tia sáng hy vọng cho ngành du lịch”, DeSantis, người đứng đầu công ty tổ chức tour cho Bak ở Bhutan nói.

Trước khi đại dịch xảy ra thì ngành du lịch ở đây cũng không hề phát triển theo tình trạng ồ ạt, theo chính sách “Giá trị cao, tác động thấp”. Việc tham quan ở nơi này không hề đại chúng hay giá rẻ, và được quy hoạch để ngăn chặn tình trạng du lịch quá mức. Mọi người đến đây đều phải đặt qua một công ty tour, và công ty này có trách nhiệm trình đơn xin cấp thị thực của du khách lên chính phủ để nhận phê duyệt.

Bhutan đang sẵn sàng để phục hồi lại ngành du lịch. Du lịch cũng rất quan trọng đối với quốc gia, theo DeSantis. Hiện Bhutan vẫn chưa lên kế hoạch cho việc mở cửa lại, nhưng dự kiến là vào đầu 2022.

Tình hình Covid-19 ở Bhutan đang được kiểm soát tốt, với gần 90% người trên 18 tuổi ở đây đã được tiêm vaccine vào cuối tháng 7. Điều này được mọi người đánh giá là nỗ lực lớn của chính phủ, khi đất nước có nhiều người sống trong những ngôi làng hẻo lánh, không có phương tiện giao thông công cộng.

Bak đến Vùng đất của Rồng sấm (biệt danh khác của Bhutan) lần đầu vào năm 2019 thông qua mua tour của một công ty du lịch. Người tài xế đón Bak lúc đó là Tashi, còn hướng dẫn viên du lịch tên Gembo. Ban đầu, bà thấy hai người bạn đồng hành cùng mình quá trầm lặng. Còn họ thì nghĩ Bak đến và mang theo những chiếc cồng (dùng để thiền) quá lớn. Trong chuyến đi đến làng Nabji ở miền trung đất nước, nơi Gembo sinh ra, Bak bị ốm. Người dân ở đây đã chăm sóc bà chu đáo, giữa vị du khách và những người làng đã nảy sinh mối quan hệ thân thiết. Giờ thì Bak được họ gọi là lah (nghĩa là chị). Bak cũng trở nên thân thiết với hai người dẫn đường của mình, Tashi và Gembo. Họ cùng nhau đến thăm 18 trên 20 huyện ở Bhutan. Sau khi rời khỏi đây, Bak vẫn giữ liên lạc với hai người bạn của mình.

Trước đó, Bak từng sống 6 tháng ở Bali, nữ du khách 70 tuổi sống cạnh một quán cà phê, nơi tổ chức các buổi thiền định với cồng (một loại âm nhạc trị liệu, có khả năng chữa bệnh bằng âm thanh). Và một ngày, Bak thức dậy cùng câu hỏi: “Tại sao mình không mang loại thiền này tới Bhutan”. Nói về chuyến du lịch ở đất nước mà mình yêu thích, Bak nói: “Giấc mơ của tôi bắt đầu ở Bhutan, và nó không bao giờ kết thúc”.

Anh Minh (Theo CNN)

Du khách nhặt được kim cương trong công viên

[ad_2]

Source link