Các trường đại học đua nhau mở ngành mới

[ad_1]

Từ những ngày đầu năm 2021, nhiều trường đại học đã công bố phương án tuyển sinh dự kiến. Trong đó, đáng chú ý là nhiều trường ĐH mở thêm các ngành học mới, tăng chỉ tiêu tuyển sinh so với năm trước.

Năm 2021, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM công bố tuyển 6.350 chỉ tiêu, tăng hơn 500 chỉ tiêu so với năm ngoái.

Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cũng mở thêm một số ngành mới như Kinh doanh nông nghiệp, Bất động sản, Luật kinh tế, Kiến trúc đô thị.

Tại cơ sở chính ở TP.HCM, trường tuyển 5.858 chỉ tiêu ở 29 ngành. Với chương trình đại trà, sau 2 học kỳ, sinh viên sẽ được xét vào một trong các chuyên ngành căn cứ theo nguyện vọng, chỉ tiêu và kết quả học tập.

Với chương trình chất lượng cao, một số ngành, chuyên ngành có chương trình đào tạo bằng tiếng Anh gồm: Kinh tế đầu tư, Thẩm định giá và Quản trị tài sản, Kinh doanh thương mại, Marketing, Kiểm toán, Luật kinh doanh, Quản trị, Kinh doanh quốc tế, Ngoại thương, Tài chính, Ngân hàng, Kế toán doanh nghiệp.

Trường đại học đua nhau mở ngành, tăng chỉ tiêu tuyển sinh
Trường đại học đua nhau mở ngành, tăng chỉ tiêu tuyển sinh
Trường đại học đua nhau mở ngành, tăng chỉ tiêu tuyển sinh

Tại phân hiệu Vĩnh Long tuyển sinh 500 chỉ tiêu ở 10 ngành đào tạo:

Trường đại học đua nhau mở ngành, tăng chỉ tiêu tuyển sinh

Trường ĐH Mở TP.HCM tuyển 4.500 chỉ tiêu, tăng gần 400 chỉ tiêu so với năm ngoái.

Trong đó có một số ngành mới như: Quản lý công, Công nghệ thực phẩm, Ngôn ngữ Hàn Quốc.

Trường thực hiện tuyển sinh theo 6 phương thức. Trong đó, phương thức 1 là xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển của Bộ GD-ĐT.

Phương thức 2: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021.

Phương thức 3: Xét theo kết quả học tập 3 năm THPT. Trường ĐH Mở yêu cầu điểm nhận hồ sơ các ngành: Công nghệ sinh học, Xã hội học, Đông Nam Á, Công tác xã hội từ 18 điểm; Các ngành còn lại, điểm nhận hồ sơ từ 20 điểm trở lên.

Phương thức 4: Ưu tiên xét tuyển học sinh giỏi 3 năm THPT.

Phương thức 5: Ưu tiên xét tuyển đối với thí sinh có 1 trong các yêu cầu: Bài thi tú tài quốc tế (IB) tổng điểm 26 trở lên; Chứng chỉ quốc tế A-level của trung tâm khảo thí ĐH Cambrige (Anh) theo điểm 3 môn thi (trở lên) đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ C trở lên; Kết quả kỳ thi SAT đạt từ 1100/1600.

Phương thức 6: Ưu tiên xét tuyển thẳng học bạ có chứng chỉ ngoại ngữ, đủ điều kiện xét tuyển theo kết quả học tập THPT và đạt điểm IELTS (hoặc các chứng chỉ khác quy đổi tương đương. Trong đó các ngành Ngôn ngữ yêu cầu điểm IELTS 6.0 trở lên. Các ngành còn lại điểm IELTS 5.5 trở lên.

Trường đại học đua nhau mở ngành, tăng chỉ tiêu tuyển sinh
Trường đại học đua nhau mở ngành, tăng chỉ tiêu tuyển sinh
Các ngành đào tạo đại trà
Trường đại học đua nhau mở ngành, tăng chỉ tiêu tuyển sinh
Các ngành đào tạo chất lượng cao


Trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng
tuyển 4.210 chỉ tiêu cho 68 ngành đào tạo.

So với năm ngoái, năm nay trường mở 16 ngành mới gồm: Y học cổ truyền, Kỹ thuật hình ảnh y học, Sức khoẻ răng miệng, Hộ sinh, Dinh dưỡng, Chăm sóc bệnh trẻ em, Hoạt động trị liệu, Quản lý bệnh viện, Bất động sản, Kỹ thuật y sinh, Công nghệ sinh học y dược, Tâm lý học, Quản trị sự kiện, Quan hệ công chúng, Giáo dục tiểu học và Quản lý giáo dục.

2 phương thức tuyển sinh chủ yếu là xét kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 với 50% tổng chỉ tiêu và xét học bạ với 38% tổng chỉ tiêu. Ba phương thức còn lại gồm xét kết quả thi năng lực do trường tổ chức, xét kết quả kỳ thi SAT và xét tuyển thẳng 12% tổng chỉ tiêu.

Trường ĐH Hoa Sen tuyển 4.000 chỉ tiêu cho 39 ngành đào tạo, tăng 400 chỉ tiêu so với năm ngoái. Có 11 ngành học mới gồm: Thương mại điện tử, Digital Marketing, Bất động sản, Kinh tế thể thao, Trí tuệ nhân tạo, Luật Kinh tế, Luật Quốc tế, Răng-Hàm-Mặt, Dược học, Quản lý bệnh viện, Kỹ thuật y sinh.

Năm 2021, Trường ĐH Văn Lang tuyển 7.000 chỉ tiêu cho 50 ngành đào tạo, tăng hơn 200 chỉ tiêu so với năm ngoái. Trường mở thêm ngành Y khoa và Y học cổ truyền.

Trong đó, 60% tổng chỉ tiêu tuyển theo phương thức xét học bạ,  30% chỉ tiêu tuyển từ kết quả kỳ thi THPT năm 2021, 5% chỉ tiêu tuyển từ kết quả kỳ thi Đánh giá năng lực năm 2021 của ĐH Quốc gia TP.HCM và 5% chỉ tiêu cho sẽ Xét tuyển thẳng.

Trường ĐH Công nghệ TP.HCM tuyển 6.600 chỉ tiêu.

65% tổng chỉ tiêu được dành cho phương án xét tuyển từ kết quả thi tốt nghiệp THPT.

30% chỉ tiêu xét tuyển từ học bạ. Thí sinh có thể chọn xét theo tổng điểm trung bình 3 môn năm lớp 12 hoặc xét theo tổng điểm trung bình 3 học kỳ gồm năm lớp 11 và học kỳ 1 lớp 12. Nhận hồ sơ xét tuyển từ 18 điểm trở lên.

5% chỉ tiêu xét tuyển từ kết quả thi Đánh giá năng lực do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức. 

Trường mở thêm 2 ngành mới là Kỹ thuật xét nghiệm y học, Điều dưỡng.

Trường ĐH Gia Định tuyển 2.500 chỉ tiêu cho 16 ngành đào tạo. Trong đó, có 5 ngành mới gồm: Logistics và quản lý chuỗi cung ứng, Kinh doanh quốc tế, Thương mại điện tử, Truyền thông đa phương tiện, Quan hệ công chúng (Truyền thông kỹ thuật số).

Trường ĐH Kinh tế Tài chính TP.HCM tuyển 3.495 chỉ tiêu. Trường dự kiến mở 5 ngành học mới gồm: Bất động sản, Tài chính quốc tế, Báo chí, Tâm lý học, Thiết kế đồ họa…

Minh Anh

Thêm trường đào tạo ngành Y, học phí cao nhất 180 triệu/năm

Thêm trường đào tạo ngành Y, học phí cao nhất 180 triệu/năm

Năm 2021, Trường ĐH Hoa Sen mở thêm 11 ngành mới nâng tổng số ngành lên 39. Trường tuyển 4.000 chỉ tiêu theo 4 phương thức xét tuyển. 

[ad_2]