Bí ẩn đại dịch thời Trung cổ qua khai quật – Chuyện lạ

Phân tích các ngôi mộ cổ cho thấy số người bị chôn úp mặt tăng vọt khi dịch bệnh hoành hành châu Âu. Các nhà khoa học đã đi tìm câu trả lời cho câu hỏi: Tại sao người sống lại chôn người chết ở tư thế úp mặt?

Năm 2014, nhà khảo cổ học Thụy Sĩ Amelie Alterauge, nghiên cứu sinh tại Đại học Heidelberg, chỉ còn vài ngày nữa là nhận việc mới tại Viện Y khoa Pháp y thuộc Đại học Bern thì cô được triệu tập để điều tra tập tục mai táng kỳ lạ tại nghĩa trang cách đây nhiều thế kỷ. Khu nghĩa trang đang được khai quật trước khi thực hiện một dự án xây dựng ở đây.

Bí ẩn đại dịch thời Trung cổ qua khai quật - Hình 1

Khai quật mộ một người bị chôn úp mặt ở sân nhà thờ tại Berlin.

Trong số khoảng 340 ngôi mộ trong nghĩa trang, có một ngôi mộ khác hẳn. Đó là mộ của một người đàn ông trung niên, mặt úp xuống. Ngôi mộ nằm ở góc không mấy ai để ý ở sân nhà thờ. Alterauge nói: “Tôi chưa thấy kiểu chôn cất nào trong đời thực như vậy trước đây”.

Nhân viên khai quật đã tìm thấy một con dao sắt và một chiếc ví đựng đầy đồng xu đặt ở chỗ cánh tay gập lại. Vị trí các đồ vật trên được sắp xếp như thể chúng từng được giấu trong quần áo người đàn ông. Các đồng xu giúp các nhà khảo cổ xác định thời gian chôn thi thể là từ năm 1630 tới năm 1650. Quanh thời gian này, có một loạt dịch bệnh quét qua khu vực đó ở Thụy Sĩ.

Alterauge nhận định: “Giống như gia đình hoặc người chôn cất không muốn lục soát thi thể. Có thể anh ta đã bị phân hủy mạnh khi được chôn hoặc anh ta mắc bệnh truyền nhiễm và không ai muốn đến quá gần”.

Phát hiện về ngôi mộ đã khiến Alterauge đi tìm kiếm thêm nhiều ngôi mộ mà người chết bị chôn trong tư thế úp mặt ở Thụy Sĩ, Đức và Áo. Mặc dù cực kỳ hiếm, nhưng kiểu chôn cất này đã được ghi lại, đặc biệt là ở khu vực Slavic của Đông Âu.

Bí ẩn đại dịch thời Trung cổ qua khai quật - Hình 2

Bức vẽ có từ thế kỷ 14 mô tả quá trình mai táng nạn nhân dịch bệnh.

Kiểu chôn cất này thường được so sánh với các tập tục khác, như phanh thây hay đè thi thể bằng đá vì người ta cho rằng làm như vậy là để ngăn cản ma cà rồng và cương thi thoát khỏi mộ. Tuy nhiên, chưa ai xem xét một cách có hệ thống hiện tượng chôn úp mặt ở các khu vực nói tiếng Đức thời Trung cổ mà thời hiện đại là Thụy Sĩ, Đức và Áo.

Giờ đây, trong nghiên cứu mới đăng trên tạp chí PLOS One, nhóm nghiên cứu của Alterauge đã trình bày phân tích về gần 100 ngôi mộ có người chết bị chôn úp mặt trong khoảng thời gian 900 năm. Dữ liệu cho thấy có sự thay đổi lớn trong tập tục mai táng mà các nhà nghiên cứu cho rằng có liên quan tới những người chết vì bệnh dịch.

Trong sơ kỳ và hậu kỳ Trung Cổ (năm 950 đến 1300), một số ít ỏi thi thể chôn úp mặt thường được đặt tại trung tâm nghĩa trang nhà thờ hoặc bên trong các công trình linh thiêng. Một số được chôn cùng đồ trang sức, quần áo đắt tiền và dụng cụ dùng để viết. Điều đó cho thấy có thể người thuộc tầng lớp quý tộc hoặc tu sĩ muốn được chôn kiểu đó để thể hiện sự khiêm nhường trước Chúa.

Tuy nhiên, các nhà khảo cổ bắt đầu phát hiện ra có nhiều người bị chôn úp mặt ở châu Âu đầu những năm 1300, trong đó có một số được chôn trong các ngôi mộ nằm ở vùng ngoài nghĩa trang Thiên chúa giáo.

Sự thay đổi này trùng với thời điểm xảy ra dịch bệnh tàn khốc càn quét châu Âu từ năm 1347, giết chết hàng triệu người khắp châu lục. Alterauge cho rằng có điều gì đó đã thay đổi.

Khi các dịch bệnh giết người nhanh chóng, khiến các cộng đồng không đối phó kịp, cảnh thi thể người phân hủy trở nên quen thuộc. Xác chết trương lên. Ruột người chết đầy khí, tạo ra những âm thanh bất thình lình. Thịt thối rữa và sau đó khô quắt lại một cách khó hiểu, làm cho móng tay và tóc của thi thể dường như mọc dài ra, còn thịt thì quắt lại. Alterauge nói: “Thi thể thối rữa chuyển động, gây ra tiếng ồn. Trông như thể thi thể đang ăn chính bản thân và vải liệm”.

Khi người dân châu Âu thời Trung cổ tìm cách giải thích những điều họ trông thấy và nghe thấy, họ có thể bám lấy suy nghĩ về cương thi vốn phổ biến ở các cộng đồng Slavic thuộc Đông Âu. Alterauge giải thích: “Chúng ta không có khái niệm ma cà rồng ở Đức, nhưng người Tây Âu có suy nghĩ rằng xác chết có thể di chuyển là do bị ảnh hưởng từ quan niệm ở các khu vực Đông Âu sau khi xảy ra các bệnh dịch đầu tiên vào giữa những năm 1300″.

Trước những năm 1300, có nhiều chuyện thời Trung cổ ở khu vực châu Âu nói tiếng Đức kể về các hồn ma tốt bụng trở lại để cảnh báo hoặc giúp người thân. Tuy nhiên, trong thời dịch bệnh, những hồn ma này bị coi là ma quỷ hay xác sống. Theo Matthias Toplak, nhà khảo cổ học tại Đại học Tubingen (Đức), quan điểm thay đổi về hồn ma này diễn ra trong khoảng năm 1300 hoặc 1400.

Khi nghiên cứu truyền thuyết Trung cổ để tìm manh mối, Alterauge và các tác giả cùng nghiên cứu đã phát hiện ra chuyện về nachzehrer, dịch nôm na là xác chết phàm ăn, tức là các xác chết đói khát, chưa siêu thoát tự ăn chính mình và vải khâm liệm, rút kiệt sinh lực của họ hàng còn sống. Sử sách nói rằng người nào biến thành nachzehrer là do chết bất thường, đột ngột. Còn có giả thiết cho rằng nachzehrer là người đầu tiên trong cộng đồng chết trong một dịch bệnh nào đó.

Ở châu Âu thời dịch bệnh, truyền thuyết này có tính hợp lý thuyết phục. Khi họ hàng thân thiết của nạn nhân bắt đầu xuất hiện triệu chứng bệnh và chết chỉ trong vài ngày sau đám tang nạn nhân, người ta cho rằng họ hẳn là đang bị nạn nhân nằm dưới mộ nguyền rủa. Niềm tin mê tín này là do có người chết bất thình lình và người còn sống bắt đầu tìm mọi cách để ngăn người chết trở lại.

Thời đó, người dân cũng rất sợ wiederganger, tức là những xác chết biết đi, bật dậy từ nấm mồ để ám ảnh cộng đồng họ từng sống. Người xưa tin rằng khi ai đó đột tử mà đã làm điều sai trái, còn việc dở dang khi còn sống, hoặc phải trả thù hay chuộc tội thì người đó có thể trở thành wiederganger.

Khi thấy nhiều thi thể chôn úp mặt ở rìa nghĩa trang Thiên chúa giáo giữa thế kỷ 14 và 17, các nhà nghiên cứu cho rằng ở khu vực này tại châu Âu, chôn người chết sấp mặt là cách để ngăn xác chết có dã tâm trở lại để làm điều xấu.

Các nhà khảo cổ khác cũng có cách giải thích riêng. Trong thế giới đầy rẫy bệnh chết người, chôn nạn nhân đầu tiên trong tư thế úp mặt có thể mang tính biểu tượng, là nỗ lực để xua đuổi dịch bệnh.

Bước tiếp theo mà nhóm nghiên cứu muốn thực hiện là tìm hiểu các thi thể úp mặt để xem có mối liên hệ nào với dịch bệnh không. Khi phân tích ADN của những người bị chôn úp mặt, có thể phát hiện ra các vi khuẩn dịch bệnh nào đó. Phân tích xương có thể biết được họ ăn gì hoặc sống ở đâu, có gì khác so với những người còn lại không. Từ đó, các nhà nghiên cứu có thể giải thích về hình thức mai táng bất thường này.

Tin mới nhất

Mổ bụng chim cánh cụt chết trôi thấy điều đau lòng

18:52:40 30/09/2020

Một con chim cánh cụt được tìm thấy chết vùi trong cát tại một bãi biển đông du khách ở bang Sao Paulo, sau khi nuốt nguyên một chiếc khẩu trang.

Nghịch lý lượng tử mới gây nghi vấn về thực tại được quan sát

18:49:24 30/09/2020

Nếu một cái cây đổ xuống một khu rừng và không có ai ở đó nghe thấy thì nó có phát ra âm thanh không? Có lẽ là không. Nhưng nếu có ai ở đấy nghe thấy thì rõ ràng nó có phát ra âm thanh. Có thể bạn sẽ phải xem lại ý kiến của mình.

Tái tạo khuôn mặt thiếu nữ 18 tuổi sinh sống 9.000 năm trước

18:46:55 30/09/2020

Nhà điêu khắc Thụy Điển đã tái tạo khuôn mặt của một thiếu nữ 18 tuổi sống cách đây khoảng 9.000 năm.

Loài giun ăn đá đi nặng ra cát

18:38:52 30/09/2020

Phải ăn cả đá thì biết nó nghèo như nào rồi đấy.

Phát lộ bãi cọc gỗ liên quan ‘trận chiến sông Bạch Đằng’

17:02:23 30/09/2020

Ngày 29-9, tại hội nghị thông báo những phát hiện mới về khảo cổ học toàn quốc lần thứ 55 do Viện Khảo cổ học tổ chức, nhiều bí ẩn về bãi cọc gỗ khổng lồ mới được phát hiện ở Hải Phòng đã công bố.

Lợn rừng kịch chiến đôi sư tử: Kết không như phim

16:57:35 30/09/2020

Sư tử dồn lợn rừng về tận hang trước khi kết liễu con mồi.

Tìm thấy cấu trúc y hệt Trái Đất, có thể đầy sinh vật ở hành tinh ‘hàng xóm’

16:54:33 30/09/2020

Những vật thể kỳ dị, y hệt các hồ ngầm bị nghi ngờ là chứa dạng sống quái dị ở Nam Cực của Trái Đất, vừa được tìm thấy ở cực Nam của Sao Hỏa.

Sự thật bất ngờ phía sau cảnh tượng báo săn ‘vác’ linh dương Impala

16:52:12 30/09/2020

Chú linh dương Impala đã cố gắng mở đường máu bằng cách nhảy qua người con báo săn nhằm thoát thân, nhưng đáng tiếc là kẻ săn mồi quá nhanh nhẹn để ngăn chặn nó làm điều đó.

Phát hiện cấu trúc gene giúp gia súc chống lại khí hậu khắc nghiệt

16:49:10 30/09/2020

Các nhà khoa học quốc tế vừa công bố kết quả nghiên cứu về bộ gene đặc thù của nhiều loài gia súc ở châu Phi để tìm ra nguyên nhân khiến chúng có khả năng chống chọi rất tốt với khí hậu khắc nghiệt.

Cứ ngỡ tảng đá trơ trọi trên bãi cỏ, người phụ nữ lại gần mới biết mình nhặt được của lạ quý hiếm, ít ai được chiêm ngưỡng

16:46:22 30/09/2020

Đó là một cây nấm khổng lồ với trọng lượng lên tới 11kg và đủ lớn để chuẩn bị một bữa ăn chay thịnh soạn cho 15 người.

Tìm được xuất bản phẩm vô giá bị đánh cắp

16:43:40 30/09/2020

Dựa vào một nguồn tin do đặc tình khuyết danh cung cấp, cảnh sát Romania vừa tiến hành một chiến dịch bí mật tại thành phố Brasov, thủ phủ tỉnh cùng tên ở miền trung Cộng hòa Romania, kịp thời phát hiện số ấn phẩm vô giá bị đánh cắp 3 n…

Công viên Khảo cổ San Agustín

16:42:10 30/09/2020

Công viên Khảo cổ San Agustín nằm trong quần thể núi Colombia thuộc dãy Andes phía tây nam Colombia, trên địa bàn thành phố tự trị San Agustín và Isnos, thuộc tỉnh Huila.

Hi hữu: Trục xuất loạt năm con vẹt chửi thề với du khách

16:37:18 30/09/2020

Năm con vẹt xám bị trục xuất có thói quen xấu hay chửi bới du khách trong một công viên động vật hoang dã ở Anh.

Bước đầu đã phát hiện vị trí rò rỉ không khí trên ISS

16:03:15 30/09/2020

Ngày 29/9, Nga thông báo các phi hành gia đã phát hiện hiện tượng rò rỉ không khí trên Trạm Vũ trụ quốc tế (ISS).

Cận cảnh cuộc chiến tàn khốc khiến voi khổng lồ chết thảm

16:02:20 30/09/2020

Cuộc chiến tranh giành bạn tình với một con đực trẻ hơn đã khiến chú voi Mavuso tử vong và trở thành bữa tiệc thịnh soạn cho bầy sư tử.

Máy bán hàng tự động là phát minh từ… 20 thế kỷ trước

15:57:57 30/09/2020

Máy bán hàng tự động của người Ai Cập cổ đại xưa có tác dụng… hạn chế lượng nước thánh mà mỗi tín đồ được nhận ở đền thờ.

Bí ẩn căn bệnh tự “ăn thịt” chính mình, ám ảnh chưa được giải mã

15:54:54 30/09/2020

Hội chứng Lesch-Nyhan (LNS) là bệnh di truyền hiếm gặp về chuyển hóa. Dấu hiệu nổi bật nhất là bệnh nhân tự gây thương tích, liên tục cắn ngón tay, bàn tay, môi và má; đập vào đầu hoặc tay chân làm phá hủy một phần cơ thể.

Tiện tay chụp ảnh cho chồng, vợ trở về nhà mới phát hiện bóng dáng của người mẹ đã khuất trong ống kính gây ra nhiều tranh cãi

15:54:02 30/09/2020

Bức ảnh này được chụp vào năm 1959 và trở thành đề tài được bàn tán sôi nổi suốt một thời gian dài.

Khám phá bất ngờ về hài cốt trong mộ cổ hơn 8.000 tuổi

15:51:28 30/09/2020

Các nhà khảo cổ khai quật được một bộ hài cốt của con người bên cạnh một con chó tại ngôi mộ hơn 8.000 tuổi thuộc khu chôn cất thời đồ đá ở Thụy Điển. Đáng nói, đây là loài chó đã tuyệt chủng.

Kinh hoàng cảnh đàn cua khổng lồ như quái vật tấn công người

15:47:10 30/09/2020

Hóa ra xuất hiện không phải với mục đích tấn công, đàn cua dừa khổng lồ xâm chiếm để…cướp đồ ăn từ bữa tiệc nướng của gia đình.

Phương pháp đo tổng khối lượng vật chất trong vũ trụ chính xác nhất

15:42:38 30/09/2020

Phương pháp đo mới nhất cho kết quả khá khớp với những giá trị từng được các nhóm nghiên cứu khác phát hiện trước đó sử dụng các kỹ thuật vũ trụ học khác.

Ngoại hành tinh kỳ lạ có nhiệt độ lên đến 3.200 độ C

10:40:25 30/09/2020

Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bern đã thực hiện một nghiên cứu chi tiết về ngoại hành tinh kỳ lạ được gọi là WASP-189b với nhiệt độ lên đến lên đến 3.200 độ C.

Sa mạc Sahara có thể trở lại là vùng đất màu mỡ không?

10:38:02 30/09/2020

Đâu đó trong quãng thời gian từ 11.000 đến 5.000 năm trước, sau khi kỷ băng hà chấm dứt, sa mạc Sahara đã biến đổi mạnh mẽ.

Hoa chuyển màu để thích nghi với biến đổi khí hậu

10:32:41 30/09/2020

Mặc dù những thay đổi sắc tố trên hoa có thể không phân biệt được bằng mắt thường, nhưng chúng tạo ra sự ảnh hưởng rõ rệt tới quá trình phát triển của chúng.

Thiên thạch có thể mang sự sống từ Trái Đất đến sao Kim

21:27:50 29/09/2020

Các thiên thạch từng bay qua khí quyển Trái Đất có thể giúp vận chuyển vi sinh vật sống ở đó tới hành tinh khác trong hệ Mặt Trời.

Phát hiện áo giáp La Mã 2.000 năm tuổi

21:21:41 29/09/2020

Áo giáp cổ xưa vẫn lưu giữ được nhiều chi tiết như các khớp nối và khóa dù bị chôn vùi nhiều năm dưới lớp đất có tính axit cao.

Phi hành gia NASA chuẩn bị bầu cử từ vũ trụ

21:17:16 29/09/2020

Phi hành gia NASA Kate Rubins chia sẻ cô đang lên kế hoạch bỏ phiếu bầu cử tổng thống Mỹ từ Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) ở cách Trái Đất hơn 320 km.

Chó robot làm công việc nguy hiểm thay con người

21:14:11 29/09/2020

Mẫu chó robot Scar với camera tích hợp và khả năng di chuyển trên địa hình phức tạp có thể hoạt động trong môi trường rủi ro cao.

Phát hiện mồ chôn chó lâu đời nhất ở Thụy Điển

21:11:49 29/09/2020

Các nhà khảo cổ tìm thấy một bộ xương chó 8.400 năm tuổi được chôn cất như người tại địa điểm khai quật Ljungaviken.

Hàng nghìn con cừu mắc kẹt trên dãy Alps

21:08:13 29/09/2020

Các quan chức Pháp đang giúp đỡ nông dân trên dãy Alps di dời đàn cừu bị cô lập sau một trận bão tuyết lớn.

AI phục dựng gương mặt 54 hoàng đế La Mã

21:05:41 29/09/2020

Gương mặt của các hoàng đế La Mã như Caligula, Nero và Hadrian được phục dựng hết sức chân thực nhờ đồ họa kỹ thuật số.

Cuộc đua xe bay sẽ diễn ra vào năm 2021

21:02:24 29/09/2020

Triệu phú người Australia Matt Pearson đang lên kế hoạch tổ chức giải F1 trên trời với máy bay nhiều cánh quạt di chuyển ở tốc độ lên tới gần 130 km/h.

Nhà khoa học để hàng nghìn con muỗi đốt

20:59:43 29/09/2020

Tiến sĩ Perran Stott-Ross ở Đại học Melbourne mất 16 ml máu một ngày cho đàn muỗi nhằm tìm ra cách ngăn chặn bệnh sốt xuất huyết.

Tạo dáng chụp ảnh, người đàn ông Mỹ ngã xuống vách núi tử vong

20:52:42 29/09/2020

Một người đàn ông 43 tuổi đã trèo cây để chụp ảnh và ngã từ độ cao 30 m xuống biển khi cành cây bị gãy.

Choáng váng sinh vật 3,5 tỉ tuổi thở bằng… thạch tín, không cần oxy

20:24:30 29/09/2020

Một chiếc hồ bí ẩn trong sa mạc Atacama của Chile tồn tại một thảm vi sinh vật màu tím đặc biệt có thể sống khỏe ngay cả khi Trái Đất chưa có oxy.

Cứ tầm tháng 10 hằng năm, toàn bộ gấu ở Alaska sẽ béo núc như lợn

20:22:12 29/09/2020

Tuần lễ Gấu Béo là cuộc thi thường niên nhằm tôn vinh những con gấu béo khỏe, béo đẹp ở Alaska.

Điểm nóng Armenia: Bí mật vương quốc cổ, chiến binh dũng mãnh

20:15:04 29/09/2020

Armenia hiện là một điểm nóng trên thế giới khi xảy ra các cuộc giao tranh ác liệt với Azerbaijan. Trước khi xảy ra cuộc xung đột, Armenia là vùng đất giàu lịch sử khi từng tồn tại vương quốc cổ Uratu với chiến binh cực hùng dũng.

Nguồn