Phá sóng loa ‘kẹo kéo’ vì ồn ào

[ad_1]

Trung QuốcViệc sử dụng loa kéo âm thanh lớn để tập thể dục ở công viên khiến nhiều người khó chịu và tìm cách “phá” chúng.

Tại các công viên và quảng trường ở Trung Quốc, vào mỗi buổi sáng hoặc cuối giờ chiều, không hiếm cảnh những người trung niên tập thể dục nhịp điệu. Bên cạnh họ là chiếc loa di động được mở nhạc hết cỡ.

Việc mở nhạc lớn gây khó chịu, nhất là những nơi có mật độ dân cư cao. Không ít người cho biết họ cảm thấy đau đầu, nhưng không thể làm gì. Tình thế “tiến thoái lưỡng nan” khiến một số người tìm đến các giải pháp công nghệ. Trên một số mạng xã hội Trung Quốc, nhiều người chia sẻ thiết bị có thể vô hiệu hóa loa kéo từ khoảng cách 50 mét.

Ảnh quảng cáo một thiết bị phá sóng loa bluetooth trên Taobao.

Ảnh quảng cáo một thiết bị phá sóng loa Bluetooth trên Taobao.

Một số người sử dụng thiết bị phá sóng thừa nhận họ làm vậy vì là “phương án cuối cùng”. “Khu nhà tôi ở cuối cùng cũng yên tĩnh. Trong hai ngày, các bà nội trợ nghĩ rằng loa của họ đã hỏng”, một người dùng bình luận về sản phẩm trên Taobao.

Văn hóa tập thể dục đường phố tại Trung Quốc được cho là hình thành từ những năm 1960. Nhưng những năm gần đây, việc phàn nàn về ô nhiễm âm thanh, đặc biệt là từ các loa “kẹo kéo” phát ra, ngày một nhiều.

Trên mạng xã hội, không hiếm video gây gổ, xung đột giữa các nhóm với nhau vì âm thanh. Thậm chí, có trường hợp đã ném chất bẩn vào một nhóm nữ tập thể dục với loa âm thanh lớn. Năm 2019, thành phố Thiên Tân ra quy định về hành vi văn minh, trong đó phạt 500 nhân dân tệ (1,7 triệu đồng) với những ai mở âm thanh quá lớn nơi công cộng.

Loa “kẹo kéo” hay loa “vali kéo” là loại loa có cấu tạo giống như một chiếc vali, có bánh xe phía dưới để tiện di chuyển. Bên trong, thiết bị tích hợp ampli, loa, pin, và có công suất từ vài chục watt tới hơn 1.000 watt. Tại Việt Nam, các mẫu loa này trước đây được những người hát rong, bán kẹo kéo sử dụng, nhưng hiện nay đã phổ biến và được sử dụng với nhiều mục đích hơn.

Như Phúc (theo Guardian)

[ad_2]