Những lưu ý khi sử dụng thẻ tín dụng

Cho mượn thẻ, không quan sát thiết bị tại máy ATM, để lộ thông tin… là những lỗi sai của người dùng khi sử dụng thẻ tín dụng.

Thông tin thẻ tín dụng bị đánh cắp và người dùng bị mất tiền trong thẻ là chuyện không hiếm gặp. Đã có nhiều khuyến cáo từ các ngân hàng tuy nhiên vẫn còn nhiều người dùng sơ ý để mất tiền và phải khóa thẻ khẩn cấp.

Dưới đây là 4 lỗi sai phổ biến mà người sử dụng cần lưu ý khi sử dụng thẻ, tránh trường hợp bị lộ thông tin và bị mất tiền trong thẻ.

Cho mượn thẻ tín dụng

Nhiều người không đắn đo nếu người thân trong gia đình hoặc bạn bè xin mượn thẻ tín dụng để mua sắm, dung trong trường hợp khẩn cấp. Dù vô tình hay cố ý thì người mượn cũng dễ dàng để lộ thông tin mà không hề hay biết. Cũng có không ít trường hợp khi đi mua sắm, đi ăn tại các nhà hàng, bạn đưa thẻ tín dụng để nhân viên thanh toán giúp. Dù vô tình hay cố ý thì người mượn cũng dễ dàng để lộ thông tin mà không hề hay biết. Việc lộ thông tin càng dễ hơn nếu bạn cho nhiều người mượn, cầm thẻ. Người sử dụng nên ghi nhớ thẻ tín dụng là vật bất ly thân không nên cho mượn.

Không quan sát thiết bị ăn cắp dữ liệu

Hiện nay, có nhiều thiết bị ghi hình, theo dõi được cài đặt bất hợp pháp tại máy ATM hoặc tại các điểm máy thanh toán POS. Cũng có không ít thiết bị Skimming (công cụ quét dữ liệu thẻ) kèm theo thẻ nhớ để ghi lại dữ liệu thẻ được bí mật gắn lên ATM và bất kỳ ai giao dịch trên đó sẽ bị đánh cắp thông tin thẻ, mã PIN mà không hay biết. Vì vậy, người dùng nên chú ý quan sát các công cụ quẹt thẻ, máy ATM hoặc camera trong các nhà hàng, quán ăn… để bảo mật thẻ tín dụng.

Để lộ thông tin thẻ

Nhiều người vô ý không quan sát khi đưa thẻ cho nhân viên thu ngân hoặc để thẻ quá lộ liễu nên chỉ vài phút lơ là, để thẻ rời khỏi tầm mắt gây lộ thông tin. Trong những tình huống như: Thanh toán hóa đơn mua hàng, tìm đọc số thẻ, bạn không nên để thẻ quá lộ liễu, lộ các thông tin trên thẻ.

Bị mất cắp

Trong trường hợp thẻ tín dụng bị mất cắp, toàn bộ thông tin bị lộ, bạn cần báo ngay với ngân hàng để khóa thẻ. Bạn cũng nên đề phòng lộ thông tin thẻ tín dụng khi làm mất điện thoại di động, máy tính bảng. Hiện nay, kẻ gian có thể sử dụng máy ảnh nhiệt để chụp màn hình điện thoại, máy tính bảng để tìm ra dấu hiệu nhiệt từ tay bạn và sắp xếp thứ tự phím bạn đã ấn để tìm ra mã PIN, màu đậm hơn là số cuối cùng và màu nhạt nhất là số đầu tiên.

Theo đại diện Vietbank, ngân hàng này đã phát hành 100% chuẩn thẻ CHIP/EMV bao gồm thẻ nội địa, thẻ quốc tế và hoàn thiện áp dụng tiêu chuẩn bảo mật trong thanh toán thẻ theo tiêu chuẩn mới nhất PCI/DSS ver 3.2.1.

Ngoài ra, trong tháng 8, Vietbank ra mắt tính năng bảo mật trong thanh toán qua thương mại điện điện tử bằng chuẩn bảo mật 3D Secure, hạn chế được tối đa khả năng bị gian lận so với trước.

Vietbank, phát hành 100% chuẩn thẻ CHIP/EMV bao gồm thẻ nội địa, thẻ quốc tế.

Vietbank phát hành 100% thẻ CHIP/EMV bao gồm thẻ nội địa, thẻ quốc tế.

Đại diện Vietbank cho biết: “Trước đây, hacker chỉ cần lấy thông tin thẻ và số CVV phía sau là giao dịch được, nhưng khi công nghệ bảo mật 3D Secure ra đời yêu cầu khách hàng phải đăng nhập đúng mã OTP được gửi về điện thoại của khách hàng để tiến hành giao dịch. Vietbank chủ động trong việc liên hệ, hỗ trợ khách hàng khi phát hiện ra những dấu hiệu lạ trong giao dịch. Hệ thống có công cụ kiểm soát, cài đặt các rule nhận biết các giao dịch bất thường và gửi cảnh báo ngay khi có giao dịch phát sinh”.

Bên cạnh đó, ngân hàng này cũng thường xuyên cập nhật các cảnh báo rủi ro từ các tổ chức thẻ quốc tế, các Hiệp hội, quy định của Ngân hàng nhà nước và xu hướng rủi ro trên thế giới để quản lý rủi ro giao dịch thẻ.

(Nguồn: Vietbank)

Nguồn