Mặt trời xuất hiện do va chạm thiên hà – Chuyện lạ

Từ hàng tỷ năm nay, thiên hà lùn lân cận SagDEG định hình cho Dải Ngân hà. Sau mỗi lần thiên hà lùn này tiến đến gần thiên hà của chúng ta, xuất hiện những nhiễu loạn đột ngột.

Mặt trời xuất hiện do va chạm thiên hà - Hình 1

Thiên hà SagDEG rơi vào Dải Ngân hà 3 lần.

Các nhà khoa học cho rằng, sự ra đời của Mặt trời, sự hình thành Thái Dương hệ và sau đó là sự xuất hiện sự sống trên Trái đất có thể là kết quả của một trong những lần thiên hà lùn SagDEG tiến đến gần.

Thiên hà lùn SagDEG (Sagittarius Dwarf Elliptical Galaxy) là thiên hà vệ tinh gần nhất của Dải Ngân hà. Thỉnh thoảng, nó đi xuyên qua đĩa Ngân hà. Khi đó, quỹ đạo của nó xung quanh nhân thiên hà thu hẹp lại, do kết quả tác động của các lực hấp dẫn.

Các nhà thiên văn học ước tính rằng, vụ va chạm tiếp theo sẽ diễn ra sau khoảng 10 tỷ năm nữa.

Va chạm 2 thiên hà

Trong các nghiên cứu mới đây, các nhà khoa học cho rằng, thiên hà SagDEG gây ảnh hưởng lớn đến chuyển động của các ngôi sao trong Dải Ngân hà. Một số nhà khoa học còn khẳng định, cấu trúc xoắn đồ sộ của Dải Ngân hà có thể là kết quả của ít nhất 3 lần va chạm của 2 thiên hà trong khoảng thời gian 6 tỷ năm trở lại đây.

Thiên hà SagDEG mới được phát hiện vào những năm 90 thế kỷ trước. Đó là kết quả của việc nó nằm “ở phía bên kia” của Dải Ngân hà. Các đám mây bụi và khí gây khó khăn cho quan sát thiên hà lùn từ vị trí Trái đất. Cách đây chưa lâu, người ta còn cho rằng, thiên hà lùn này khá nhỏ nên không thể gây ảnh hưởng đến Dải Ngân hà.

Tuy nhiên, những nghiên cứu mới dựa trên các dữ liệu do Kính thiên văn không gian Gaia (của Cơ quan Vũ trụ châu Âu ESA) thu thập đã làm thay đổi quan điểm này. Các phân tích thực hiện trong thời gian gần đây cho thấy, các va chạm xảy ra trong quá trình thiên hà lùn SagDEG di chuyển qua đĩa Dải Ngân hà dẫn tới sự hình thành các ngôi sao. Một trong các sự kiện đó là sự hình thành Mặt trời của chúng ta từ khoảng 4,7 tỷ năm về trước.

Trùng hợp ngẫu nhiên?

“Từ các mô hình hiện có, chúng ta có thể thấy thiên hà SagDEG rơi vào Dải Ngân hà 3 lần: Đầu tiên là thời điểm 5 – 6 tỷ năm trước; sau đó khoảng 2 tỷ năm về trước và “cuộc gặp gỡ” cuối cùng diễn ra khoảng 1 tỷ năm trước” – nhà khoa học Tomás Ruiz-Lara ở Viện Vật lý thiên văn Canarias (IAC) trên đảo Tenerife (Tây Ban Nha), cho biết.

Tiến sĩ Tomás Ruiz-Lara đã sử dụng khá nhiều thông tin về chuyển động và thành phần các ngôi sao do Kính thiên văn không gian Gaia cung cấp. “Khi phân tích các dữ liệu của Gaia liên quan đến Dải Ngân hà, chúng tôi tìm thấy 3 chu kỳ tăng cường hình thành sao, đạt đỉnh vào các thời điểm 5,7 tỷ năm trước, 1,9 tỷ năm trước và 1 tỷ năm trước. Các thời điểm này tương ứng với thời điểm thiên hà lùn SagDEG di chuyển xuyên qua đĩa Ngân hà” – ông Ruiz-Lara nhấn mạnh.

Sự kiện một thiên hà đi xuyên qua thiên hà khác có thể để lại một lỗ lớn, mà các nhà khoa học gọi là “chiếc nhẫn lửa vũ trụ”. Tuy nhiên, kích thước thiên hà SagDEG và góc va chạm, thật may mắn, đã không gây ra thảm cảnh lớn.

Sự hình thành sao

Các nhà khoa học đã quan sát độ sáng, khoảng cách và màu sắc các ngôi sao trong khu vực có bán kính khoảng 6.500 năm ánh sáng xung quanh Mặt trời, đồng thời họ so sánh các dữ liệu này với các mô hình tiến hóa sao.

“Sau giai đoạn khốc liệt ban đầu của sự hình thành sao, Dải Ngân hà đạt tới trạng thái cân bằng, trong đó các ngôi sao hình thành đều đặn, đẳng hướng. Sự tham gia đột ngột của thiên hà SagDEG làm rối loạn trạng thái cân bằng, khiến cho tất cả các khí và bụi vốn bất động trong Dải Ngân hà bắt đầu hành xử tương tự như sóng trên mặt nước”, ông Ruiz-Lara giải thích.

Trong một số khu vực của Dải Ngân hà, các “nếp nhăn” này dẫn tới hiện tượng hình thành mật độ khí và bụi cao hơn, trong khi ở những khu vực khác lại không còn khí và bụi. Mật độ vật chất cao ở một số khu vực làm khởi động quá trình hình thành sao.

Mặt trời ra đời

“Có vẻ như là SagDEG không chỉ hình thành cấu trúc và ảnh hưởng đến chuyển động của các ngôi sao trong Dải Ngân hà, mà còn kích thích sự chuyển động này. Một phần khá lớn vật chất sao của Dải Ngân hà đã hình thành trong kết quả tương tác với thiên hà lùn SagDEG” – nhà khoa học nữ Carme Gallart, đồng tác giả công trình nghiên cứu, cho biết như vậy.

Rất có thể Mặt trời và Thái Dương hệ không xuất hiện nếu như thiên hà SagDEG không bị “cầm tù” bởi trường hấp dẫn của Dải Ngân hà.

“Mặt trời xuất hiện vào lúc các ngôi sao hình thành trong Dải Ngân hà khi thiên hà SagDEG xuyên qua lần đầu tiên. Chúng ta không biết đám mây khí và bụi cụ thể nào biến đổi thành Mặt trời. Tuy nhiên, đây là kịch bản có thể chấp nhận được, bởi vì tuổi của Mặt trời cũng tương đương tuổi của ngôi sao hình thành do kết quả của va chạm với SagDEG” – bà Gallart nhấn mạnh.

Các vụ va chạm lấy đi một phần khí và bụi của thiên hà SagDEG. Các dữ liệu cho thấy, thiên hà lùn này có thể đi xuyên qua Dải Ngân hà chưa lâu, chỉ trong vòng vài trăm triệu năm về trước.

Tin mới nhất

Kỳ lạ con mực có cơ thể lung linh như nạm đầy đá quý

10:11:04 12/07/2020

Không chỉ có cơ thể trông như được nạm đá quý, các đốm nhỏ còn giúp loài mực mắt lệch này ánh sáng giống với ánh sáng chiếu xuống từ mặt biển, khiến chúng trở nên tàng hình dưới đại dương.

Mỹ dự định hợp tác thám hiểm mặt trăng cùng Nhật Bản

10:09:47 12/07/2020

Truyền thông Nhật Bản đưa tin, NASA và các Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản đã thông qua tuyên bố: Mỹ sẽ hợp tác thám hiểm mặt trăng cùng với Nhật Bản.

Bằng chứng sốc: tồn tại những ‘con người lai’ thông minh hơn cả chúng ta?

10:04:26 12/07/2020

Hang Qafzeh ở Israel, nơi từng phát hiện những hài cốt vừa giống con người hiện đại Homo sapiens, vừa giống Neanderthals, tiếp tục làm choáng váng giới khảo cổ vì một sợi dây chuyền lẽ ra không thể tồn tại.

Hàng trăm người đến chùa lạy tượng đá phát hiện dưới ruộng

09:34:17 12/07/2020

Một bức tượng đá màu đen được phát hiện ngoài ruộng lúa, sau đó được đưa vào chùa Bốn Mặt. Hàng trăm người nghe tin đã đến đây thắp hương, cúng bái.

Cá sấu 226 kg tóm gọn ngựa vằn qua sông chỉ trong chớp mắt

08:55:45 12/07/2020

Bất chấp thân hình nặng 226 kg, cá sấu khổng lồ vẫn lao đến nhanh như chớp và tóm chặt con ngựa vằn đang thấp thỏm qua sông.

Hệ thống ngăn lũ di động Venice

08:43:00 12/07/2020

Lần đầu tiên, một hệ thống gồm 78 cửa đập di động đã được thử nghiệm ở Venice, sau nhiều năm bị trì hoãn.

Soi cây cầu uốn giữa hai cụm thiên hà

08:40:02 12/07/2020

Vài trăm triệu năm trước, hai cụm thiên hà đã va chạm và sau đó truyền qua nhau. Sự kiện lớn này đã giải phóng một luồng khí nóng từ mỗi cụm thiên hà tạo thành một cây cầu bất thường giữa hai vật thể.

Hoảng hồn vua Bỉ khiến 10 triệu người chết, mang tiếng xấu muôn đời

08:36:48 12/07/2020

Vua Leopold II trị vì Bỉ trong hơn 40 năm. Trong suốt thời gian trị vì, ông nổi tiếng với sự cai trị tàn bạo. Theo ước tính, vua Leopold II khiến khoảng 10 triệu người chết. Điều này khiến ông mang tiếng xấu muôn đời.

Top 10 loài động vật ‘bốc mùi’ nhất thế giới

08:35:14 12/07/2020

Sau đây là 10 loài động vật được các nhà khoa học ghi nhận là bốc mùi nhất thế giới.

Cận cảnh đồng tiền xu khiến các đại gia tranh nhau

08:29:34 12/07/2020

Đồng tiền xu có tên Discovery được đúc theo mẫu đồng tiền Holey Dollar, một trong những đồng tiền đầu tiên của Australia năm 1814 đang sây sốt trên thị trường đấu giá.

Thần thoại Ai Cập: Bí ẩn lời nguyền của Pharaoh Ai Cập

08:27:20 12/07/2020

Kim tự tháp là lăng mộ mà các vị vua Ai Cập cổ đại xây dựng cho mình. Kim tự tháp Ai Cập được coi là một trong 7 kỳ quan thế giới cổ đại.

Sắp có mưa sao băng Delta Aquarids

08:24:55 12/07/2020

Sau gần 3 tháng không có trận mưa sao băng nào đáng chú ý, vào cuối tháng này, người yêu thiên văn Việt Nam sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng mưa sao băng Delta Aquarids.

Hé lộ kết quả điều tra bí ẩn voi chết hàng loạt ở Botswana

08:22:30 12/07/2020

Thêm 6 xác chết voi mới được phát hiện gần đây, nâng tổng số voi chết lên đến 281.

Tục treo người chết trên vách đá ở quốc gia có hơn 17.000 hòn đảo

07:28:22 12/07/2020

Indonesia được gọi là xứ vạn đảo. Theo World Atlas, quốc gia này được tạo thành bởi hơn 17.000 hòn đảo khác nhau. Indonesia cũng là quốc gia có nhiều ngôn ngữ nhất Đông Nam Á

Ngà voi 13.000 năm khắc hình lạc đà kịch chiến

21:02:55 11/07/2020

Các nhà nghiên cứu cho biết hình khắc lạc đà chiến đấu giành quyền giao phối trên chiếc ngà là tác phẩm mô tả động vật cổ nhất ở châu Á.

Phát hiện cặp sao lùn nâu ‘kỳ quái’

21:00:13 11/07/2020

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) hôm 10/7 xác nhận sự tồn tại của hai sao lùn nâu bất thường có khối lượng gấp 75 lần sao Mộc.

‘Lời nguyền chết chóc’ của samurai, kẻ nào xâm phạm mộ đều chết

20:34:54 11/07/2020

Taira no Masakado là samurai Nhật Bản dám đứng lên chống lại triều đình. Vì vậy, Nhật hoàng ra lệnh truy sát Masakado. Theo đó

Không chỉ con người, cây xanh cũng ‘giãn cách xã hội’ và đây là lý do

20:29:48 11/07/2020

Việc tán cây tự giãn cách xã hội với nhau trong rừng không phải hiếm gặp nhưng lý do đằng sau hiện tượng này vẫn là một bí ẩn hấp dẫn giới khoa học.

Trâu rừng đứng yên, để mặc bầy sư tử ăn tươi nuốt sống

20:24:14 11/07/2020

Bị cả đàn sư tử ghìm chặt khiến con trâu rừng không thể nhúc nhích, nó đành đứng im để cho bầy sư tử cắn sẽ từng miếng thịt cho đến chết.

Kỳ lạ rùa bạch tạng cực giống rồng lửa

20:13:55 11/07/2020

Có những chú rùa bạch tạng kỳ dị. Chúng mắc bệnh bạch tạng nhưng lại không có màu trắng, đôi khi, chúng có màu đỏ. Điều này khiến những con rùa bạch tạng trông giống như những con rồng lửa nhỏ

Khỉ đột quý hiếm nhất thế giới sinh con

20:07:47 11/07/2020

Khỉ đột hiếm nhất thế giới lần đầu tiên được bắt gặp trên máy ảnh với chú khỉ con trên lưng đã mang lại niềm vui lớn cho các nhà bảo tồn.

Phát hiện hành tinh kỳ lạ

20:04:32 11/07/2020

Phát hiện này đem lại những hướng đi mới cho nghiên cứu hình thành các hành tinh khí khổng lồ.

Giật mình ‘vật thể lạ’ giống quan tài chứa xác ướp ở… sao Hỏa

20:01:45 11/07/2020

Theo chuyên gia săn người ngoài hành tinh Mister Enigma, bức ảnh do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) công bố có một chi tiết kỳ lạ.

Clip: 500 anh em trâu rừng giúp đồng loại lật ngược tình thế, đuổi đôi sư tử chạy té khói

20:00:21 11/07/2020

Thấy đồng loại bị đôi sư tử ghì chặt, chuẩn bị kết liễu, hàng trăm con trâu rừng đã tới lật ngược thế cờ để giải cứu đồng loại.

Kế hoạch tìm kiếm hố đen ở rìa hệ Mặt Trời

18:18:22 11/07/2020

Một nhóm nhà nghiên cứu đang kiểm tra giả thuyết hành tinh thứ 9 ẩn ở vành ngoài hệ Mặt Trời có phải hố đen nặng gấp 5 lần Trái Đất hay không.

Ngựa vằn bỏ mạng dưới hàm cá sấu

18:16:05 11/07/2020

Cá sấu nặng gần 230 kg căn đúng thời khắc ngựa vằn phi xuống nước để lao lên ngoạm mồi với nhát cắn chí mạng vào bụng.

Cá voi răng vương miện: Làm sáng tỏ điểm khởi đầu của sự tiến hóa của cá voi tấm sừng

15:58:46 11/07/2020

Nguồn gốc của cá voi tấm sừng luôn là một bí ẩn khó hiểu, nhưng những khám phá mới đã cho chúng ta chiếc chìa khóa để có thể giải đáp vấn đề này.

Kỳ thú hang động băng chưa bao giờ tan chảy, kể cả mùa hè

15:30:46 11/07/2020

Hang động băng Ningwu ở tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng thế giới khi các khối băng chưa bao giờ tan chảy, kể cả mùa Hè. Nơi đây được hình thành vào khoảng 3 triệu năm trước.

Tìm thấy hai phôi hành tinh quanh sao lạ

12:40:09 11/07/2020

Sử dụng Camera cận hồng ngoại (NIRC2) trên kính viễn vọng Keck II tại Đài thiên văn WM Keck ở Maunakea ở Hawaii, các nhà thiên văn học đã chụp trực tiếp hai phôi hành tinh tên là PDS 70b và PDS 70c.

250 ‘kẻ xâm lược ‘từ thiên hà khác đang bay qua gần Trái Đất

12:37:21 11/07/2020

Một dòng suối không gian hùng vĩ chứa 250 ngôi sao không thuộc thiên hà chứa Trái Đất đang chảy ngay trong khu vực lân cận Hệ Mặt Trời.

NASA tính dừng chân ở Sao Kim rồi mới ‘bật’ tới Sao Hỏa

09:30:42 11/07/2020

Các nhà khoa học tin rằng lực hấp dẫn của sao Kim có thể được sử dụng như một chiếc súng cao su đẩy con tàu vũ trụ về phía Hành tinh Đỏ, giảm đáng kể thời gian và nhiên liệu.

Nguồn