Họp phụ huynh, giật mình ‘tâm thư’ của học sinh lớp 8 ở Hà Nội

[ad_1]

‘Tâm thư” của một học sinh khối 8 ở Hà Đông (Hà Nội) được cô giáo chủ nhiệm đọc lên trong buổi họp phụ huynh cuối kỳ I khiến nhiều bậc cha mẹ giật mình.

Trước buổi họp, cô giáo chủ nhiệm này đã dặn hơn 40 học sinh của mình rằng: “Hãy viết những gì con đang suy nghĩ về vấn đề học tập, về bố mẹ – những điều mà thường ngày các con không dám nói trực tiếp” rồi dán lên bảng để buổi họp phụ huynh, bố mẹ sẽ đọc và xem họ có nhận ra con mình hay không.

Tất nhiên, cô chủ nhiệm yêu cầu tất cả học sinh không ghi tên mình vào mặt trước của tờ giấy đó (chỉ ghi ở mặt đằng sau) cũng như cố gắng thay đổi chữ viết của mình.

Họp phụ huynh, giật mình 'tâm thư' của học sinh lớp 8 ở Hà Nội

Có học sinh thì nhân cơ hội này xin bố mẹ đủ thứ như: Con muốn mua điện thoại mới, Con yêu bố mẹ và cuộc sống của gia đình mình,…nhưng cô chủ nhiệm quá bất ngờ khi đọc những dòng gửi bố, mẹ của một học sinh mà theo cô “chưa thầy cô giáo nào từng phàn nàn về việc học tập và giao tiếp của em”.

Buổi họp phụ huynh không thu tiền, không báo cáo thành tích bao nhiêu học sinh giỏi, bao nhiêu hạnh kiểm tốt,…cô chủ nhiệm chỉ dành 30 phút họp và đọc bức thư của học sinh đặc biệt này với lời nhắn nhủ: “Bố mẹ hãy quan tâm, làm bạn với con, nếu không chỉ vài tháng sau hoặc có khi không tới, bố mẹ sẽ lại ôm mặt khóc và nói từ biết thế…

Gửi bố/mẹ,

Con nghĩ bố mẹ đã nuôi dạy con khá tốt, nhưng vì lý do hay một cách thần kỳ nào đó thì con vẫn cảm thấy mình bị trầm cảm mỗi khi về nhà, thậm chí còn sợ phải về nhà. Con nghĩ phần lớn là vì cách đối xử của bố mẹ với con, nhất là bố. Trong 1, 2 năm gần đây, gần như bố không bao giờ xưng hô với con một cách tử tế mà toàn là ‘mày’ và ‘tao’. Con biết là bố cũng thương con nhưng như vậy là hơi quá đáng. Mỗi khi con làm gì sai, bố đều chửi.

… Thực sự luôn, con bị TRẦM CẢM mỗi khi ở nhà gặp bố. Quên, bố còn rất LƯỜI nữa. Mỗi khi về, bố chỉ có ăn rồi lại lên giường và xem mấy cái review phim vớ vẩn nữa. Nếu con làm vậy, con thề là bố sẽ chửi. 

Với mẹ, mẹ thỉnh thoảng vẫn cáu gắt những thứ vô lý nhưng thay vì như bố, mẹ ảnh hưởng rất lớn tới cuộc đời con, luôn vậy. Mẹ luôn là người tìm lớp học cho con, lo về học tập cho con. Chính mẹ cũng khiến con có sở thích lập trình. Con yêu mẹ khá nhiều.

Nhưng nếu bố/mẹ (hay mẹ/bố) không nhận ra được thư này thì con thật sự thất vọng. Nếu vậy thì con chẳng còn lời gì để nói luôn“.

Cô chủ nhiệm chia sẻ: “Tôi lật đằng sau tờ giấy và thấy tên học sinh – được đánh giá chăm ngoan của lớp, không thầy cô nào phàn nàn cả. Thật bất ngờ và xúc động, tôi gọi điện thoại cho bố mẹ của em học sinh này và mời họ cố gắng có mặt trong buổi họp phụ huynh để có thể biết được tâm tư của con mình. Thế nhưng, phụ huynh của em lại bận. Tôi sẽ gửi bức thư này tới tận tay bố mẹ của em ấy, nếu không…

Tuổi học đường là lứa tuổi đang phát triển tâm sinh lý nên rất nhạy cảm với những tác động xung quanh. Các em dễ bị ảnh hưởng bởi những áp lực, suy nghĩ, lối sống tiêu cực dẫn đến tâm lý bi quan, chán nản, thậm chí là ý nghĩ tự sát. Cha mẹ đặc biệt cần có sự quan tâm, chia sẻ để tránh xảy ra những nguy hại do chứng trầm cảm” – cô giáo nhắn nhủ.

Ngân An

Ông bố Hà Nội nhận nhiều đồng cảm với bài thơ đi họp phụ huynh

Ông bố Hà Nội nhận nhiều đồng cảm với bài thơ đi họp phụ huynh

Sau buổi họp sơ kết học kỳ I, một ông bố ở Hà Nội bỗng “nổi như cồn” với bài thơ “Tâm sự của ông bố lần đầu họp phụ huynh”

10X áp lực vì những lời gièm pha khi chọn khối C

10X áp lực vì những lời gièm pha khi chọn khối C

Nghe nhiều người hỏi “Tại sao không chọn môn Toán, môn Anh?”, “Học khối xã hội để làm gì trong thời đại khoa học kỹ thuật này?”, Tường Vy không ít lần trăn trở về lựa chọn của bản thân.

[ad_2]