Chính phủ chỉ đạo đảm bảo nguồn cung nhu yếu thực phẩm để phòng chống dịch, nhưng chính quyền địa phương lại đi dẹp “chợ” thực phẩm.
Đảm bảo nhu yếu phẩm cho dân sinh trong giai đoạn dịch bùng phát, là một mục tiêu lớn của chính phủ, các ngành các cấp đang vào cuộc, trên hết là để đảm bảo cuộc sống sinh hoạt bình thường cho người dân.
Để thực hiện mục tiêu này, đảm bảo lưu thông hàng hóa ở các khâu trung gian là quan trọng, thế nhưng, chính quyền địa phương tại phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng đang không ưu tiên việc này. Lấy lý do dẹp chợ cóc chợ tạm, họ đang hành pháp một cách lạnh lùng, đẩy những người dân nghèo vào cảnh đường cùng, cắt đứt chuỗi lưu thông hàng hóa.
Mục tiêu của chủ trương dẹp chợ cóc, chợ tạm?
Giải tán các khu chợ cóc, chợ tạm là đúng đắn, nhằm đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị, mỹ quan đường phố,… Quận Lê Chân cũng ráo riết thực hiện chủ trương này trên đoạn đường Thiên Lôi, thuộc phường Vĩnh Niệm nhưng cho đến nay, nhiều tiêu thương vẫn không hợp tác.
Lý do không hợp tác vì họ phải về kinh doanh tại khu chợ mới (cuối đường Khúc Thừa Dụ, phường Vĩnh Niệm) xa khu dân cư, khách mua hàng không tới, nên hàng hóa ế ấm, tiền thu không đủ trả tiền thuê chỗ. Tiểu thương thất thu, đành lang thang khắp cung đường, tận dụng mọi không gian để kiếm kế sinh nhai.
Cũng có một số tiểu thương ý thức hơn, dù không bán được hàng ở chợ mới, ko cũng không tràn lạn ra vỉa hè hoặc chợ cóc cũ mà cùng nhau mượn tạm một khu đất (sau số nhà 522 Thiên Lôi) để bán đồng rau, con cá, những thực phẩm thiết yếu hàng ngày cho người dân. Khu đất này nằm lọt trong khu nhà ở, việc họp chợ diễn ra không gây mất an toàn giao thông, không lấn chiếm vỉa hè, lòng đường, không ảnh hưởng mỹ quan đô thị. Xét về mục đích của chủ trương dẹp chợ tạm, hoàn toàn đạt được.
Chính quyền phường Vĩnh Niệm, quận Lê Chân, Hải Phòng có hành động do dân, vì dân?
Được biết đợt ra quân gần đây nhất của UBND phường Vĩnh Niệm, không nhằm để dẹp những tiểu thương vẫn còn đang ngang nhiên buôn bán dưới vỉa hè, lòng đường sôi động vào giờ trưa và chiều. Mà cho xe, cho dân phòng thẳng đến khu đất các tiểu thương đang ngồi nhờ sâu trong khu dân cư, nơi mà họ kinh doanh, các yếu tố như trật tự đô thị, an toàn giao thông, mỹ quan đường phố đều được đảm bảo.
Hành động này là họ đang công tâm hành pháp hay đang dùng luật pháp như một “quyền hành”?
Mưu sinh cơ cực cho những cánh cò
Những tiểu thương bươn chải tại đây, hầu hết đều có hoàn cảnh đáng thương. Hoàn cảnh khó khăn, nhưng họ vẫn đẹp nổi bật giữa quầy rau, quầy cá với những giọt mồ hội thấm áo từ lao động lương thiện. Lao động lương thiện để nuôi sống gia đình, để không trở thành gánh nặng của xã hội ngay cả khi khuyết tật.
Bức xúc trước những hành động của chính quyền địa phương, chị Trần Ái Hằng, 1 chủ tiệm trái cây cho biết “dịch bệnh đã muôn vàn khó khăn, chúng tôi đã không ra vỉa hè để đảm bảo quy định không kinh doanh buôn bán tại lòng đường, vỉa hè, mà chính quyền vẫn không để yên. Nếu đã không quan tâm, giúp đỡ được dân trong giai đoạn này, thì xin đừng vì những thế lực nào khác để ép chúng tôi đến cùng đường”.
(nhóm phóng viên)