Doanh nghiệp giấy phát triển vùng nguyên liệu bền vững

Theo thống kê của Bộ Công thương, mỗi năm các doanh nghiệp sản xuất giấy Việt Nam sử dụng tới 70% nguyên liệu phế thải để sản xuất, hơn nửa số này phải nhập khẩu.

Đại diện một số doanh nghiệp ngành giấy cho biết, tình trạng nhập khẩu tăng cao vì các doanh nghiệp chưa chủ động được nguồn nguyên liệu thô để làm giấy thành phẩm. Bên cạnh đó, dây chuyền để sản xuất bột giấy từ gỗ cũng có chi phí đầu tư lớn.

Theo Công ty Cổ phần Giấy An Hòa, đơn vị sở hữu và vận hành Nhà máy giấy và bột giấy An Hòa, việc đầu tư vào các nhà máy giấy sẽ giúp doanh nghiệp nội cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, lộ trình này còn tuỳ vào năng lực tài chính của từng doanh nghiệp.

Bản thân doanh nghiệp ngoài đầu tư cho trang thiết bị, còn đặt ra chiến lược đầu tư vùng nguyên liệu giấy với việc xây dựng quỹ đất lâm nghiệp và vùng nguyên liệu rộng lớn. Từ đó An Hoà giảm đi gánh nặng nhập khẩu nguyên liệu giấy và bột giấy.

polyad

Nhà máy giấy và bột giấy An Hòa tại Tuyên Quang.

Nằm trong chiến lược dài hạn, vừa qua, Giấy An Hòa đã tập trung xây dựng quỹ đất lâm nghiệp và vùng nguyên liệu rộng lớn tại Tuyên Quang gồm: vùng nguyên liệu, phát triển trung tâm nghiên cứu với nhiệm vụ chính là ươm giống cây, trồng rừng nguyên liệu đủ cung cấp các loại giống tốt cho các đơn vị sản xuất nguyên liệu giấy trong và ngoài tỉnh Tuyên Quang.

Tổng diện tích được quy hoạch 85.650,9 ha rừng trồng và đất lâm nghiệp thuộc quy hoạch rừng sản xuất tại 105 xã của các huyện: Yên Sơn, Sơn Dương, Hàm Yên, Chiêm Hoá, Lâm Bình và thị xã Tuyên Quang.

Với điều kiện về vị trí địa lý thuận lợi, doanh nghiệp Giấy An Hòa đã xây dựng các trung tâm nguyên liệu lâm nghiệp tại các tỉnh Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Thái Nguyên và Bắc Cạn. Bên cạnh việc tạo công ăn việc làm cho lao động địa phương, hàng năm Giấy An Hoà cung cấp gần 3 triệu cây giống, hướng dẫn kỹ thuật canh tác, thu mua gỗ và dăm gỗ nguyên liệu của người dân.

polyad

Lãnh đạo doanh nghiệp kiểm tra chất lượng giấy thành phẩm.

Dây chuyền sản xuất bột giấy của nhà máy bột giấy và giấy An Hòa có công suất 130.000 tấn một năm, với công nghệ nấu liên tục, tẩy trắng không sử dụng Clo nguyên tố (ECF), hệ thống thiết bị hiện đại, mới 100%, trong đó các thiết bị chính do hãng Metso sản xuất tại Thụy Điển và Phần Lan. Hệ thống thu hồi có khả năng thu hồi đến 95% lượng hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất. Điều này góp phần làm giảm giá thành sản phẩm và giảm thiểu tối đa các chất thải ra môi trường.

Dây chuyền bột giấy bắt đầu sản xuất thương mại từ tháng 11/2012 và đến nay, sản phẩm bột giấy An Hòa đã được các đơn vị sản xuất giấy hàng đầu tại Việt Nam sử dụng thường xuyên như: Tổng công ty giấy Việt Nam, Công ty cổ phần Giấy Việt Trì, Công ty cổ phần Tập đoàn Tân Mai, Công ty cổ phần Giấy và bao bì Việt Thắng… và xuất khẩu sang các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh.

(Nguồn: Giấy An Hoà)

Nguồn