Chuyến hàng mở màn chiến dịch chuyển đổi số để nông sản Việt thoát cảnh giải cứu

[ad_1]

Tối 4/3, chuyến xe chở 60.000 quả trứng gà sạch Cẩm Đông đã về đến kho của sàn Vỏ Sò và sẽ sớm đến tay người tiêu dùng. Đây là những lô hàng đầu tiên trong chiến dịch dùng công nghệ số giúp nông sản Việt thoát cảnh giải cứu.

Thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ số giúp nông sản Việt thoát cảnh “giải cứu” không chỉ trong mùa dịch là chiến dịch mới được Tổng Công ty Bưu chính Viettel (Viettel Post) khởi động ngày 2/3. Hải Dương – địa phương bị ảnh hưởng nặng nhất trong đợt thứ ba dịch Covid-19 bùng phát tại Việt Nam, đã được chọn là nơi đầu tiên triển khai.

Chuyến hàng mở màn chiến dịch chuyển đổi số để nông sản Việt thoát cảnh giải cứu
Chủ trang trại gà Cẩm Đông và tài xế Viettel Post trước giờ lô hàng nông sản Hải Dương đầu tiên xuất phát. 

Không chỉ hỗ trợ tiêu thụ hàng chục ngàn tấn nông sản Hải Dương đến mùa thu hoạch, chiến dịch hỗ trợ các hộ nông dân ứng dụng công nghệ bán hàng thương mại điện tử, sử dụng công nghệ logistics thông minh còn nhắm đến một cái đích xa hơn. Đó là, thông qua hoạt động này sẽ thúc đẩy chuyển đổi số lĩnh vực nông nghiệp, từ đó giải quyết tận gốc bài toán tiêu thụ nông sản Việt, không để xảy ra tình trạng “được mùa mất giá”, hướng tới phát triển bền vững.

Chuyến hàng mở màn chiến dịch chuyển đổi số để nông sản Việt thoát cảnh giải cứu
Với việc triển khai tính năng “Mua chung giá rẻ”, Vỏ Sò đứng ra như một “nhà cung cấp” để phân phối các sản phẩm nông sản Hải Dương.

Để có thể hỗ trợ nhanh chóng bà con nông dân ở Hải Dương, song song với việc đưa đội ngũ nhân viên trực tiếp xuống các nhà vườn, trang trại hướng dẫn cách bán hàng trên sàn thương mại điện tử, Viettel Post đã triển khai tính năng “Mua chung giá rẻ” trên sàn Vỏ Sò của đơn vị 

Theo đó, Vỏ Sò đứng ra như một “nhà cung cấp” để phân phối nông sản Hải Dương đến người tiêu dùng. Hiện gian hàng bán 5 loại nông sản gồm: trứng gà Cẩm Đông, gà đồi Chí Linh, ổi Thanh Hà, bắp cải, su hào đã được mở. Đây là những loại nông sản đã được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hải Dương và Viettel Post thống nhất đưa lên bán trên sàn Vỏ Sò trong giai đoạn đầu.

Những ngày này, toàn bộ cán bộ, nhân viên Công ty Thương mại điện tử, đơn vị thành viên được Viettel Post giao vận hành sàn Vỏ Sò đang dốc toàn lực, bố trí đội ngũ CNTT ứng trực 24/24 nhằm đảm bảo hệ thống thông suốt, nền tảng công nghệ kịp thời hỗ trợ các hộ dân tạo lập gian hàng, đưa sản phẩm lên bán trên sàn.

Hiện tại, trên giao diện chính của sàn Vỏ Sò, các gian hàng bán nông sản Hải Dương đã được hiển thị tại những vị trí nổi bật, thông qua hệ thống banner, pop up. Bên cạnh đó, nền tảng còn xây dựng riêng các chương trình flash sale cho nông sản Hải Dương theo chiến dịch lần này.

Trao đổi với ICTnews, ông Trần Văn Phú, Phó giám đốc Chi nhánh Viettel Post Hải Dương cho biết, thực hiện kế hoạch đã được Tổng công ty đưa ra, chi nhánh đã phân công cụ thể nhiệm vụ đến từng cá nhân.

Trong đó, phần kết nối được giao cho Phó giám đốc Chi nhánh phụ trách logistics lên phương án chuẩn bị tăng cường xe để kịp thời đến lấy hàng từ các hộ nông dân ngay khi có đơn, đảm bảo kết nối đúng thời gian cam kết.

“Chúng tôi cũng phân công nhân sự đến tận nơi các hợp tác xã, hộ gia đình có trữ lượng nông sản lớn để trực tiếp phổ biến cách bán hàng trên sàn thương mại điện tử, đồng thời hướng dẫn họ đóng gói và chuẩn bị đơn hàng”, ông Phú thông tin thêm.

Kênh phân phối mới giúp nông dân thoát cảnh bị thương lái ép giá

Sau chưa đến 2 ngày gấp rút triển khai kết nối với các hộ nông dân Hải Dương, vào cuối chiều ngày 4/3, chuyến hàng đầu tiên gồm 60.000 quả trứng gà đạt chuẩn OCOP của trang trại gà Cẩm Đông đã xuất phát từ xã Cẩm Đông, huyện Cẩm Giàng về kho của sàn Vỏ Sò tại Hà Nội.

Chuyến hàng mở màn chiến dịch chuyển đổi số để nông sản Việt thoát cảnh giải cứu
Trước đó, ngày 3/3, chủ trang trại gà Cẩm Đông đã được hướng dẫn cách tạo gian hàng, đăng sản phẩm, livestream giới thiệu sản phẩm trên ứng dụng Voso.
Chuyến hàng mở màn chiến dịch chuyển đổi số để nông sản Việt thoát cảnh giải cứu
Cũng như các sản phẩm nông sản Hải Dương khác được đưa lên sàn Vỏ Sò, trứng gà của trang trại Cẩm Đông đã được chứng nhận đủ tiêu chuẩn OCOP.
Chuyến hàng mở màn chiến dịch chuyển đổi số để nông sản Việt thoát cảnh giải cứu
Lô hàng gồm 60.000 quả trứng gà của trang trại gà Cẩm Đông được nhân viên chi nhánh Viettel Post Hải Dương xếp lên xe.
Chuyến hàng mở màn chiến dịch chuyển đổi số để nông sản Việt thoát cảnh giải cứu
Chuyến xe chở những lô hàng “giải cứu” nông sản Hải Dương đầu tiên bắt đầu rời trang trại gà Cẩm Đông vào 16h30 ngày 4/3.

Dự kiến, trong ngày 5/3, các nhân viên bưu tá và đối tác MyGo của Viettel Post sẽ phát các đơn hàng trứng gà đã được người tiêu dùng đặt mua trên sàn thương mại điện tử Vỏ Sò.

Cũng trong ngày 5/3, chuyến hàng nông sản Hải Dương thứ hai gồm 20.000 quả trứng và 3,5 tấn rau quả (su hào, bắp cải và ổi Thanh Hà) tiếp tục được Vỏ Sò chuyển về kho tại Hà Nội, trước khi giao tận tay người tiêu dùng.

Chuyến hàng mở màn chiến dịch chuyển đổi số để nông sản Việt thoát cảnh giải cứu
Ông Đào Hữu Thuân, Chủ trang trại gà Cẩm Đông mong rằng nhờ kênh bán hàng trên sàn thương mại điện tử, việc tiêu thụ hàng cho người chăn nuôi sẽ ổn định hơn.

Theo Chủ trang trại gà Cẩm Đông, ông Đào Hữu Thuân, so với các hoạt động giải cứu đã được nhiều đơn vị triển khai trong đợt dịch vừa qua, việc mở ra cho các hộ nông dân có thêm kênh tiêu thụ hàng hóa mới – bán hàng qua mạng, trên sàn thương mại điện tử, là cách hỗ trợ mang lại hiệu quả lâu dài, bền vững hơn.

“Cách bán hàng cũ phụ thuộc vào thương lái, lúc ứ đọng thường khó bán. Còn bán qua sàn, tôi nghĩ lượng hàng sẽ ổn định, giá trị sản phẩm cũng sẽ có lợi hơn cho người nông dân. Gia đình tôi mới tiếp cận với phương thức bán hàng mới, nhưng mong là nhờ nó mà việc tiêu thụ hàng được ổn định, bình ổn giá cho người chăn nuôi chúng tôi”, ông Thuân bày tỏ.

Cũng như ông Thuân, ông Dương Văn Nam, Giám đốc Hợp tác xã nông nghiệp sạch Nam Vũ ở xã Liên Mạc, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương cũng mong rằng kênh bán hàng mới qua sàn thương mại điện tử sẽ giúp cho các thành viên trong Hợp tác xã đỡ thiệt thòi, sản phẩm ổi Thanh Hà không còn bị thương giá lái ép giá những lúc được mùa.

Được biết, trong những ngày sắp tới, sẽ có thêm nhiều gian hàng của chính các hộ nông dân Hải Dương được tạo lập và đi vào hoạt động trên sàn thương mại điện tử Vỏ Sò.

Chuyến hàng mở màn chiến dịch chuyển đổi số để nông sản Việt thoát cảnh giải cứu
Giải pháp ứng dụng công nghệ số trong tiêu thụ nông sản được nhận định không những mang lại giá tốt hơn sản phẩm của các hộ nông dân mà còn đảm bảo chất lượng hàng đến tay người tiêu dùng.

Song song với việc vận hành thông suốt hệ thống công nghệ, đội ngũ nhân sự của Vỏ Sò nói riêng và Viettel Post nói chung sẽ đẩy mạnh hơn nữa việc quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản Hải Dương đến nhiều người tiêu dùng hơn nữa.

Vân Anh

Ảnh:Nguyễn Tuyên 

Ba bước để người dân Hải Dương đưa nông sản lên sàn TMĐT Vỏ Sò

Ba bước để người dân Hải Dương đưa nông sản lên sàn TMĐT Vỏ Sò

Sau khi đăng ký gian hàng nông sản trên sàn thương mại điện tử (TMĐT) tại địa chỉ website Voso.vn hoặc trên ứng dụng di động Vỏ Sò, bà con nông dân ở Hải Dương đã có thể thực hiện đăng bán sản phẩm nông sản chỉ với 3 bước. 

[ad_2]