Chiến dịch thả mèo, những người lính dù đáng yêu nhất trong lịch sử được Không quân Hoàng gia Anh đích thân vận chuyển để đối phó với bệnh dịch – Chuyện lạ

Đây là câu chuyện về ‘Lữ đoàn mèo nhảy dù’ gồm những chú mèo trong ‘Chiến dịch thả mèo’ của Anh năm 1965, và có thể gọi đây là đội quân nhảy dù đáng yêu nhất trong lịch sử.

Trên chiến trường, lính nhảy dù được xem là những người lính có hệ số rủi ro cao nhất trong quân đội. Họ phải thả rơi từ độ cao rất lớn xuống phòng tuyến của địch và quân tiếp viện chỉ có thể hỗ trợ một phần rất nhỏ, bởi vậy họ hoàn toàn phải dựa vào bản thân để có thể bảo toàn tính mạng. Ở mỗi quốc gia khác nhau thì sẽ có những định nghĩa khác nhau về câu hỏi liệu lính nhảy dù được tính là lục quân hay không quân. Nhưng có một điều giống nhau là những người lính nhảy dù chắc chắn phải là những người cực kỳ ưu tú.

Câu chuyện về những người lính nhảy dù luôn mang đậm màu sắc huyền thoại và bi thương, và số phận của họ đúng như những gì trong bộ phim truyền hình Mỹ “Band of Brothers”.

Thế nhưng trong lịch sử nhân loại lại có một đột quân nhảy dù cũng cực kỳ “ưu tú”, họ được Không quân Hoàng gia Anh đích thân đưa tiễn và thả xuống Borneo, Malaysia để đối phó với bệnh dịch đang hoành hành ở đó. Đây là “Lữ đoàn mèo nhảy dù” gồm những chú mèo trong “Chiến dịch thả mèo” của Anh năm 1965, và có thể gọi đây là đội quân nhảy dù đáng yêu nhất trong lịch sử.

Chiến dịch thả mèo, những người lính dù đáng yêu nhất trong lịch sử được Không quân Hoàng gia Anh đích thân vận chuyển để đối phó với bệnh dịch - Hình 1

Câu chuyện được bắt đầu với dịch sốt rét hoành hành vào những năm 1940. Căn bệnh toàn cầu này là kết quả của sự lây lan ký sinh trùng sốt rét thông qua loài muỗi. Căn bệnh này gây ra những tình trạng như sốt, ớn lạnh, nôn mửa, đau đầu, co giật, hôn mê hoặc tử vong ở người. Vì vậy, cách kiểm soát bệnh sốt rét trực tiếp và hiệu quả nhất là tránh để muỗi đốt và ức chế sự phát triển của muỗi ở bên ngoài môi trường.

Chiến dịch thả mèo, những người lính dù đáng yêu nhất trong lịch sử được Không quân Hoàng gia Anh đích thân vận chuyển để đối phó với bệnh dịch - Hình 2

Sự phân bố của bệnh sốt rét trên toàn thế giới: vùng xám là vùng không có sốt rét, vùng vàng cam là vùng sốt rét không do Ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum, vùng đỏ tươi là vùng sốt rét kháng chloroquine và vùng đỏ sẫm là vùng sốt rét kháng chloroquine và đa thuốc.

Vào đầu thế kỷ trước, để kiểm soát sự phát triển của muỗi, nhân loại đã phun một hợp chất có tên “Paris Green” vào những vùng nước tù đọng để diệt bọ gậy, đây là một hợp chất có chứa asen màu xanh lục cực độc. Nhưng có vẻ như mọi công cuộc phòng chống tại thời điểm đó đều vô nghĩa, có những thời điểm người ta tuyệt vọng tới mức thử phun dầu hỏa trực tiếp lên những vùng nước tự nhiên để ngăn chặn sự phát triển của muỗi. Tuy nhiên, những cách làm này không những không có tác dụng mà còn gây tác hại trực tiếp đến môi trường và con người.

Mãi đến những năm 1940, với sự xuất hiện của DDT (hóa chất Dichloro-Diphenyl-Trichloroethane) thì nhân loại mới có thêm hy vọng có thể dập tắt được hoàn toàn bện sốt rét.

DDT là một hợp chất có độc tính thấp đối với con người và các động vật máu nóng khác, nhưng nó có thể tác động trực tiếp lên các loài côn trùng và khiến cho chúng chết vì nhiễm độc. Do đó, nó đã trở thành loại thuốc trừ sâu và thuốc bảo vệ thực vật tổng hợp được sử dụng rộng rãi nhất trong Thế chiến thứ hai và thời kỳ sau chiến tranh. Hợp chất này giúp con người kiểm soát hiệu quả số lượng các loài chứa bệnh truyền nhiễm như muỗi sốt rét, ruồi và rận.

Chiến dịch thả mèo, những người lính dù đáng yêu nhất trong lịch sử được Không quân Hoàng gia Anh đích thân vận chuyển để đối phó với bệnh dịch - Hình 3

Những năm 1950-1980 là thời kỳ lạm dụng quá mức DDT, số lượng DDT được sử dụng hàng năm đã vượt quá 40.000 tấn. Điều này đồng nghĩa với việc DDT được sử dụng trong nhiều lĩnh vực và vượt quá số lượng được các nhà khoa học khuyên dùng, và hiển nhiên khu vực Borneo ở Malaysia cũng không nằm trong ngoại lệ.

Theo báo cáo có tên “A malaria-control experiment in the interior of Borneo” do nhân viên chống sốt rét của Tổ chức Y tế Thế giới Julian và cộng sự đệ trình vào năm 1956, có thể thấy rõ về tình hình sử dụng các loại thuốc trừ sâu vào thời điểm đó.

Chiến dịch thả mèo, những người lính dù đáng yêu nhất trong lịch sử được Không quân Hoàng gia Anh đích thân vận chuyển để đối phó với bệnh dịch - Hình 4

Từ cuối năm 1952 đến năm 1955, các nhân viên phòng chống sốt rét đã thực hiện một loạt các hoạt động phun DDT toàn diện tại các khu vực có sốt rét ở Borneo. Theo thống kê, từ năm 1953 đến năm 1955, tỷ lệ muỗi mang bệnh sốt rét giảm từ 35,6% xuống còn 1,6%, điều này khiến họ tự tin sẽ “tiêu diệt hoàn toàn” bệnh sốt rét tại địa phương.

Tuy nhiên, trong cuộc chiến kéo dài ba năm này, một số loài muỗi đã dần phát triển khả năng kháng DDT. Và vấn đề này đã buộc các nhân viên phòng chống sốt rét phải tăng liều lượng thuốc, đồng thời họ cũng cố gắng sử dụng loại thuốc diệt côn trùng đắt tiền hơn và độc hại hơn, đó là Dieldrin. Nhưng trên thực tế, bệnh sốt rét vẫn chưa được loại trừ hoàn toàn, và hậu quả tiêu cực của việc lạm dụng thuốc trừ sâu thì đã đến.

Chiến dịch thả mèo, những người lính dù đáng yêu nhất trong lịch sử được Không quân Hoàng gia Anh đích thân vận chuyển để đối phó với bệnh dịch - Hình 5

Đầu tiên là số lượng bướm đêm tại địa phương tăng đột biến. Các nhà nghiên cứu của WHO đã phát hiện ra rằng ấu trùng bướm đêm sống trong những bụi cỏ tranh có thể tránh né được sự tấn công của DDT. Đồng thời, thiên địch của chúng, một loài ong bắp cày nhỏ, đã giảm mạnh vì chúng có độ nhạy cao với độc tính của DDT. Trong hoàn cảnh đó, những ngôi nhà tranh của người dân địa phương liên tục bị bao phủ bởi sâu bướm và bướm đêm.

Chiến dịch thả mèo, những người lính dù đáng yêu nhất trong lịch sử được Không quân Hoàng gia Anh đích thân vận chuyển để đối phó với bệnh dịch - Hình 6

Mặt khác, đã có những báo cáo về cái chết của mèo nhà ở các khu vực thử nghiệm, nơi DDT được sử dụng quá mức trên toàn thế giới, bao gồm cả Borneo. Trong báo cáo thường niên năm 1959 về tình trạng môi trường ở Borneo, người ta đã ghi lại: “Mối đe dọa của lũ chuột đang trở nên ngày càng nghiêm trọng, một phần là do việc phun thuốc chống sốt rét quá mức đã vô tình giết chết rất nhiều mèo tại địa phương”.

Khi số lượng mèo giảm mạnh, bệnh sốt phát ban và dịch hạch bùng phát ở Borneo. Để giải quyết vấn đề này, WHO đã phải nhờ đến sự trợ giúp của Không quân Anh và hợp tác với họ trong một chiến dịch mang tên “Chiến dịch thả mèo” (Operation Cat Drop).

Đầu năm 1960, WHO đã thu thập 23 con mèo đang mang bầu ở các thị trấn ven biển và yêu cầu Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh (PAF) thả chúng cùng với một đợt cung cấp vật phẩm chống dịch bệnh cho Borneo. Đội ngũ “mèo nhảy dù” này và những đứa con mà chúng sắp sinh ra sẽ trở thành lực lượng kiểm soát sự phát triển của bệnh dịch hạch tại địa phương.

Chiến dịch thả mèo, những người lính dù đáng yêu nhất trong lịch sử được Không quân Hoàng gia Anh đích thân vận chuyển để đối phó với bệnh dịch - Hình 7

Từ hoàn cảnh đó, các nhà bảo vệ môi trường đã phản đối việc sử dụng DDT và hành động này cũng đã được đề cập trong phiên điều trần năm 1972 của Thượng viện Hoa Kỳ về việc có nên cấm sử dụng DDT hay không.

Điều thú vị là câu chuyện về Operation Cat Drop đã được thổi phồng lên trên khắp các phương tiện truyền thông. Trong câu chuyện được New York Times đưa tin vào năm 1969, số lượng mèo nhảy dù đã bị thổi phồng lên tới 14.000 con thay vì 23 con như sự thật.

Chiến dịch thả mèo, những người lính dù đáng yêu nhất trong lịch sử được Không quân Hoàng gia Anh đích thân vận chuyển để đối phó với bệnh dịch - Hình 8

Nhưng lúc này lại có một vấn đề lớn khác giữa các tổ chức bảo vệ môi trường và các tổ chức y tế là: Có phải con mèo bị chết bởi thuốc phòng chống sốt rét? Có phải bệnh dịch thực sự gây ra do số lượng mèo giảm mạnh tại địa phương?

Vào thời điểm đó, các nhà bảo vệ môi trường giải thích rằng mèo chết vì ăn phải gián bị nhiễm độc, do DDT sẽ tích tụ trong chuỗi thức ăn và cuối cùng tạo ra những hậu quả tiêu cực nghiêm trọng, khó lường trước và kiểm soát.

Thomas Jukes, một nhà khoa học người Mỹ ủng hộ việc sử dụng các hóa chất phát triển con người thì lại đưa ra quan điểm phản bác mạnh mẽ: Hàm lượng DDT gây hại đối với con người là 300 mg/kg thể trọng, trong khi đó chỉ khoảng 25 micro gam thì sẽ giết côn trùng. Theo tính toán này, một con mèo nặng 5 kg sẽ phải ăn 60.000 con gián mỗi ngày trước khi bị ngộ độc bởi DDT.

Chiến dịch thả mèo, những người lính dù đáng yêu nhất trong lịch sử được Không quân Hoàng gia Anh đích thân vận chuyển để đối phó với bệnh dịch - Hình 9

Nhà khoa học Thomas Jukes.

Nhưng trên thực tế, lập luận của Jukes đã ngay lập tức bị phản bác và cho rằng đó là phi khoa học bởi lượng DDT mà mèo hấp thụ không chỉ nằm ở việc chúng ăn gián. Trên thực tế mèo ăn rất nhiều thứ khác nhau như gián, tắc kè (ăn muỗi), các loài chim nhỏ (ăn côn trùng), hơn thế nữa mèo còn ăn cả cỏ và luôn liếm lông của chính mình nên chắc chắn chúng sẽ hấp thụ trực tiếp lượng DDT đã phun vào cỏ và dính trên lông của chúng.

Chiến dịch thả mèo, những người lính dù đáng yêu nhất trong lịch sử được Không quân Hoàng gia Anh đích thân vận chuyển để đối phó với bệnh dịch - Hình 10

Mười hai năm sau Chiến dịch Operation Cat Drop, ngày càng có nhiều người nhận ra tình trạng lộn xộn do sử dụng thuốc trừ sâu và điều này đã khiến Hoa Kỳ ra lệnh cấm sử dụng DDT trong nông nghiệp sau phiên điều trần. Ngày nay, DDT chỉ được sử dụng ở một số ít quốc gia như Ấn Độ, và các quốc gia có trình độ kém phát triển. Ở những vùng có bệnh sốt rét ác tính, những loại thuốc trừ sâu như DDT vẫn được sử dụng ở mức độ vừa phải, nhưng Tổ chức Y tế Thế giới cũng đã nêu rõ mục tiêu cuối cùng là “giảm thiểu và cuối cùng là chấm dứt DDT”.

Nhìn lại lịch sử, chúng ta cần phải công nhận rằng sự phát minh và ứng dụng rộng rãi của DDT đã thực sự cứu sống hàng chục triệu người và cứu nhân loại khỏi hiểm họa diệt vong do bệnh sốt rét gây ra.

Nhưng khi chúng ta nhận ra rằng việc lạm dụng hóa chất tiềm ẩn những mối nguy hiểm khôn lường, thì việc tiến hành một cách thận trọng thường là lựa chọn tốt hơn. Đúng như nhân chứng Tom Harrisson, người ghi lại sự việc trong “Chiến dịch thả mèo” đã viết khi chứng kiến dịch hạch bùng phát giữa các bộ lạc bản địa của Borneo: “Hãy làm điều đó một cách cẩn thận”.

Tin mới nhất

‘Cây cầu’ dài 6,5 triệu năm ánh sáng

21:23:39 30/08/2020

Các nhà thiên văn học phát hiện một cây cầu vô tuyến tần số thấp khổng lồ nối liền hai cụm thiên hà trong giai đoạn đầu của quá trình sáp nhập.

Máy bay hình viên đạn tốc độ 740 km/h

21:20:49 30/08/2020

Được phát triển bởi công ty Otto Aviation ở California, Mỹ, Celera 500L là mẫu máy bay 6 chỗ thuộc dòng tiết kiệm nhiên liệu.

Phát hiện hóa thạch hiếm của ‘thằn lằn mái nhà’

21:14:53 30/08/2020

Mẫu vật xương chi 166 triệu năm tuổi của một loài khủng long phiến sừng thuộc chi Stegosaurus tình cờ được tìm thấy trên đảo Eigg.

Canada tìm cách cứu cây 300 năm tuổi

21:12:09 30/08/2020

Một trong những cây sồi lâu đời nhất ở thành phố Toronto đang bị đe dọa do thiếu kinh phí bảo tồn và nguy cơ gió bão đánh bật gốc.

Xoáy nước xuất hiện giữa biển sau bão

21:09:34 30/08/2020

Xoáy nước màu xanh nhạt hiện lên nổi bật trong ảnh chụp của phi công từ độ cao hơn 150 m.

Tàu đắm 500 năm chứa xác cá tầm dài 2 mét

21:07:06 30/08/2020

Các nhà nghiên cứu ở Đại học Lund phát hiện chiếc thùng chứa bộ xương cá tầm Đại Tây Dương trên tàu Gribshunden của vua John ở nước Đan Mạch.

Choáng: ‘heo lai khủng long’ khổng lồ thống trị Nam Cực 250 triệu năm trước

17:02:53 30/08/2020

Một sinh vật hết sức kỳ dị vừa được khai quật ở Nam Cực, được xác định là quái thú của siêu lục địa đã mất Pangaea.

Ngắm khoảnh khắc siêu hiếm: Trạm vũ trụ Quốc tế bay qua Trái Đất

17:00:00 30/08/2020

Nhiếp ảnh gia nghiệp dư ghi lại được khoảnh khắc Trạm vũ trụ Quốc tế ISS bay qua Trái Đất chỉ bằng một chiếc smartphone.

Tận mục những kho tiền vàng khổng lồ bất khả xâm phạm

16:57:43 30/08/2020

Trên thế giới xuất hiện nhiều kho trữ vàng được bảo vệ nghiêm ngặt, bất khả xâm phạm và trở thành những địa điểm đầy bí ẩn.

Giật mình những kỷ lục khó tin nhất thế giới

16:51:51 30/08/2020

Trong những năm qua, nhiều người trên thế giới xác lập những kỷ lục khó tin nhất thế giới. Không phải ai cũng có thể dễ dàng xô đổ những kỷ lục này.

Gia tăng nạn buôn bán ‘tiểu hổ’

16:44:51 30/08/2020

Theo nghiên cứu mới nhất của Tổ chức Four Paws, hàng năm có khoảng 1 triệu cá thể mèo bị giết thịt tại Việt Nam phục vụ cho nhu cầu ẩm thực.

Khinh khí cầu internet của Google bị nhầm là UFO

16:41:30 30/08/2020

Một vật thể bay không xác định đã nhảy dù xuống khu rừng rậm ở Congo trước sự bối rối của chính quyền địa phương. Họ đã bắt giữ hai người để thẩm vấn cho đến khi Loon

Bão chồng bão và hiện tượng kì thú mang tên Fujiwhara

16:36:43 30/08/2020

Hai cơn bão sẽ hủy diệt lẫn nhau hay sẽ lưỡng lốc nhất thể và trở thành một con quái vật mạnh mẽ hơn?

Vệ tinh 56 năm tuổi sắp rơi xuống Trái Đất

16:34:02 30/08/2020

Sau 56 năm bay quanh quỹ đạo Trái Đất, vệ tinh bị lãng quên này sẽ rơi xuống Thái Bình Dương.

Tìm thấy phôi thai khủng long gần như nguyên vẹn

16:29:20 30/08/2020

Phát hiện này cung cấp cái nhìn mới về sự phát triển của loài Sauropod – nhóm khủng long ăn thực vật được biết đến với cổ và đuôi dài cùng bàn chân dày.

Sự thật rùng rợn về ‘hố tử thần’ lớn nhất thế giới

16:26:12 30/08/2020

Hố tử thần Batagaika ở phía đông bắc Siberia có chiều dài khoảng 1 km và sâu 90m. Các chuyên gia phát hiện hố tử thần lớn nhất thế giới không ngừng mở rộng qua từng năm và có thể khiến Trái đất gặp thảm họa.

Bí ẩn cuộc sống sau cái chết: Cảm giác không phải lúc nào cũng yên bình

16:20:13 30/08/2020

Sau khi trải qua cơn đau tim và rơi vào trạng thái hôn mê sâu, người đàn ông này cho rằng đã tới thế giới bên kia. Tuy nhiên, những trải nghiệm của anh về thế giới này không mấy tốt đẹp như nhiều người đã chia sẻ.

Tai nạn tàu hỏa, rơi máy bay và những lần ‘tử thần’ bó tay với người đàn ông may mắn nhất hành tinh

16:17:44 30/08/2020

Frane Selak được biết đến như một người đàn ông may mắn nhất thế giới, khi ông không những sống sót kỳ diệu qua 7 lần đại họa, mà còn trúng số độc đắc cả chục tỷ đồng.

Vì sao loại trà đắt nhất thế giới chỉ hái trong đêm trăng tròn?

16:15:10 30/08/2020

Silver Tips Imperrial là một trong những loại trà đắt nhất thế giới, người dân Ấn Độ chỉ hái nó vào đêm trăng tròn như một nghi lễ thần bí.

Khai quật mật thất 4.300 năm, nhà khảo cổ… rợn người

16:09:49 30/08/2020

Bên dưới lớp đất đá tại vùng sa mạc khô cằn ẩn chứa bí mật cổ xưa rùng rợn…

Phát hiện vết răng cá sấu 13 triệu năm trước

16:04:05 30/08/2020

Cách đây 13 triệu năm, gần khu vực nay là sông Napo ở Peru, một con cá sấu cổ đại Purussaurus đã cắn vào đùi sau của con lười và để lại 46 vết răng.

Đôi sư tử thấy trâu rừng liền chạy trối chết

16:00:41 30/08/2020

Rõ ràng, trâu rừng vẫn luôn là kẻ địch đáng gờm với sư tử.

1001 thắc mắc: Mắt thú ăn thịt nằm phía trước mặt, sao mắt thú ăn cỏ lại nằm lệch hai bên?

15:57:22 30/08/2020

Mắt các loài thú ăn thịt như sư tử, hổ, báo, chó sói…đều nằm phía trước phần mặt, còn vị trí mắt của các loài thú ăn cỏ lại ở hai bên. Tại sao lại như vậy?

Hết cô đơn trong vũ trụ?

15:54:54 30/08/2020

Chúng ta sẽ không còn cô đơn trong vũ trụ – vài năm trước, bà Ellen Stofan – Giám đốc phụ trách khoa học của NASA, đã dự báo như vậy.

Hàng loạt con ngựa bị cắt tai bí ẩn ở Pháp

15:52:05 30/08/2020

Khoảng 30 vụ tấn công ngựa tàn bạo đã được ghi nhận trên khắp nước Pháp. Một số người cho đó là nghi thức của một giáo phái bí ẩn.

Phát hiện nhóm sinh vật lạ hàng tỉ tuổi, sống không cần thở ở Mỹ

15:48:25 30/08/2020

Hai nhóm sinh vật lạ lùng này ẩn mình sâu trong Thung Lũng Chết, một vườn quốc gia nổi tiếng với cái chết thảm khốc của nhiều đoàn thám hiểm.

Kỳ thú đời sống sinh vật biển Bắc Cực

15:47:44 30/08/2020

Đại dương xanh biếc là ngôi nhà của muôn loài sinh vật biển, từ những vi tảo siêu nhỏ cho đến động vật to lớn nhất trên hành tinh.

Con cá Hồng ‘siêu tưởng’

15:42:13 30/08/2020

Ed Falconer, một ngư dân nước Úc đang câu cá ở ngoài khơi phía đông nam bang Queensland, thì con cá khổng lồ bất ngờ cắn câu.

Thị trường kinh dị bất hợp pháp trên mạng xã hội

15:39:35 30/08/2020

Năm 2013, một nhà sưu tập người Mỹ đến thăm Tunisia đã bước vào hầm mộ Sousse – một nghĩa địa cổ xưa lâu đời nhất trên thế giới, nơi chôn cất một số tín đồ Cơ đốc giáo – và lấy trộm một hộp sọ với một đĩa kim loại mỏng trong quá trình c…

Phát hiện hàng trăm mộ cổ ở Osaka

15:35:19 30/08/2020

Giới chức TP Osaka, Nhật Bản, mới đây cho biết đã phát hiện hơn 1.500 bộ hài cốt trong cuộc khai quật tại thành phố ở miền Tây nước này.

‘Địa đạo’ dưới đình cổ Quán La: Lời giải nào cho những bí ẩn nghìn năm?

15:31:19 30/08/2020

Ít ai biết ngay dưới nền khu di tích đình Quán La (quận Tây Hồ, TP.Hà Nội) có một địa đạo rộng lớn với tuổi thọ gần nghìn năm. Người dân nơi đây vẫn truyền tai nhau về địa đạo bí ẩn nhưng chẳng mấy người dám vào sâu bên trong khám phá…..

Quái thú ăn thịt khổng lồ thời cổ đại đang sống bên con người

15:26:17 30/08/2020

Không ngờ những con vật nhỏ bé và nổi tiếng hiền lành như vẹt, lười,…ở hiện tại đã có tổ tiên là những quái thú khổng lồ gây kinh hoàng trong thế giới cổ đại.

Ngọn núi lửa có hình mắt người khổng lồ

15:24:28 30/08/2020

Nằm giữa cánh đồng bùn cổ đại, núi lửa Pugachevsky khiến nhiều người kinh ngạc với hình dạng mắt người khi quan sát từ trực thăng.

Chuyện 3 loài cá minh chứng tình cảm thiêng liêng của cuộc đời

15:18:27 30/08/2020

Câu chuyện về 3 con cá sẽ giúp chúng ta hiểu thấu cuộc đời để trân trọng và biết ơn cha mẹ, thương yêu con cái và hướng về quê hương.

Trôi giữa biển trên phao bơi kỳ lân, bé gái được giải cứu

15:17:08 30/08/2020

Một bé gái 3 tuổi đã bị gió đẩy ra biển hàng trăm mét khi ngồi trên phao bơi ở Hy Lạp. Sau khoảng 20 phút lênh đênh trên biển, bé gái này được một chiếc phà giải cứu.

Pháp lo sợ trước hàng loạt vụ cắt tai, móc mắt, rút máu ngựa

15:11:54 30/08/2020

Một loạt vụ sát hại và cắt tai ngựa và ngựa con xảy ra trên khắp nước Pháp đang khiến cảnh sát bối rối và gây ra nỗi sợ cho cộng đồng những người cưỡi ngựa tại nước này.

Bắt được rùa cá sấu nặng hàng chục kg tại Mỹ

15:06:40 30/08/2020

Ủy ban Bảo tồn Động vật Hoang dã và Thủy sinh Florida (FWC) mới đây đã bắt được ba cá thể rùa cá sấu Suwannee với kích thước khổng lồ, CBS đưa tin.

Đi câu cá, ông lão trúng ngay báu vật hơn 6.000 tỷ

15:02:43 30/08/2020

Cuối tuần đi câu nhưng không thu hoạch được con cá nào, ông lão buồn bã thu lưới về thì vớ ngay được con rùa nghìn tỷ.

NASA: Một thiên thạch sẽ bay ngang qua Trái Đất vào ngày 1/9 tới

14:57:58 30/08/2020

Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa thông báo một thiên thạch có đường kính khoảng 22 đến 49 mét sẽ bay ngang qua hành tinh của chúng ta vào ngày 1/9 tới.

Nguồn